CHƯƠNG I: QUANG HỌC
BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Bằng thí nghiệm HS nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng từ đó phải truyền vào mắt ta. Ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
Phân biệt được nguồn sáng, vật sáng. Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm
3.Thái độ: Nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được
B. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề thông qua thí nghiệm và quan sát hàng ngày
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
Mỗi nhóm: Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin
Ngày soạn : 18/08/2010 CHƯƠNG I: QUANG HỌC TIẾT 1 BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Bằng thí nghiệm HS nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng từ đó phải truyền vào mắt ta. Ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. Phân biệt được nguồn sáng, vật sáng. Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm 3.Thái độ: Nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được B. PHƯƠNG PHÁP Sử dụng phương pháp nêu vấn đề thông qua thí nghiệm và quan sát hàng ngày C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Mỗi nhóm: Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định Kiểm tra sĩ số .. 2. Kiểm tra bài cũ Giới thiệu chương quang học 3.Nội dung bài mới. a. Đặt vấn đề: Yêu cầu HS đọc tình huống của bài. Để biết bạn nào sai ta hãy tìm hiểu xem khi nào nhận biết được ánh sáng. b. Triển khai bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt đông 1: Tìm hiểu khi nào ta nhận biết có ánh sáng. GV: Nêu 1 thí dụ thực tế và thí nghiệm yêu cầu học sinh đọc 4 trường hợp ở SGK và trả lời C1 Học sinh: đọc các trường hợp ở SGK, trả lời C1 Dựa vào kết quả thí nghiệm, vậy để nhận biết ánh sáng khi nào Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận. I. Nhận biết ánh sáng. C1: Trường hợp 2 và 3 có điều kiện giống nhau là: Có ánh sáng và mở mắt nên ánh sáng lọt vào mắt. KL: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Hoạt động 2.: Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh truyền vào mắt ta. Vậy nhìn thấy một vật có cần ánh sáng từ vật truyền đến mắt không? Nếu có thì ánh sáng phải đi từ đâu? GV: Yêu cầu học sinh trình bày phương án thí nghiệm? HS: Trình bày phương án thí nghiệm. GV: Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu C2. Dựa vào thí nghiệm và các hiện tượng trong thực tế. Vậy ta nhìn thấy được vật khi nào? Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm câu C2 và làm thí nghiệm. II. Nhìn thấy một vật C2 -Có đèn để tạo ra ánh sáng ->nhìn thấy vật. Chứng tỏ ánh sáng chiếu tới vật (mảnh giấy trắng) ->ánh sáng từ mảnh giấy trắng đến mắt mắt thì nhìn mảnh giấy trắng. *Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền tới mắt ta. Hoạt động 3: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ1.2a và 1.3, trả lời câu hỏi C3 Học sinh thảo luận nhóm, trả lời C3 III.Nguồn sáng và vật sáng KL: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng từ vật khác chiếu tới nó gọi chung là vật sáng. Hoạt động4: Vận dụng Yêu cầu học sinh trả lời C4, và C5 Học sinh hoạt động cá nhân trả lời C4, C5 IV. Vận dụng C4: Trong cuộc tranh cải, bạn Thanh đúng và ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt. C5: Khói gồm các hạt li ti các hạt này được chiếu sáng trở thành vật sáng và các hạt xếp gần như liền nhau nằm trên đường truyền ánh sáng tạo thành vệt sáng. 4. CỦNG CỐ: Yêu cầu học sinh rút ra những kiến thức cơ bản trong bài học và đọc phần có thể em chưa biết. 5. DẶN DÒ: Về nhà các em trả lời các câu hỏi ở sách bài tập từ 1.1 ->1.5, học thuộc phần ghi nhớ ở sgk. Ngày soạn : 25/08/2010 TIẾT 2 BÀI 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền ánh sáng, phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng, biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế, nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng. 2. Kỹ năng: Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm, biết dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng. 3. Thái độ: Giáo dục tính trung thực cho học sinh. B. PHƯƠNG PHÁP Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Mỗi nhóm: 1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng, 1 đèn pin, 3 màn chắn có đục lỗ như nhau, 3 ghim có mủi nhọn D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định Kiểm tra sĩ số : 2. Kiểm tra bài cũ Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? Khi nào ta nhìn thấy một vật ? Chữa bài 1.1 và 1.2 (SBT) 3. Nội dung bài mới. a. đặt vấn đề: sgk b. Triển khai bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu quy luật đường truyền của ánh sáng Yêu cầu HS dự đoán đường truyền của ánh sáng. HS: Nêu các phương án. GV: ra các phương án học sinh dự đoán. Yêu cầu HS làm thí nghiệm hình 2.1, trả lời C1. HS làm thí nghiệm -> trả lời C1. GV: Nếu không dùng ống thẳng thì ánh sáng truyền đến mắt ta theo đường thẳng không? HS làm thí nghiệm hình 2.2 rồi nêu kết luận. Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra hình 2.2 (SGK). GV thông báo: Không khí, nước, kính trong là môi trường trong suốt, người ta làm thí nghiệm với môi trường nước và môi trường kính trong thì ánh sáng cũng truyền theo đường thẳng. I.Đường truyền của ánh sáng C1: Ống thẳng nhìn thấy dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp tới mắt. KL: Đường truyền ánh sáng trong không khí là đường thẳng. Định luật: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. HOẠT ĐỘNG 2: Nghiên cứu thế nào là tia sáng và chùm ánh sáng Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình 2.3. Tia sáng được quy ước như thế nào? Trong thực tế có tạo ra được tia sáng không ? Vậy tia sáng được coi là chùm ánh song song hẹp. -Chùm ánh sáng là gì? Chùm ánh sáng được biểu diễn như thế nào? Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hoàn thành C3. II. Tia sáng và chùm sáng -Quy ước: Tia sáng là đường truyền ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. Biểu diễn tia sáng: > S M -Chùm ánh sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. -Vẽ chùm ánh sáng thì chỉ cần vẽ 2 tia sáng ngoài cùng. -Có 3 loại chùm sáng: Chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng Yêu cầu HS trả lời C4. Yêu cầu HS làm thí nghiệm C5 và nêu phương án tiến hành, sau đó giải thích cách làm? III.Vận dụng C4: Ánh sáng từ đèn pin phát ra đã truyền đến mắt theo đường thẳng. C5: Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại. Giải thích: Kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, kim 2 là vật chắn sáng kim 3. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2 và kim 3 bị kim 1 chắn không tới mắt. 4. CỦNG CỐ: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Biểu diễn đường truyền ánh sáng. 5. DẶN DÒ: Về nhà các em học thuộc phần ghi nhớ ở sgk và làm bài tập từ 2.1 ->2.4 SBT. Xem phần có thể em chưa biết. Ngày soạn :8/9/2010 TIẾT 3 BÀI 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Nhận biết được bóng tối, nữa bóng tối và giải thích. Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. 2.Kỹ năng: Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, giải thích một số hiện tượng trong thực tế. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh khỏi sự mê tín và yêu thích môn học. b. PHƯƠNG PHÁP -Nêu vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Mỗi nhóm: 1 đèn pin, 1 cây nến, 1 vật cản bằng bìa dày, 1 màn chắn, 1 trang vẽ nhật thực và nguyệt thực. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định. Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Chữa bài tập 1.2 và 1.3 SBT 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: Tại sao thời xưa con người đã biết nhìn vị trí bóng nắng để biết giờ trong ngày. Vậy bóng nắng đó do đâu? Nội dung bài học hôm nay giúp các em giải quyết. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát hình thành khái niệm bóng tối, bóng nữa tối. Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm. Yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời C1. HS tiến hành thí nghiệm và trả lời C1 theo nhóm. HS: Vẽ đường truyền ánh sáng. Thông qua thí nghiệm các em có nhận xét gì? Yêu cầu HS bố trí thí nghiệm và làm thí nghiệm hình 3.2 SGK. Hiện tượng tượng ở thí nghiệm 2 có gì khác với hiện tượng ở thí nghiệm 1. Thảo luận theo nhóm trả lời C2. HS tiến hành theo nhóm. Yêu cầu HS trả lời C2. Từ thí nghiệm trên các em có nhận xét gì? I.Bóng tối – Bóng nữa tối. a.Thí nghiệm 1 Nhận xét : Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối. b.Thí nghiệm 2: *Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là vùng nữa tối Hoạt động 2.: Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực Em hãy trình bày quỹ đạo chuyển động của mặt trăng, mặt trời và trái đất. Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực. Yêu cầu học sinh trải lời câu hỏi C3 Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần. Nhật thực một phần khi nào. Khi nào xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Nguyệt thực có khi nào xảy ra trong cả đêm không ? Giải thích. Yêu cầu học sinh trả lời C4 II.Nhật thực - nguyệt thực a.Nhật thực: C3: Nguồn sáng : Mặt trời. Vật cản : Mặt trăng. Màn chắn : Trái đất. Mặt trời - Mặt trăng – Trái đất trên cùng 1 đường thẳng. -Nhật thực toàn phần: Đứng trong vùng bong tối không nhìn thấy mặt trời. -Nhật thực một phần: Đứng trong vùng nữa tối nhìn thấy một phần mặt trời. b.Nguyệt thực: -Mặt trời, mặt trăng, trái đất nằm trên 1 đường thẳng. C4: Mặt trăng ở vị trí 1 là nguyệt thực, vị trí 2, 3 trăng sáng. Hoạt động3 : Vận dụng kiến thức đã học -Yêu cầu HS làm thí nghiệm của câu hỏi C5 rồi trả lời C5. -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C6. III.Vận dụng: C4: Ánh sáng từ đèn pin truyền theo đường thẳng đến mắt. C5: Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối, bóng nữa tối đều thu hẹp lại hơn. Khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nữa tối, chỉ còn bóng tối rõ nét. C6: Khi dùng quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, bàn nằm trong vùng tối sau quyển vở. Không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể đọc được sách. Dùng quyển vở không che kín được đèn ống, bàn nằm trong vùng nữa tối sau quyển vở, nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách. 4. CỦNG CỐ: Nguyên nhân chung gây hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì. 5. DẶN DÒ: Về nhà các em học thuộc phần ghi nhớ. Giải thích lại câu hỏi C1->C6. Làm bài tập 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 (SBT) Ngày soạn : 15/9/2010 TIẾT 4 BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng. Biết xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, phát biểu được định luật ánh sáng. Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn. 2.Kỹ năng: Biết làm thí nghiệm, biết đo góc, quan sát hướng truyền ánh sáng, quy luật phản xạ ánh sáng. 3.Thái độ: Giáo dục tính thận cho học sinh. B. PHƯƠNG PHÁP phương pháp ... c phần cấu tạo đơn giản của nguyên tử. Nguyên tử được cấu tạo như thế nào? Học sinh trả lời GC: Hướng dẫn từng nội dung một. GV: Chốt lại vấn đề. II.Sơ lược về cấu tạo nguyên tử 1.Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương 2.Xung quanh hạt nhân có Các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp võ nguyên tử. 3.Tổng điện tích âm có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương ->nguyên tử trung hòa về điện. 4.Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. HOẠT ĐỘNG 5:Vận dụng Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi vận dụng. GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm đôi GV: Chốt lại vấn đề. III. vận dụng C2: Trước khi cọ xát thước nhựa và miếng vải đều có điện tích dương và điện tích âm vì chúng cấu tạo từ các nguyên tử. C3: Trước khi chưa cọ xát các vật chưa nhiễm điện-> không hút mẫu giấy nhỏ. C4: Sau khi cọ xát, mảnh vải mất êlectron -> nhiễm điện dương. +Thước nhựa nhận thêm êlectrôn -> mang điện tích âm. 4. CỦNG CỐ: -Có mấy loại điện tích? Khi nào các vật đến gần với nhau thì đẩy nhau, hút nhau? 5. DẶN DÒ: Qua bài học các em cần học thuộc phần ghi nhớ, về nhà làm bài tập 18.1; 18.2; 18.3; 18.4 (SBT) Ngày soạn : 24/01/2010 TIẾT 21 BÀI 19: DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện (bóng đèn, bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt điện quay ) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng. Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng ( cực dương và cực âm của pin hay ắc quy) Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn điện. 2.Kỹ năng: Làm thí nghiệm, sử dụng bút thử điện 3.Thái độ: Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm, có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện. B.PHƯƠNG PHÁP -Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đap. C.CHUẨN BỊ: Cả lớp: Tranh phóng to hình 19.1; 19.2; 19.3 (SGK) 1 ắc quy. Mỗi nhóm: Một số loại pin thật (mỗi loại 1 chiếc), 1 mảnh tôn kích thước khoảng (80 x 80)mm, 1 mảnh nhựa kích thước khoảng (130 x 180)mm, 1 mảnh len. 1 bút thử điện thông mạch ( hoặc bóng đèn nê on của bút thử điện) 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có võ cách điện D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định Kiểm tra sĩ số : 2. Kiểm tra bài cũ -Có mấy loại điện tích ? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích ? -Thế nào là vật mang điện tích dương? Thế nào là vật mang điện tích âm? 3.Triển khai bài mới a. Đặt vấn đề: Thiết bị mà các em nêu ở đầu bài chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG1: Tìm hiểu dòng điện là gì ? GV treo tranh vẽ hình 19.1 yêu cầu học sinh các nhóm tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống câu C1. -Yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi C1. Khi bút thử điện ngừng sáng làm cách nào để bóng đèn tiếp tục sáng. Nêu cách nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị điện. Dòng điện là gì. Trong thực tế có thể ta cắm dây cắm nối từ ổ điện đến thiết bị dùng điện nhưng không nhưng không có dòng điện chạy qua các thiết bị điện thì các em không được tự mình sửa chữa nếu chưa ngắt nguồn và chưa biết cách sử dụng để đảm bảo an toàn về điện. I.Dòng điện: C1: a) Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như (nước) trong bình b) Muốn đèn bút thử điện sáng thì cọ xát mảnh phim nhựa lần nữa. *Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi có các điện tích dịch chuyển qua nó. *Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng. -Lưu ý: Thực hiện an toàn khi sử dụng điện. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng Thông báo tác dụng của nguồn điện, nguồn điện có hai cực, cực dương kí hiệu là (+), cực âm kí hiệu là (-). ?Kể tên một số nguồn điện trong cuộc sống. HS tìm hiểu câu trả lời. Gọi học sinh chỉ ra cực dương và cực âm của pin và ắc quy. II.Nguồn điện 1. Các nguồn điện thường dùng. -Nguồn điện có khả năng cung cấp điện để các dụng cụ điện hoạt động. -Mỗi nguồn điện có 2 cực, cực dương (+), cực âm(-) HOẠT ĐỘNG 3: Mắc mạch điện đơn giản. Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ cho biết mạch điện gồm những dụng cụ gì. (Nguồn điện (pin), bóng đèn, công tắc, dây nối) HS mắc : Khi đèn không sáng chứng tỏ mạch hở, không có dòng điện qua đèn. HS: Nêu lí do mạch hở và cách khắc phục. Các nhóm tiến hành mắc.GV quan sát cách mắc của các nhóm để giúp học sinh phát hiện những khuyết điểm trong khi mắc. Khi nào thì bóng đèn sáng. 2. Mạch điện có nguồn điện. Nguyên nhân mạch hở Cách khắc phục 1.Dây tóc đèn bị đứt 2.Đui đèn tiếp xúc không tốt. 3.Các đầu dây tiếp xúc không tốt. 4.Dây đứt ngầm bên trong. 5.Pin củ -Thay bóng đèn khác -Vặn lại đui đèn -Vặn chặt lại các chốt nối -Nối lại dây hoặc thay dây khác -Thay pin mới -Bóng đèn sáng khi mạch điện kín HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi vận dụng. HS trả lời: GV: Chốt lại vấn đề. III. Vận dụng C4: C5: Đèn pin, rađiô, máy tính bỏ túi, máy ảnh tự động, đồng hồ điện, C6: Để nguồn điện hoạt động thắp sáng đèn, cần ấn vào lẫy để núm xoay nó tì sát vào vành xe đạp, quay cho bánh xe đạp quay, đồng thời dây nối từ đi amô tới bóng đèn không có chỗ hở. 4. CỦNG CỐ: -Dòng điện là gì? Làm thế nào để có dòng điện chạy qua bóng đèn pin. -Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. 5. DẶN DÒ: Về nhà các em xem lại nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập từ 19.1->19.3 SBT, đồng thời mỗi nhóm chuẩn bị cho mỗi viên pin 1,5V và bóng đèn TIẾT 22 BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI Ngày soạn : // Ngày dạy : // A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Nhận biết trên thựuc tế vật dẫn điện là gì? Là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng. Biết dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. 2.Kỹ năng: Mắc mạch điện đơn giản, làm thí nghiệm xác định vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện. 3.Thái độ: Có thói quen sử dụng điện an toàn. B.PHƯƠNG PHÁP Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan và phương pháp hỏi đáp. C.CHUẨN BỊ: -Bảng phụ, phiếu học tập cho mỗi nhóm -Nhóm học sinh : 1 bóng đèn, đai ngạch hợc đui xoắn được nối với phích cắm điện bằng đoạn dây điện. -2 pin, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có mơ kẹp, 1 số vật cần xác định xem là vật dẫn điện hay cách điện: 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dât thép, 1 đoạn võ nhựa bọc ngoài dây điện, 1 chén sứ. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I.Ổn định Kiểm tra sĩ số Lớp 7A 7B 7D 7E 7G Vắng ’ ’ II. Kiểm tra bài cũ -Muốn có dòng điện chay qua trong mạch em phải kiểm tra và mắc lại mạch điện như thế nào ? -Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện trong mạch. III. Bài mới ’ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tâp Nếu giữa hai nơ kẹp, nối với một dây đồng thì trong mạch điện có dòng điện không? Nếu thay đoạn dây đồng này một võ nhựa của bút bi theo có dòng điện chạy trong mạch điện không? ’ HS đọc phần mở bài và quan sát thí nghiệm. HOẠT ĐỘNG 2: Xác định chất dẫn điện và chất cách điện -Yêu cầu học sinh đọc mục I (Trang 55 SGK) Trả lòi câu hỏi. +Chất dẫn điện là gì? HS trả lời? +Chất cách điện là gì? HS trả lời. ?Thí nghiệm gồm những bộ phận nào? ?Trong các dụng cụ chuẩn bị các em hãy đoán vật nào dẫn điện vật nào cách điện và để chúng riêng. ?Để biết được vật nào dẫn điện, vật nào không dẫn điện thì làm thí nghiệm kiểm tra. -Giả sử muốn kiểm tra võ bọc nhựa của dây dẫn là vật dẫn điện hay cách điện các em làm thế nào? -Dấu hiệu cần kiểm tra cho ta biết là vật dẫn điện hay cách điện. -Các nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm tra. -Mời các nhóm lên nhật xét thí nghiệm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả sai. Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 20.1 cho biết bộ phận nào dẫn điện, những bộ phận nào cách điện. Khi cắm phích điện vào ở điện thì tay ta cầm vào phần nào để cắm? Ngoài các vật liệu cách điện kể trên yêu cầu học sinh trả lời thêm một số vật liệu cách điện khác. -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3. -Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về dòng điện, các em hãy nhắc lịa dòng điện là gì? Trong kim loại dòng điện là dòng chuyển dời của các hạt nào? I.Chất dẫn điện và chất cách điện +Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện. +Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện +Vật liệu dẫn điện: Dây thép, dây đồng, ruột bút chì, dây sắt +Vật cách điện: Vỏ nhựa bọc điện, miếng sứ C1: -Bộ phận dẫn điện 1.Bóng đèn: Dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn. 2.Phích cắm điện: hai chốt cắm. lõi dây. -Bộ phận cách điện 1.Bóng đèn: trụ thủy tinh, thủy tinh đèn. 2.Phích cắm điện: Vỏ nhựa của phích cắm, võ dây C3: +Vật liệu dẫn điện: Bạc, đồng, nhôm, áit, nước, .. +Vật liệu cách điện,: Nước nguyên chất, cao su, thủy tinh, không khí khô sạch ’ HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại HS nêu lại sơ lược cấu tạo nguyên tử. Nếu nguyên tử thiếu 1 êlectrôn thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì ? tại sao GV thông báo các êlectron tự do trong kim loại. GV đưa mô hình đoạn dây dẫn kim loại chay qua HS chỉ các kí hiệu biểu diễn êlectron tự do. Kí hiệu nào biểu diễn phần cìn lại của nguyên tử. Yêu cầu học sinh trả lời C5. Dựa vào đó yêu cầu các em hãy hoàn thành phần kết luận. II.Dòng điện trong kim loại: 1.Êlectrôn tự do trong kim loại: a)Trong kim loại có các êlectron tự do. b)Trong kim loại có các êlectron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại gọi là các êlectron tự do. C5: Các êlectron tự do là vòng trong nhỏ có dấu (-), phần còn lại của nguyên tử là những vòng lón có dấu (+) phần này mang điện tích dương vì nguyên tử khi đó thiếu êlectron. 2.Dòng điện trong kim loại. Khi có dòng điện trong kim loại các êlectron không còn chuyểnn động tự do nữa mà nó chuyển dời có hướng. *Kết luận: Các êlectron tự do trong kim loại chuyển dịch có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. ’ HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C7, C8, C9. C7: B C8: C C9: C ’ IV. CỦNG CỐ: Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ vấn đề gì? ’ V. DẶN DÒ: Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 20.1 ->20.3ở SBT VI. RÚT KINH NGHIỆM:..
Tài liệu đính kèm: