Giáo án Vật lý 7 bài 7: Gương cầu lồi

Giáo án Vật lý 7 bài 7: Gương cầu lồi

BÀI 7: GƯƠNG CẦU LỒI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.

- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.

2. Kỹ năng:

- Biết làm thí nghiệm so sánh ảnh tạo bởi gương cầu lồi và ảnh tạo bởi gương phẳng. So sánh vùng nhìn thấy của hai gương.

3. Thái độ:

- Có thái độ nghiêm túc khi làm thí nghiệm.

- Yêu thích môn học.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 bài 7: Gương cầu lồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
Tiết PPCT :
Tuần:	 
 BÀI 7: GƯƠNG CẦU LỒI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.
- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
2. Kỹ năng: 
- Biết làm thí nghiệm so sánh ảnh tạo bởi gương cầu lồi và ảnh tạo bởi gương phẳng. So sánh vùng nhìn thấy của hai gương.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc khi làm thí nghiệm.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Gương cầu lồi.
- Gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi.
- Nến, bao diêm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra sỉ số
Kiểm tra bài cũ: 
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
* Đặt vấn đề:: GV đưa cho HS một số đồ vật nhẳn bóng không phẳng như muỗng, gương xe máy  Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Em có nhìn thấy ảnh trong các vật ấy không?
- Nhận xét xem ảnh đó có giống ảnh nhìn thấy trong gương phẳng không? 
- Vậy ảnh đó có tính chất gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài 7 “ Gương Cầu Lồi”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi
* Yêu cầu HS bố trí thí nghiệm như H7.1 SGK, dự đoán về tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi bằng cách trả lời câu 1, 2 trong phần C1
* Gọi HS đọc phần “thí nghiệm kiểm tra” để bố trí và làm thí nghiệm.
- GV: Cho HS quan sát và so sánh độ lớn ảnh của hai cây nến tạo bởi hai gương.
- Cho HS thảo luận để rút ra kết luận.
- GV nhận xét.
- HS bố trí thí nghiệm như H7.1, dự đoán về tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi
- HS đọc phần “thí nghiệm kiểm tra” để bố trí và làm thí nghiệm.
- HS quan sát và so sánh.
- HS thảo luận để rút ra kết luận.
I. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.
C1:
- Ảnh đó là ảnh ảo vì không hứng được trên màn.
- Ảnh nhỏ hơn vật.
* Kết luận:
1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2. Ảnh nhỏ hơn vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
* Cho HS đọc phần thí nghiệm để bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS phải:
+ Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. 
+ Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
- So sánh hai vùng nhìn thấy đo để trả lời câu C2
- HS đọc phần thí nghiệm để bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS so sánh: vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng.
II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
C2:
Kết luận: Nhìn vào gương cuầ lồi , ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
Hoạt động 4: Vận dụng – Dặn dò.
* Cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu C3 và câu C4.
- Gọi HS đứng lên trả lời.
- Nhận xét chung cho cả lớp.
- Cho HS đọc “Có thể em chưa biết”
* Dặn HS về nhà học ghi nhớ và làm các BT trong SBT. Xem bài mới.
- HS làm việc cá nhân để trả lời câu C3 và câu C4.
- HS trả lời.
- Cả lớp thảo luận.
- HS đọc “Có thể em chưa biết”
- HS nghe GV dặn dò.
III. Vận dụng:
C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Chính vì vậy nên người ta lắp gương cầu lồi để người lái xe có thể nhìn thấy vùng phía sau rộng hơn.
C4: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ, người và vật bị cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
 5. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 7 vat lay 7.doc