Giáo án Vật lý 7 cả năm (96)

Giáo án Vật lý 7 cả năm (96)

Tiết 1

Bài 1

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

 Bằng thí nghịêm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta, biết được nguồn sáng và vật sáng.

2- Kĩ năng:

 Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

3- Thái độ:

 Tạo ra hứng thú trong học tập.

 Biết điều khiển ánh sáng phù hợp môi trường làm việc.

 

doc 136 trang Người đăng vultt Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 cả năm (96)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: QUANG HỌC
Ngày soạn: 12.08.2011 Ngày dạy : .08.2011
Tiết 1
Bài 1
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
 Bằng thí nghịêm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta, biết được nguồn sáng và vật sáng.	
2- Kĩ năng:
 Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.	
3- Thái độ:
 Tạo ra hứng thú trong học tập.
 Biết điều khiển ánh sáng phù hợp môi trường làm việc.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
 Đồ dùng dạy học:
 Đồ dùng mỗi nhóm: 1 hộp kín trong đó có dán mảnh giấy trắng có hình, 1 đèn pin nhỏ.
 Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thí nghiệm, quan sát, theo nhóm.	
2- Chuẩn bị của HS:
 Tìm hiểu khi nào nhìn thấy một vật.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Điểm danh học sinh trong lớp.
 Chia nhóm học sinh: Mỗi nhóm 6 – 7 em.
 Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Trong quá trình nóng chảy, đông đặc, bay hơi thì nhiệt độ của vật như thế nào?
- Trong quá trình nóng chảy, động đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
Trong quá trình bay hơi nhiệt độ của vật thay đổi.
6 đ
4 đ
Nhận xét: ......
..
..
3- Giảng bài mới: (1’)
 Giới thiệu bài:	
 Để biết khi nào nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu trong điều kiện nào ta nhận biết được ánh sáng.
I/ Nhận biết ánh sáng:
 Quan sát và thí nghiệm:
- Làm C1.
Kết luận:
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
* Các em đều biết ánh sáng. Để biết khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Ta xét phần I.
* Ta tìm hiểu qua quan sát và thí nghiệm sau.
- H(TB): Các em đọc bài phần này cho biết trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng?
- Trả lời C1: Trong trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng có điều kiện gì giống nhau?
- H(TB): Qua phần này em hoàn thành kết luận được kết luận gì?
- Trường hợp 2 và 3 mắt ta nhận biết được có ánh sáng.
- C1: Có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật.
II/ Nhìn thấy một vật:
Thí nghiệm:
- Cho đèn sáng.
- Cho đèn tắt.
Kết luận:
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
* Để biết khi nào ta nhìn thấy một vật? Ta sang phần II.
* Ta tìm hiểu qua thí nghiệm sau.
- H(K): Các em đọc C2, cho biết làm thí nghiệm như thế nào?
- Các em làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
- Gọi vài nhóm trả lời.
- H(TB): Qua phần này em hoàn thành kết luận được kết luận gì?
- H(K): Khi học ở nơi thừa và thiếu ánh sáng em thấy như thế nào?
- H(K): Để khắc phục trường hợp thừa và thiếu ánh sáng ta phải làm gì?
- Bố trí thí nghiệm như H.1.2a. Cho đèn sáng, cho đèn tắc trường hợp nào nhìn thấy mảnh giấy trắng? Vì sao lại nhìn thấy?
- Đèn sáng nhìn thấy mảnh giấy trắng. Vì có ánh sáng từ đèn truyền đến giấy rồi từ giấy truyền vào mắt ta.
- Theo chuẩn bị.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
- Thấy chói mắt, thấy không rõ.
- Giảm độ sáng, tăng độ sáng.
7’
Hoạt động 3: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng.
III/ Nguồn sáng và vật sáng:
- Làm C3.
Kết luận:
- Những vật tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. 
- Nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng gọi chung là vật sáng.
* Để biết đèn sáng và mảnh giấy trắng gọi là gì? Ta sang phần III.
- Các em đọc C3.
- Trả lời C3: Vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới?
- H(K): Qua phần này em hoàn thành kết luận được kết luận gì?
- H(G): Vậy nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì?
- H(K): Nêu tên các nguồn sáng và các vật hắt lại ánh sáng?
- Đọc C3.
- C3: Đây tóc bóng đèn tự phát ra ánh sáng. Mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới.
- Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua gọi là nguồn sáng.
Đây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu vào nó gọi là vật sáng.
- Những vật tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng gọi chung là vật sáng.
- Nguồn sáng: Mặt trời, con đom đóm....
Vật hắt lại ánh sáng: cây thước, quyển vở...
3’
Hoạt động 4: Vận dụng.
IV/ Vận dụng:
- C4.
- C5.
* Ta sang phần vận dụng.
- Trả lời C4: Trong cuộc tranh luận được nêu ơ phần mở bài, bạn nào đúng? Vì sao?
- Trả lời C5: Trong TN ở H.1.1, nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin, ta sẽ thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích vì sao? Biết rằng khói gồm các hạt nhỏ bay lơ lửng.
- C4: Thanh đúng. Tại vì ánh sáng đèn pin không truyền đến mắt.
- C5: Khi các hạt khói bay đến luồng sáng đèn pin nhận ánh sáng và hắt ánh sáng vào mắt ta. Nên ta thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói.
3’
Hoạt động 5: Củng cố.
- Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
- Khi nào ta nhìn thấy một vật?
- Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? 
- Bài học.
- Bài học.
- Bài học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc bài.
- Làm các BT: 1.1, 1.2, 1.3, 1.5.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Tìm hiểu cách làm thí nghiệm H.2.1, H.2.2 SGK.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Ngày soạn: 14.08.2011 Ngày dạy .08.2011
Tiết 2
Bài 2
SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Biết thực hiện môt thí nghiệm đơn giản xác định đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng .	
2- Kĩ năng:
- Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng. 
- Nhận biết được 3 loại chùm sáng (song song, hội tụ, phânkì).	
3- Thái độ:
- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN.
- Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
 Đồ dùng dạy học:
 Đồ dùng mỗi nhóm: 1 đèn pin + pin. 2 Ống trụ đường kính 3mm (1 ống thẳng, 1 ống cong). Ba màn chắn có đục lỗ, 3 cây đinh ghim.
 Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thí nghiệm, trực quan, theo nhóm.	
2- Chuẩn bị của HS:
 Tìm hiểu thí nghiệm H.2.1, H.2.2 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Điểm danh học sinh trong lớp.
 Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. 
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
5 đ
5 đ
- Thế nào là nguồn sáng và vật sáng?
- Những vật tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
Nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng gọi chung là vật sáng.
5 đ
5 đ
Nhận xét: ......
..
.
3- Giảng bài mới: (1’)
 Giới thiệu bài:	
 Các em đã biết ánh sáng truyền từ nơi này sang nơi khác. Để biết ánh sáng truyền theo đường nào?
Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu qui luật về đường truyền của ánh sáng.
I/ Đường truyền của ánh sáng
Thí nghiệm: (xem SGK)
Kết luận:
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng
Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
 Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. 
* Để biết ánh sáng truyền theo đường nào? Ta xét phần I.
* Ta tìm hiểu thí nghiệm sau.
- H(TB): Các em đọc phần thí nghiệm. Cho biết làm thí nghiệm như thế nào?
- H(K): Qua thí nghiệm này ta trả lời câu hỏi gì?
- Các em làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi trên. 
- Sau đó gọi đại diện nhóm trả lời.
- Trả lời C1: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong?
- Các em đọc C2. Cho biết C2 yêu cầu ta làm gì? 
- Dụng cụ đã có các em làm thí nghiệm kiểm tra ánh sáng có truyền theo đường thẳng không? 
- Nêu kết quả làm thí nghiệm?
- H(TB): Các em hoàn thành kết luận được kết luận gì?
- Môi trường thí nghiệm trong không khí là trong suốt và đồng tính. 
- Làm thí nghiệm với các môi trường trong suốt và đồng tính khác như thủy tinh nước có kết quả ánh sáng cũng truyền theo đường thằng. Vì thế ta có thể phát biểu thành định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- H(K): Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Dùng ống thẳng và dùng ống cong quan sát bóng đèn pin đang sáng. 
- Hãy cho biết dùng ống cong hay thẳng sẽ nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng? 
- Làm thí nghiệm.
- Dùng ống thẳng thấy dây tóc bóng đèn phát sáng.
- C1: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng.
- Đặt 3 tấm bìa đục lỗ sao cho mắt nhìn qua các lỗ của tấm bìa thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng. Kiểm tra xem ba lỗ trên ba tấm bìa và bóng đèn có nằm trên một đường thẳng không?
- Làm TN kiểm tra. 
- Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng
- Chú ý nghe.
- Chú ý nghe.
- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tia sáng và chùm sáng.
II/ TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG
Biểu diễn đường truyền của ánh sáng: 
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
Ba loại chùm sáng 
Chùm sáng song song: 
Chùm sáng hội tụ: 
Chùm sáng phân kì: 
* Còn đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào?
- Các em đọc phần II.
* Ta xét biểu diễn đường truyền của ánh sáng.
- H(K): Biểu diễn đường truyền của ánh sáng như thế nào?
- H(K): Trên hình nào có tia sáng?
- H(G): Làm thế nào để thấy được đường truyền của tia sáng?
- H(K): Em nào biểu điễn được đường truyền của ánh sáng đó trên bảng? 
* Ta xét ba loại chùm sáng.
- H(K): Trong thực tế có tia sáng không?
- Làm C3 tìm từ thích hợp trong khung điền vào chỗ chấm chấm được các câu gì?
- H(K): Có mấy loại chùm sáng? Vẽ hình cho mỗi loại chùm sáng?
- Đọc phần II.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
- Hình 2.3 có tia sáng.
- Dùng tấm bìa khoét lỗ nhỏ đặt trước đèn pin đã bật sáng. Chiếu ánh sáng lên màn chắn ta được đường truyền của ánh sáng.
- Biểu diễn 
- Trong thực tế không có tia sáng.
- Trả lời C3.
- Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, hội tụ, phân kì.
5’
Hoạt động 3: Vận dụng
III/ Vận dụng:
- Làm C4.
- Làm C5.
- Trả lời C4: Hãy giải thích thắc mắc của Hải nêu ra ở phần mở bài.
- Làm C5: Cho 3 cái kim. Hãy cắm ba cái kim thẳng đứng trên một tờ giấy để trên mặt bàn. Dùng mắt ngắm để điều chỉnh cho chúng đứng thẳng hàng. Nói rõ ngắm như thế nào là được va giải thích vì sao lại làm như thế?
- Làm TN như bài học.
- C5: Cắm 1 cây kim và ngắm, cắm kim 2 bị che khuất k ...  tin, lắp ráp và làm thí nghiệm.
3- Thái độ:
 Tính cẩn thận, chính xác, thực hiện được các quy tắc an toàn.
 Biết an toàn khi sử dụng điện.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
 Đồ dùng dạy học:
 Đồ dùng mỗi nhóm: 1 nguồn điện 6V, 1 công tắc, 1 ampe kế, 1 bóng đèn, 5 dây nối.
 Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, thí nghiệm.	
2- Chuẩn bị của HS:
 Tìm hiểu cách mắc mạch điện theo sơ đồ H.29.2 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Điểm danh học sinh trong lớp.
 Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Dòng điện đi qua cơ thể người gây ra tác dụng gì?
- Dòng điện đi qua cơ thể người 
gây ra tác dụng sinh lí.
5 đ
5 đ
Nhận xét: ......
..
..
3- Giảng bài mới: (1’)
 Giới thiệu bài:	
 Khi sử dụng điện có nhiều ích lợi đối với con người. Nhưng khi sử dụng điện có khi gặp nguy hiểm. Vậy khi sử dụng điện như thế nào là an toàn?
Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người
I/ Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm:
1- Dòng điện có thể đi qua cơ thể người:
- C1.
Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
2- Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người:
Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
* Để biết khi nào dòng điện đi qua cơ thể người nguy hiểm?
* Ta xét phần 1.
- Trả lời C1: Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn của bút thử điện sáng?
- H(K): Nếu ta không chạm tay mà chạm các bộ phận khác của cơ thể vào thì bóng đèn của bút có sáng không?
- H(Y): Các em hoàn thành nhận xét được nhận xét gì?
* Nhưng dòng điện chạy qua như thế nào là nguy hiểm?
- Các em đọc phần 2. Cho biết dòng điện đi qua cơ thể người khi nào thì nguy hiểm?
- Khi đó người như thế nào?
- C1: Tay cầm bút chạm vào lỗ ổ cắm điện mắc với dây pha, tay chạm vào chốt kim loại chỗ cái gài thì bóng đèn của bút sáng.
- Có sáng.
- Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
- Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì
II/ Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì: 
1- Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch):
- C2.
2- Tác dụng của cầu chì:
- C3.
- C4.
- C5.
- Khi dòng điện chạy qua cầu chì có cường độ lớn hơn giá trị ghi trên cầu chì thì cầu chì bị đứt.
* Để tránh được hiện tượng cháy nổ của mạch điện ta phải làm gì?
* Ta xét phần 1.
- H(TB): Các em xem sơ đồ mạch điện hình 29.2 thấy có bộ phận gì?
- Giáo viên làm thí nghiệm.
Các em đọc số chỉ của ampe kế I1=.....
- Giáo viên giới thiệu: Nếu dùng dây dẫn nối hai đầu A và B của bóng đèn thì mạch điện gọi là đoản mạch (ngắn mạch).
Làm thí nghiệm các em quan sát bóng đèn và đọc số chỉ của ampe kế I2 = .....
- Các em làm C2: So sánh I1 với I2 và nêu nhận xét.
- H(G): Hãy nêu tác hại của hiện tượng đoản mạch?
* Để tránh tác hại trên ta phải làm gì?
- Trả lời C3: Quan sát sơ đồ mạch điện hình 29.3 và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với cầu chì khi đoản mạch?
- Trả lời 4: Quan sát các cầu chì trong hình 29.4 hoặc các cầu chì thật. Hãy cho biết ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì.
- Trả lời C5: Xem lại bảng cường độ ở bài 24, cho biết nên dùng cầu chì bao nhiêu ampe cho mạch điện thắp sáng bóng đèn.
- H(TB): Vậy cầu chì có tác dụng gì?
- Nguồn điện, công tắc, đèn, ampe kế, cầu chì.
- Đọc số chỉ ampe kế.
- Quan sát bóng đèn và đọc số chỉ của ampe kế.
- C2: I1 < I2.
- Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn.
- C3: Cầu chì chảy đứt.
- C4:Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị ghi trên cầu chì thì cầu chì sẽ đứt.
- C5: Dùng cầu chì có ghi 1A để thắp sáng đèn.
- Khi dòng điện chạy qua cầu chì có cường độ lớn hơn giá trị ghi trên cầu chì thì cầu chì bị đứt.
10’
Hoạt động 3: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
III/ Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
- Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không chạm vào mạng điện và các thiết bị điện nếu chưa biết cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó và tím cách ngắt ngay công tắc điện.
- C6.
* Vậy làm gì để được an toàn khi sử dụng điện?
- H(TB): Các em đọc phần III. Cho biết để an toàn khi sử dụng điện ta phải làm gì?
- Làm C6: Hãy viết một câu cho biết có gì không an toàn điện và cách khắc phục cho mỗi hình 29.5a,b,c.
- H(G): Các em phải làm gì để được an toàn điện?
- Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
Không chạm vào mạng điện và các thiết bị điện nếu chưa biết cách sử dụng.
Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó và tím cách ngắt ngay công tắc điện.
- C6: Hình 29.5a: Lõi dây dẫn bị hở, quấn băng cách điện.
Hình 29.5b: Nắp cầu chì ghi 2A, mà nối dây chì 10A, dùng dây chì 2A.
Hình 29.5c: Người phụ nữ sửa đèn, em bé chạm vào công tắc, khi sửa chữa điện không chạm vào công tắc.
- Không chạm vào các vật có điện.
Khi sử dụng điện chỉ chạm vào các bộ phận cách điện.
3’
Hoạt động 4: Củng cố
- Hiệu điện thế bao nhiêu vôn có thể gây nguy hiểm cho người?
- Cầu chì có tác dụng gì?
- Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện?
- Bài học.
- Bài học.
- Bài học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc bài.
- Làm bài tập: 29.1.2.3.4 SBT.
- Làm các câu hỏi và bài tập phần I, II bài 30 SGK.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Ngày soạn: 12.04.2012 Ngày dạy : 16.04.2012
Tiết 34
Bài 30
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
 Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc cáckiến thức cơ bản của chương điện học.
2- Kĩ năng:
 Vận dụng kiến thức để giải bài tập, giải thích hiện tượng có liên quan.
3- Thái độ:
 Hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể.	
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
 Đồ dùng dạy học:
 Tìm hiểu bài tổng kết chương.
 Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Ôn tập, cá nhân.	
2- Chuẩn bị của HS:
 Làm các câu hỏi phần I bài 30 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Điểm danh học sinh trong lớp.
 Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Thực hiện các quy tắc nào để được an toàn điện?
- Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không chạm vào mạng điện và các thiết bị điện nếu chưa biết cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó và tím cách ngắt ngay công tắc điện.
3 đ
2 đ
3 đ
2 đ
Nhận xét: ......
..
..
3- Giảng bài mới: (1’)
 Giới thiệu bài:	
 Hôm nay chúng ta ôn lại những kiến thức cơ bản đã học ở chương điện học.
Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
20’
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức
I/ Kiểm tra kiến thức:
- Có thể làm vật nhiễm điện bằng cọ xát.
- Có điện tích âm và điện tích dương. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Vật nhiễm điện âm nhận thêm êlectrôn, vật nhiễm điện dương mất bớt êlectrôn.
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A), dụng cụ đo là ampe kế.
- Đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V), dụng cụ đo là vôn kế.
- Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
- Đặt câu với từ: cọ xát, nhiễm điện.
- Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau, đẩy nhau?
- Vật như thế nào nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
- Dòng điện là gì?
- Hãy cho biết tên của đơn vị của cường độ dòng điện và tên của dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện?
- Đơn vị của hiệu điện thế là gì? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ gì?
- Đặt câu với cụm từ: hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế.
- Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?
- Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì?
- Hãy nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện?
- Có thể làm vật nhiễm điện bằng cọ xát.
- Có điện tích âm và điện tích dương. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Vật nhiễm điện âm nhận thêm êlectrôn, vật nhiễm điện dương mất bớt êlectrôn.
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A), dụng cụ đo là ampe kế.
- Đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V), dụng cụ đo là vôn kế.
- Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
- Đặc điểm:
I1 = I2 = I3.
U13 = U12 + U23.
- Đặc điểm:
I = I1 + I2.
U12 = U34= UMN.
- Chỉ làm thí nghiệm với hiệu điện thế nhỏ hơn 40V.
Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
Không chạm vào thiết bị điện khi chưa rõ cách sử dụng.
12’
Hoạt động 2: Vận dụng
II/ Vận dụng:
6- Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn 3V vào nguồn điện 6V là phù hợp. Vì hiệu điện thế mỗi đèn là 3V. Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn có hiệu điện thế là 6V.
7- Số chỉ của ampe kế A2 là:
I = I1 + I2.
Suy ra: I2 = I – I1 
 = 0,35A-0,12A
 = 0,23A.
- Các bài 1 đến 5 xem lại bài ôn tập.
- Các em làm bài 6: Có năm nguồn điện loại 1,5V; 3V; 6V; 9V; 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V. Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất? Vì sao?
- Gọi học sinh trả lời bài 6.
- Các em làm bài 7: Trong mạch điện có sơ đồ như hình 30.4, biết số chỉ của ampe kế A là 0,35A; của ampe kế A1 là 0,12A. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?
- Gọi học sinh trả lời bài 7.
- Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn 3V vào nguồn điện 6V là phù hợp. Vì hiệu điện thế mỗi đèn là 3V. Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn có hiệu điện thế là 6V.
- Theo chuẩn bị.
- Số chỉ của ampe kế A2 là:
I = I1 + I2.
Suy ra: I2 = I – I1 
 = 0,35A-0,12A
 = 0,23A.
- Theo chuẩn bị.
6'
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ
III/ Trò chơi ô chữ:
- Các em điền các từ vào các hàng trong ô chữ hình 30.5.
- Điền vào các ô chữ ta có các từ hàng ngang là gì?
- Từ hàng dọc là gì?
- Điền từ vào ô chữ.
- Cực dương.
An toàn điện.
Vật dẫn điện.
Phát sáng.
Lực đẩy.
Nhiệt.
Nguồn điện.
Vôn kế.
- Dòng điện.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc các nội dung tự kiểm tra.
- Học thuộc các bài đã học.
- Tiết sau kiểm tra học kì II.	
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docT1-34Tr1.8.doc