Giáo án Vật lý 7 cả năm (2)

Giáo án Vật lý 7 cả năm (2)

 Tuần : 1 Chương1: QUANG HỌC

 Ngày soạn : .

 Tiết : 1 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I/ Mục tiêu :

 1 .Kiến thức:

 Học sinh biết được thế nào là vật sáng, nguồn sáng và tại sao ta nhìn thấy được các vật.

 Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng .

 2 . Kĩ năng :

 Làm và quan sát TN để rút ra đ ược điều kiện nhận biết ánh sáng

 3. Thái độ :

 Học sinh nghiêm túc, ổn định trong học tập.

II/ Chuẩn bị :

 1.Giáo viên :

 Một bóng đèn, một đèn pin và một hộp kín

 2 .Học sinh :

 Nghiên cứu kĩ SGK

III/ Giảng dạy:

 1 .Ổn định lớp:

 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới.

 

doc 111 trang Người đăng vultt Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 cả năm (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 1 Chương1: QUANG HỌC 
 Ngày soạn :.
 Tiết : 1 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG 
I/ Mục tiêu :
 1 .Kiến thức:
 Học sinh biết được thế nào là vật sáng, nguồn sáng và tại sao ta nhìn thấy được các vật. 
 Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng .
 2 . Kĩ năng : 
 Làm và quan sát TN để rút ra đ ược điều kiện nhận biết ánh sáng 
 3. Thái độ :
 Học sinh nghiêm túc, ổn định trong học tập. 
II/ Chuẩn bị :
 1.Giáo viên :
 Một bóng đèn, một đèn pin và một hộp kín
 2 .Học sinh : 
 Nghiên cứu kĩ SGK
III/ Giảng dạy:
 1 .Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới.
 3. Tình huống bài mới:
 Các em biết rằng trong thực tế ta nhìn thấy những vật xung quanh chúng ta nhưng ta cũng không thể thấy những vật khác xung quanh chúng ta. Vậy tại sao có những vật ta nhìn thấy còn có những vật ta không thể nhìn thấy? Để hiểu rõ, hôm nay ta vào bài mới:
 4. Bài mới:
 PHƯƠNG PHÁP
 NỘI DUNG 
 HOẠT ĐỘNG 1: Làm thí nghiệm: 
 GV: Làm thí nghiệm như đã ghi ở sgk
 HS: Quan sát 
 GV: Trường hợp nào chúng ta nhận biết ánh sáng ?
 HS: Trường hợp 2 và 3 
 GV: Trong các truờng hợp ta nhận biết ánh sáng có điều kiện gì giống nhau ?
 HS: Có ánh sáng truyền vào mắt ta 
 GV: Ta nhận biết ánh sáng khi nào ?
 HS: Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta 
 HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu khi nào ta nhìn thấy vật :
 GV: Làm TN như hình 1.2a SGK 
 HS: Quan sát hiện tượng 
 GV: Khi đèn bật sáng thì ta nhìn thấy mảnh giấy không ?
 HS: Ta thấy 
 GV: Khi không bật đèn ta nhìn thấy mảnh giây đó không ?
 HS: KHông thấy 
 GV: Như vậy ta nhìn thấy vật khi nào?
 HS: Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta 
 HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về nguồn sáng và vật sáng :
 GV: Làm lại TN như hình 1.2a sgk 
 HS : Quan sát 
 GV: Trong trường hợp này thì vật nào phát ra ánh sáng ? vật nào hắt lại ánh sáng ?
 HS: Bóng đèn là vật phát ra ánh sáng , mảnh giấy là vật hắt lại ánh sáng 
 GV: Hướng dẫn HS điền vào những chỗ trống phần trắc nghiệm 
 HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hi ểu bước vận dụng :
 GV: Gọi một HS đọc C4 SGK 
 HS: Thực hiện 
 GV: Vậy trong trường hợp này bạn nào đúng ?
 HS: Thanh đúng vì bóng đèn sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta , không ó ánh sáng truyền vào mắt ta nên ta không thể nhìn thấy 
 GV: Trong phòng TN nếu như hình 1.1 nếu ta thắp một nén hương để khỏi bay lên trước đèn pin ta sẽ thấy có một vệt sáng từ đèn pin phát ra xuyên qua khói .Em hãy giải thích tại sao như vậy ?
 HS: Trả lời 
 GV: Giải thích thêm cho hs rõ hơn 
I/ Nhận biết ánh sáng:
 C1: Có ánh sáng truyền vào mắt ta 
Kết luận : Ánh sáng 
 II/ Khi nào ta nhìn thấy một vật :
 C2: Trường hợp a ta nhìn thấy mảnh giấy trắng vì mảnh giấy trắng phát ra ánh sáng truyền vào mắt ta 
 III/ Nguồn sáng và vật sáng: 
 C3: -Dây tóc là nguồn sáng 
 - Mảnh giấy trắng là vật hắt lại ánh sáng 
Kết luận: 
Phát ra 
Hắt lại 
 IV/ Vận dụng :
 C4 : Thanh đúng vì không có ánh sáng truyền vào mắt ta nên ta không thể nhìn thấy 
 C5: Khói gồm các hạt nhỏ li ti . Các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng , cácvật sáng nhỏ li ti đó xếp lại gần nhau tạo thành vật sáng mà ta nhìn thấy được 
 HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố và hướng dẫn tự học :
 1 . Củng cố: - Hệ thống lại bài vừa học 
 - Hướng dẫn hs làm BT 1.1 sbt 
 2. Hướng dẫn tự học :
 a. Bài vừa học : Học thuộc lòng “ ghi nhớ sgk”và làm BT 1.2 ; 1.3 ; 1.4 sbt 
 b. Bài sắp học : “Sự truyền ánh sáng”
 * Câu hỏi soạn bài :
 - Ánh sáng truyên như thế nào trong các môi trường ?
IV/ Bổ sung: 
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Trần Tiến Đạt
 Tuần :2
 Ngày soạn : 
 Tiết : 2 SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG 
 I/ Mục tiêu : 
 1 .Kiến thức :
 Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng 
 Biết làm TN đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng 
 2.Kĩ năng :
 Biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tế . Biết 3 loại chùm sáng 
 3 . Thái độ :
 HS tích cực trong học tập , tư duy phát biểu xây dựng bài 
II/ Chuẩn bị :
 1 . Giáo viên :
 1 viên pin ,1 ống thẳng , 1 ống cong , 3 màn chắn có đục lỗ , 3 cái đinh ghim 
 2. Học sinh : 
 Nghiên cứu kĩ sgk 
III/ Giảng dạy :
Ổn địh lớp :
Kiểm tra :
a.Bài cũ : 
GV: Khi nào ta nhận biết ánh sáng ? Giải thích hiện tượng khi ta nhìn thấy vệt sáng trong khói hương ở câu C5 sgk ?
HS: Trả lời 
GV; Nhận xét , ghi điểm 
 b.Sự chuẩn bị của hs cho bài mới: 
 3 .Tình huống bài mới :
 GV đưa tình huống như đã nêu ở sgk 
 4.Bài mới:
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu đường truyền của ánh sáng :
 GV: Làm TN như ở sgk 
 HS: Quan sát 
 GV: Em hãy dự đoán ánh sáng đi theo đường cong hay đường thẳng ?
 HS: Truyền theo đường thẳng 
 GV: Cho mỗi hs đứng lên quan sát TN 
 HS: Làm lại TN và đưa ra kết quả cuối cùng 
 GV; Cho hs thảo luận C2
 HS : Đọc và thảo luận trong 3 phút 
 GV: Cho hs tiến hành làm lại TN 
 HS : Thực hiện 
 GV: Rút ra kết luận cuối cùng 
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tia sáng và chùm sáng :
 GV: Quy ước tia sáng như thế nào ?
 HS: Trả lời 
 GV: Nhắt lại và cho HS và cho HS ghi vào vở 
 GV: Quy ước về chùm sáng như thế nào ?
 HS : Trả lời như ghi ở sgk 
 GV: Cho Hs thảo luận lệnh C3 
 HS: Thảo luận trong 3 phút 
 GV: Em nào trả lời được câu này ?
 HS: Trả lời 
 HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu bước vận dụng :
 GV: Yêu cầu hs giải đáp câu nêu ra ở đầu bài 
 HS: giải đáp 
 GV: Có 3 cái kim hãy cắm 3 cái kim đó trên một tờ giấy để trên bàn . Dùng mắt ngắm cho chúng thẳng hàng (không dùng thước ) . Ngắm như thế nào là thẳng ? Giải thích ?
 HS: Ngắm sao cho ta chỉ thấy 1 cây kim . Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng
 I/ Đường truyền của ánh sáng :
 Thí nghiệm :
 Kết luận :
 Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng 
Định luật tuyền thẳng của ánh sáng :
 Trong môi trường trong suốt và đồng tính , ánh sáng truyền theo đường thẳng .
II/ Tia sáng và chùm sáng :
 Biểu diễn đường truyền của ánh sáng :
M
 Biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một mũi tên gọi là tia sáng 
S
 Có 3 chùm sáng :
Chùm sáng song song 
Ch ùm sáng hội tụ 
Chùm sáng phân kì 
III/ V ân d ụng:
 C4 : Ánh sáng từ đèn phát ra truyền đến mắt ta theo đường thẳng 
 C5: Đặt mắt sao cho chỉ thấy một cây kim gần nhất mà không thấy 2 kim kia . Vì ánh sáng truyền thẳng nên ta không thấy 2 kim kia 
 HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố và hướng dẫn tự học : 
Củng cố :
 Ôn lại những kiến thức chính của bài 
 Cho hs làm bài tập 2.1 SBT 
2. Hướng dẫn tự học :
 a. Bài vừa học : Học thuộc bài .Làm bài tập 2.2 ; 2.3 ; 2.4 sbt
 b. Bài sắp học : “Úng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng”
 * Câu hỏi soạn bài :
 - Người ta ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng như thế nào? 
IV/ Bổ sung : 
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Trần Tiến Đạt
 Tuần :3
 Ngày soạn :.
 Tiết : 3 ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG 
I/ Mục tiêu : 
 1. Kiến thức :
 Nhận biết được bóng tối , bóng nửa tối và giải thích 
 Giải thích tại sao có nhật thực và hiện tượng nguyệt thực 
 2. Kĩ năng :
 Làm được các TN ở sgk . Vận dụng được địmh luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích các hiện tượng 
 3.Thái độ :
 Học sinh tích cực , tập trung trong tiết học 
II/ Chuẩn bị :
 1 . Giáo viên :
 1 đèn pin ,1 cây nến , 1 vật cản bằng bìâ dày ,1 màn chắn , 1 hình vẽ nhật thực , nguyệt thực 
 2. Học sinh :
 Nghiên cứu kĩ sgk 
III/ Giảng dạy :
 1 . Ổn định lớp :
 2 .Kiểm tra :
 a. Bài cũ : 
 GV: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ? Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào ? Làm bài tập 2.2 SBT
 HS: Trả lời 
 GV; Nhận xét , ghi điểm 
 b.Sự chuẩn bị bài mới của học sinh :
 3.Tình huông baì mới :
 Ban ngày trời nắng , không có mây ta nhìn thấy bóng của cột đèn nhìn thấy rõ trên mặt đất .Khi có một đám mây mỏng che khuất mặt trời thì bóng đó bị nhè đi . Vì sao có hiện tượng đó ? Để hiểu rõ , hôm nay ta vào bài mới :
 4.Bài mới :
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bóng tối – bóng nửa tối :
 GV: Để hiều rõ như thế nào là bóng nửa tối ta làm TN1
 GV: Thực hiện TN
 HS: Quan sát 
 GV: Em hãy chỉ ra trên màn vùng sáng và vùng tối ?
 HS: Vùng sáng là vùng ngoài rìa , vùng tối là vùng diện tích miếng bìa trên bàn 
 GV: Hãy giải thích tại sao có vùng tối và vùng sáng ?
 HS: Vùng tối là vùng không nhận đuợc ánh sáng , vùng sáng là vùng nhận được ánh sáng của nguồn 
 GV: Cho hs thảo luận và điền vào phần “ nhận xét”
 HS: Điền từ “nguồn” 
 GV: Làm TN2
 HS: Quan sát 
 GV: Hãy cho biết trên màn có mấy vùng sáng tối ?
 HS: 3 vùng 
 GV: Hãy nhận xét độ sáng của các vùng này ?
 HS: Trả lời 
 GV: Haỹ so sánh vùng sáng tối với vùng mờ ?
 HS: Trả lời 
 GV: Hướng dẫn hs điền vào phần “nhận xét” 
 HS: Điền vào từ : Một phần của ánh sáng 
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu hiện tượng nhật thực , nguyệt thực : 
 GV: Hãy trình bày quỹ đạo chuyển động của mặt trăng , trái đất ?
 HS: Trái đất quay quanh mặt trời , mặt trăng quay quanh trái đất 
 GV: Nhật thực và nguyệt thực xảy ra khi nào ?
 HS: Khi mặt trời , trái đất , mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng 
 GV: Tại sao khi đứng nơi có nhật thực toàn phần lại không thấy mặt trời ?
 HS: Trả lời 
 GV: Thế nào là nhật thực toàn phần ? Một phần ?
 HS: Trả lời như ghi ở sgk 
 GV: Thế nào là nguyệt thực ?
 HS: trả lời 
 GV: Ở hinh3.4 mặt trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên trái đất thấy có trăng sáng ? thấy có nguyệt thuật ?
 HS :Vị trí 1 có nguyệt thực .vị trí 2,3 trăng sáng 
 HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng :
 GV: gọi học sinh đọc C5 
 HS: Thực hiện 
 GV: Làm thí nghiệm 
 HS: Quan sát và ghi vào vở hiện tượng thấy được 
 GV: Cho học sinh thảo luận C6
 HS: Thảo luận trong 3 phút 
 GV: Em nào trả lời được câu này ?
 HS: Trả lời 
I/ Bóng tối – bóng nửa tối :
 1.Bóng tối:
 Thí nghiệm : (sgk)
 C1:Vùng tối là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng bị vật chắn chặn lại 
 *Nhận xét : Nguồn 
 2. Bóng nửa tối :
 Thí nghiệm :
 C2: Trên màn chắn từ phía sau vật cản vùng 1 là bóng tối vùng 2 là vùng nửa tối vùng3 là vùng sáng 
II/ Nhật thực, nguyệt thực :
 C3: Nơi nào có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng bị mặt trăng che khuất không có ánh sáng mặt trời chiếu tới . Ví thế đứng ở nơi đó ta không thấy mặt trời 
 C4:- Vị trí 1: Có nghuyệt thuật 
Vị trí 2, 3: Trăng sáng 
III/ Vận dụng :
 C5: Khi miếng bìa lại gần màn chắn thì bóng tối và bóng nửa tối hẹp lại . khi miếng bìa sát màn chắn thì không còn bóng nửa tối 
 C6: Khi dùng quyển sách che khuất bóng đèn đang sáng . Bàn nằm trong vùng nửa tối sau quyển sách không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể đọc sách được .
 HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố và hướng dẫn tự học 
 1.Củng cố : Hệ thống lại ý chính của bài cho học sinh nắm 
 2 . H ... ại những số liệu như ghi ở mẫu báo cáo trang 78 SGK 
 HS: Thực hiện 
 GV: Hướng dẫn để học sinh kẻ cho đúng 
 HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu noịi dung thực hành :
 GV: Treo hình vẽ phóng lớn hình 27.1a lên bảng 
 HS: Quan sát 
 GV: Hãy cho biết ampekế được mắc như thế nào vào 2 bóng đèn ?
 HS: Mắc nối tiếp 
 GV: Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện này vào mẫu báo cáo ?
 HS: Thực hiện 
 GV: Phát dụng cụ và thiết bị cho HS mắc đúng sơ đồ 
 HS: Nhận thiết bị và lắp ráp 
 GV: Hãy đóng công tắc và quan sát chỉ số của ampekế 
 HS: Quan sát và ghi vào mẫu báo cáo 
 GV: Tương tự thay đổi ampekế vào vị trí 2,3 quan sát và ghi vào mẫu báo cáo 
 HS: Thực hiện 
 GV: Treo hình vẽ phóng lớn hình 27.1b SGK lên bảng 
 HS: Quan sát 
 GV: Hãy lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện này ?
 HS: Thực hiện 
 GV: Vôn kế này được mắc như thế nào với đèn 1 ?
 HS: Mắc song song 
 GV: Phát thiết bị cho HS thực hành 
 HS: Lắp TN như hình 27.1 b .SGK Hãy quan sát số chỉ ampekế và ghi vào mẫu báo cáo ?
 HS: Thực hiện 
 HOẠT ĐỘNG 3: Đánh giá kết quả :
 GV: Thu mẫu báo cáo của hs lại dựa vàođó đánh giá và cho điểm học sinh 
 1.Mắc nối tiếp hai bóng đèn :
 2. Đo cường độ dòng điện đối với mach nối tiếp :
 3. Đo hiệu điện thế giữa hai đoạn mạch nối tiếp .
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố và hướng dẫn tự học : 
1.Củng cố :
 Giáo viên hệ thống lại những kiến thức vừa học 
2. Hướng dẫn tự học :
Bài vừa học : Cần xem lại các bước thực hành hôm nay 
Bài sắp học : “ Thực hành đo hiệu điện thế” 
IV/ Bổ sung :
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Trần Tiến Đạt
 Tuần :32
 Ngày soạn :
 Tiết :32 THỰC HÀNH ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI MẠCH MẮC SONG SONG
I/ Mục tiêu :
 1.Kiến thức :
 Biết cách mắc song song hai bóng đèn 
 2.Kĩ năng :
 Biết cách đo HĐT và CĐ D Đ đối với mạch mắc song song 
 3.Thái độ : 
 Tập trung , ổn định trong học tập 
II/ Chuẩn bị :
 Cho HS chuẩn bị những dụng cụ như ghi ở sgk
III/ Giảng dạy :
 1.Ổn định lớp :
 2.Tình huống bài mới :
 Giáo viên nêu tình huống như ghi ở SGK 
 3.Bài mới :
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG 
 HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn hs kẻ mẫu báo cáo thực hành :
 GV: Cho hs lấy mỗi em ra một đôi giấy kẻ mẫu báo cáo giống như ghi ở SGK 
 HS:Thực hiện 
 GV:Nhận xét , ghi điểm 
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung thực hành :
 GV: Treo hình vẽ hình 28.1 SGK lên bảng .Em hãy cho biết 2 điểm nào là 2 điểm chung của các bóng đèn ?
 HS: Điểm N và M 
 GV: Đoạn mạch có những mạch rẽ nào ?
 HS: Mạch 1 , 3 và 3 , 4 
 GV: Hãy cho biêtt mạch chính là điểm nào ?
 HS: Những điểm không phải là mạch nhánh 
 GV: Phát thiết bị cho học sinh 
 HS: Nhận thiết bị 
 GV: Em hãy quan sát độ sáng của 2 đèn ,sau đó tháo 1 trong 2 đèn đó và quan sát độ sáng bóng còn lại 
 HS: Thực hiện 10 phút 
 GV: Hướng dẫn HS mắc vôn kế vào hai điểm 1và 2 . Vẽ sơ đồ này vào mẫu báo cáo 
 HS: Thực hiện 
 GV: Em hãy cho biết vôn kế được mắc như thế nào với đèn 1?
 HS: Mắc song song 
 GV: Cho HS đóng công tắc và đọc chỉ số của vôn kế 
 HS: thực hiện trong 5 phút 
 GV: Hướng dẫn hs mắc ampekế nối tiếp với đèn 1 sau đó đóng công tắc và đọc chỉ số 
 HS: Thực hiện 
 GV: Cho HS làm tương tự như vậy để đo CĐDĐ qua đèn 2 và toàn mạch 
 HS: thực hiện 
 GV: Dụa vaov bài thực hành hãy nhận xét 3b của mẫu báo cáo ?
 HS: thực hiện 
 HOẠT ĐỘNG 2: Đánh giá kết quả :
 Giáo viên thu mẫu báo cáo của học sinh lại nhận xét và cho điểm học sinh 
 I/ Nội dung thực hành :
Mắc 2 bóng đèn song song 
2. Đo hiệu địên thế với đoạn mach mắc song song 
 3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song :
 HOẠT ĐỘNG 3:Củng cố và hướng dãn tự học 
1.Củng cố : Giáo viên hệ thống lại những bước thực hành hôm nay 
2.Hướng dẫn tự học :
Bài vừa học : Xem lại cách mắc vônkế và ampekế 
Bài sắp học : An toàn khi sử dụng điện
Câu hỏi soạn bài :
Dòng điện qua cơ thể ngưòi có nguy hiểm không ? 
Nêu quy tắc an toàn khi sử dụng điện ?
IV/ Bổ sung :
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Trần Tiến Đạt
 Tuần :33
 Ngày soạn: 
 Tiết :33 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN 
I / Mục tiêu: 
 1. Kiến thức : 
 Học sinh biết được mức độ nguy hiểm của điện đối với cơ thể người 
 2. Kĩ năng : 
 Hiểu được các tác dụng của dụng cụ bảo vệ điện trong nhà 
 3.Thái độ :
Học sinh tập trung phát biểu xây dựng bài 
II/ Chuẩn bị :
 HS nghiên cứu kĩ SGK
III/Giảng dạy : 
 1.Ổn định lớp :
 2.Tình huống bài mới : 
 Giáo viên nêu tình huống như ghi ở SGK 
 3.Bài mới : 
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG 
 HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu dòng điện qua cơ thể ngừơi có thể gây ra nguy hiểm :
 GV: Ta phải cầm bút thử điện như thế nào thì bút thử điện sáng ?
 HS: Phải nắm vào thanh kim loại trên bút 
 GV: Cho HS làm TN như hình 29.1 SGK 
 HS: Thực hiện 
 GV: Hãy hoàn thành phần nhận xét SGK 
 HS:-Đi qua ; -mọi 
 GV:Hãy cho biết giới hạn nguy hiểm khi dòng điện qua cơ thẻ người ?
 HS: Trả lời như ghi ở SGK
 GV: Lấy ví dụ về mức độ nguy hiểm của dòng điện khi qua cơ thể ?
 HS Trả lời 
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì :
 GV: Làm TN như hình 29.2SGK 
 HS:Quan sát 
 GV: Đóng công tắc và ghi số chỉ của ampekế 
 HS: Thực hiện 
 GV: Khi đoản mạch thì CĐDĐ như thế nào ?
 HS: Rất lớn 
 GV; Hãy cho biết ý nghĩa các số ghi ở cầu chì hình 29.4SGK
 HS:Trả lời 
 HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các quy tắc an toàn điện :
 GV: Cho HS thảo luận và đọc phần này ở SGK 
 HS: Thực hiện trong 2 phút 
 GV: Hãy nêu các qui tắc an toàn điện ? Học sinh trả lời phần III sgk
 GV: Quan sát hình 29.5. Em hãy cho biết có gì không an toàn về điện và cách khắc phục ?
 HS: Trả lời
 I/ Dòng điện qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm :
Dòng điện có thể đi qua cơ thể người 
 C1: Phải cầm bút thử điện sao cho thanh kim loại chạm vào tay . 
Nhận xét :
Đi qua 
mọi 
II/ Tác dụng của cầu chì : 
 C3: Khi bị đoản mạch thì cầu chì sẽ đứt 
 III/ Các quy tắc an toàn điện : 
 ( sgk)
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố và hướng dẫn tự học 
1.Củng cố : Giáo viên ôn lại cho học sinh những kiến thức chính của bài . Làm bài tập 29.1 và 29.2 SBT
2. Hướng dẫn tự học: 
Bài vừa học : Học thuộc bài . Làm bài tập 29.3. và 29.4 SBT
Bài sắp học : “Kiểm tra học kì” 
Các em xem lai toàn bộ những kiến thức của phần “điện học” để hôm sau ta kiểm tra 
IV/ Bổ sung : 
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Trần Tiến Đạt
 Tuần :34 
 Ngày soạn:..
 Tiết :34 KIỂM TRA HỌC KÌ II
 I/ Mục tiêu: 
Kiến thức :
 Kiểm tra toàn bộ những kiến thức mà học sinh đã học ở phần điện học 
Kĩ năng :
 Kiểm tra sự vận dụng kiến thức của học sinh để giải thích các hiện tượng và giải các bài tập có liên quan 
Thái độ :
 Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra 
II/ Ma trận thiết kế đề :
sự nhiễm điện 
Hai loại điện tích
Dòng điện 
Chất dẫn điện 
cường độ dòng điện
 Sơ đồ điện 
Tác dụng điệ n 
hiệu điện thế
tn
tl
tn
tl
tn
tl
tn
tl
tn
tl
tn
tl
tn
tl
tn
tl
NB
TH
VD
T
III / Đề kiểm tra: 
 A.Phần trắc nghiệm: 
 Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất của các câu sau: 
 Câu1: Dùng mảnh vải khô cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích ?
 A. Một ống bằng gỗ B. Một ống bằng thép 
 C . Một ống bằng giấy D. Một ống bằng nhựa 
 Câu2: Có mấy loại điện tích mà em đã học ?
 A . Một loại B . Hai loại C .Ba loại D. Bốn loại
 Câu 3: Dòng điện có mấy tác dụng mà em đã học ? 
 A . 3 tác dụng B. 4 tác dụng C. 5 tác dụng D . 6 tác dung 
 Câu4: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây : 
Đường dây điện trong nhà khi không sử dụng thiết bị điện 
Đồng hồ dùng pin đang chạy 
Chiếc pin đặc trên bàn 
Mảnh ni lông đã được cọ xác 
 Câu 5: Trong các chất sau chất nào dẫn được điện ? 
 A. Nước nguyên chất B. Thanh gỗ khô
 C. Ruột bút chì D. Mảnh thuỷ tinh 
 Câu6: Hãy chọn ampekế có giới hạn đo nào sau đây để đo dòng điện có cường độ 1000mA 
 A.0.5A B. 0.7A C.0.9A D. 1.2A
 Câu7: Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn quấn quanh loãi sắt non thì loãi sắt non có thể hút : 
 A. Đồng B. Sắt C. Nhôm D. Nhựa 
 Câu8: Trường hợp nào sau đây có hiệu điện thế khác 0 ?
Giưa hai cực của pin còn mới chưa mắc vào mạch điện 
Giữa hai đầu bóng đèn chưa mắc vào mạch điện 
Giữa hai cực của bin là nguồn điện chạy trong mạch kín 
Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng 
Phần tự luận :
 Câu 1: Hãy đổi các đơn vị sau :
2A= ? mA 
5mA =? A 
1.2V =? mV 
2500mV=? V
 Câu2: Hãy vẽ sơ đồ mạch điẹn gồm 2 pin một công tắc điều khiển một đèn 
 Câu3: Tại sao nói dòng điện có tác dụng sinh lí ? 
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Trắc nghiệm : 
câu1: D 
câu2: B
câu3:C
câu4: B
câu5: C 
câu6: D 
câu7: B 
câu8: C 
B/ Phần tự luận : 
2A = 2000mA
5mA= 0.005A
1.2 V= 1200mV
2500mV=2.5V
Câu2: 
Câu3: Dòng điện có tác dụng sinh lí vì khi dòng điện có cường độ lớn đi qua cơ thể người làm cho thần kinh bị tê liệt , ngạc thở, tim ngừng đập 
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Trần Tiến Đạt
 Tuần 35: 
 Ngày soạn : 
 Tiết 35: ÔN TẬP 
I/ Mục tiêu : 
kiến thức : 
ôn lại những kiến thức đã học ở phần điện học 
kĩ năng : giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống 
thái độ : học sinh tập trung ổn định trong tiết học 
II/ chuẩn bị :
giáo viên : bảng phụ trò chơi ô chữ 
học sinh nghiiên cứu kĩ sgk 
III/ giản dạy : 
ổn định lớp 
tình huốn bài mới 
 qua bài kiểm tra học kì có những chỗ các em còn lủn nhiều do đo hôm nay chúng ta thực hiện tiết ôn tập để củng ccố kiến thức đó 
bài mới : 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: tìm hiểu phần tự kiể tra 
GV: em nào trả lời được câu 1
HS: một sô vật có thể nhiễm điện do cọ xát 
GV: em nào giải được câu 2 
HS: có 2 loại điện tích , hai điẹn tích cùng dấu thì đẩy nhau khác đấu thì hút nhau
GV: Em nào giải được câu 3 ?
 HS: Trả lời 
GV: Em nào giải được cau 4?
HS: a. Các diện tích dịch chuyển 
Các elẻcton tự do 
GV: Em nào giải được cau 5?
HS: Trả lời 
GV: Em nào giải dược câu 6?
HS: Kẻ tên 
GV: Tương tự cho học sinh giải các câu còn lại 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phần vận dụng :
 GV: Ở câu 1, câu nào trả lời đúng nhất ?
HS: D 
GV: Co HS thảo pluận và giải câu 2 ?
HS: Thực hiện 
GV: Tương twj cho hS giải các câu còn lại 
HOẠT ĐỘNG 3: Cho HS chơi trò chơi ô chữ 
GV: Treo bảng phụ lên bảng 
HSQuan sát 
GV: Hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi ở phần này 
I/ Tự kiểm tra :
Nhiều vật có thể nhiễm điện do cọ xát 
Có 2 loại diện tích 
3.
4 . a,các điện tích dịch chuyển 
 b. Các elẻcton tự do dịch chuyển 
 5. E 
6. Tác dụng : Từ, nhiệt , sinh lí , phát sáng , hoá học 
II/ Vận dụng :
1.D 
2.
3.- Nilong nhận elẻcton
 -Len mất elẻcton
4.C
5. C
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố và hướng dẫn tự học :
Củng cố : GV Hệ thống lại những kiến thức chính của bài 
Hướng dẫn tự học :
Bài vừa học : Xem lại các câu lí thuyết và bài tập đã giải 
IV/ Bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA ly 7(2).doc