Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng

Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng

CHƯƠNG 1: QUANG HỌC

Tiết 1

Bài 1: NHẬ BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I). MỤC TIÊU:

1). Kiến thức:

 - Bằng thí nghiệm, học sinh thấy được: Muốn nhận biết được ánh sáng thì phải có ánh sáng truyền vào mắt ta. Muốn nhìn thấy các vật thì phải có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

 - Phân biệt được vật sáng và nguồn sáng

2). Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, làm thí nghiệm từ đó rút ra kết luận của bài học

- Kỹ năng làm các câu hỏi điền từ thích hợp vào chỗ trống.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 8/ 2010
Ngày giảng: 24/ 8/ 2010 (7A).
Chương 1: quang học
Tiết 1
Bài 1: nhậ biết ánh sáng - nguồn sáng và vật sáng
I). Mục tiêu:
1). Kiến thức:
	- Bằng thí nghiệm, học sinh thấy được: Muốn nhận biết được ánh sáng thì phải có ánh sáng truyền vào mắt ta. Muốn nhìn thấy các vật thì phải có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
	- Phân biệt được vật sáng và nguồn sáng
2). Kỹ năng: 
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, làm thí nghiệm từ đó rút ra kết luận của bài học
- Kỹ năng làm các câu hỏi điền từ thích hợp vào chỗ trống.
3).Thái độ:
	- Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn, hăng hái trong học tập
- Hăng hái trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia rút kinh nghiệm một cách nhiệt tình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, ... một cách tích cực
II). Phần chuẩn bị:
1) Giáo viên:
a) Đồ dùng:
- Bảng phụ các kết luận có trong bài.
	b) Dự kiến nội dung nghi bảng
I – Nhận biết ánh sáng
 Quan sát thí nghiệm:
- Ban đêm đứng trong phòng bật đèn
- Ban ngày đứng ngoài sân mở mắt
=> Kết luận: Mắt tá nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
II – Nhìn thấy một vật
 Thí nghiệm: Hình 1.2a
C2: Ta nhìn thấy mảnh giấy khi bật đèn. Vì đèn chiếu sáng vào mảnh giấy rồi mảnh giấy hắt lại ánh sáng vào mắt ta.
=> Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
III – Nguồn sáng và vật sáng.
C3: Dây tóc bóng đèn tự phát ra ánh sáng còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu vào nó.
=> Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng được gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó được gọi chung là vật sáng.
IV – Vận dụng:
C5: Các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành vật sáng. Các vật sáng nhỏ xếp gần nhau trở thành vệt sáng mà ta nhìn thấy.
* Ghi nhớ: SGK
2). Mỗi nhóm học sinh: 
	- Một hộp kín bên trong có bóng đèn pin
III). Tiến trình bài giảng
ổn định tổ chức
Bài giảng:
Hoạt động 1 - Kiểm tra miệng và vào bài (5 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động học
1/ Kiểm tra đồ dùng học tập và sách vở của HS
2/ Tổ chức tình huống học tập ( Vào bài)
* Tổ chức tình huống học tập như sau: Yêu cầu h/s đọc phần vào bài như trong SGK cuộc tranh luận giữa Thanh và Hải. 
 Đặt HS vào bài bằng cách yêu cầu HS giải đáp thắc mắc của Thanh và Hải.
* Giáo viên ghi bảng
* HS nghe thầy nêu tình huống học tập và ghi đầu đề bài học
Hoạt động 2 - Tìm câu trả lời cho câu hơi : Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? (15 phút)
- GV yêu cầu HS đọc 4 trường hợp trong SGK và dựa vào sự hiểu biết của mình để nhận biết trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng?
- GV cùng HS đi phân tích và làm thử thí nghiệm đơn giản theo 4 trường hợp đã đưa ra.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu 2 trường hợp nhận biết ánh sáng để trả lời câu C1 trong SGK.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận
I/ Nhận biết ánh sáng
 Quan sát thí nghiệm.
* HS đọc 4 trường hợp nêu trong SGK
* HS nêu kết quả nghiên cứu của mình
* HS quan sát thí nghiệm: Chỉ có trường hợp 2 và 3 là nhận biết được ánh sáng.
* HS nghiên cứu câu C1 và trả lời C1: Trong trường hợp 2,3 giống nhau là đều có ánh sáng truyền vào mắt ta
Kết luận: 
 Khi nào ta nhận biết được ánh sáng là khi có (ánh sáng) truyền vào mắt ta
Hoạt động 3 - Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật (10 phút)
? ở trên ta đã biết khi nào ta nhận biết được ánh sáng là khi có ánh sáng chiếu vào mắt ta. Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật? Khi ấy có cần ánh sáng chiếu vào mắt ta không? nếu có thì ánh sáng phải đi từ đâu?
? GV yêu cầu HS nghiên cứu câu C2 và cho dự đoán về C2
- GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm như SGK, hướng đẫn HS để mắt gần ống
? HS khá: Nêu nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng trong ống?
? HS (TB): Nhớ lại ánh sáng không đến mắt thì có nhìn thấy vật không? 
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi nào?
II. Nhìn thấy một vật
Thí nghiệm
* H/s nghiên cứu câu C2 và trả lời C2
* Thảo luận và thí nghiệm C2:
- Đèn sáng có nhìn thấy 
- Đèn tắt không nhìn thấy
* Nhận xét: Có đèn để tạo ra ánh sáng do đó ta nhìn thấy vật
* Kết luận : Khi nào ta nhìn thấy một vật là khi có ánh sáng từ vật chiếu vào mắt ta 
Hoạt động 4- Phân biệt nguồn sáng và vật sáng - Thời gian 5 phút
- GV yêu cầu HS đọc câu C3 SGK và trả lời câu hỏi.
? Làm thí nghiệm 1.3 có nhìn thấy bóng đèn sáng không?
? Thí nghiệm 1.2a và 1.3 ta nhìn thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng. Vậy chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Giáo viên thông báo bóng đèn và mảnh giấy trắng đều phát ra ánh sáng và được gọi là vật sáng.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
III. Nguồn sáng và vật sáng
- Có nhìn thấy đèn sáng
* Thảo luận để tìm ra điểm chung của C3
- Giống là cả 2 đều có ánh sáng truyền tới mắt 
- Khác là tờ giấy trắng có ánh sáng từ đèn truyền tới và lại truyền vào mắt ta. Khác là dây tóc thì phát ra ánh sáng và ánh sáng lại truyền vào mắt ta
* Kết luận : Vật tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng và vật không phát ra ánh sáng nhưng hắt ánh sáng khi chiếu vào nó gọi là vật sáng
Hoạt động 5: Vận dụng (5phút)
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu C4?
- GV yêu cầu HS đọc thảo luận và trả lời câu C5?
IV: Vận dụng: 
- C4: Bạn Thanh đúng. Vì tuy đèn sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta nêu không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt nên không nhìn thấy.
- C5: Các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành vật sáng. Các vật sáng nhỏ xếp gần nhau trở thành vệt sáng mà ta nhìn thấy.
Hoạt động 6: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (5 phút)
2/ Củng cố:
* Yêu cầu học sinh làm bài tập 1.1 SBT ngay tại lớp
* Qua bài học hôm nay chúng ta cần nắm được điều gì?
3/ Hướng dẫn về nhà
* Học thuộc phần ghi nhớ
* Làm bài tập 1.1 SBT
* Làm lại các C trong SGK
- HS trả lời:
IV – Rút kinh nghiêm:
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 1.doc