Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 8: Gương cầu lõm

Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 8: Gương cầu lõm

Tiết 8:

 BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM

I). MỤC TIÊU:

1). Kiến thức:

 - Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

 - Nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.

 - Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và kỹ thuật.

2). Kỹ năng:

 - Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm.

 - Quan sát được sự phản xạ của các tia sáng đặc biệt đi qua gương cầu lõm.

- Kỹ năng làm các câu hỏi ( Điền vào chỗ trống và các * )

3).Thái độ:

 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn, hăng hái trong học tập

- Hăng hái trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia rút kinh nghiệm một cách nhiệt tình, hoạt động nhóm , hoạt động cá nhân, . một cách tích cực

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 8: Gương cầu lõm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/ 10/ 2010.
Ngày giảng: 12/ 10/ 2010 (7A).
Tiết 8:
 Bài 8: gương cầu lõm
I). Mục tiêu:
1). Kiến thức:
	- Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
	- Nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
 	- Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và kỹ thuật. 
2). Kỹ năng: 
	- Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm.
	- Quan sát được sự phản xạ của các tia sáng đặc biệt đi qua gương cầu lõm.
- Kỹ năng làm các câu hỏi ( Điền vào chỗ trống và các * )
3).Thái độ:
	- Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn, hăng hái trong học tập
- Hăng hái trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia rút kinh nghiệm một cách nhiệt tình, hoạt động nhóm , hoạt động cá nhân, ... một cách tích cực
II). Phần chuẩn bị:
1) Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
	- 1 gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng.
	- 1 gương phẳng có cùng đường kính với gương cầu lõm.
	- 1 cây nến, diêm.
	- 1 màn chắn có giá đỡ di chuyển được. 
2) Học sinh: Học thuộc bài cũ, đọc trước bài mới.
3) Dự kiến ghi bảng:
I. ảnh tạo bởi gương cầu lõm
* Thí nghiệm: SGK
* Kết luận:
- ảnh của vật quan sát được trong gương là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
- ảnh lớn hơn vật.
II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
1. Đối với chùm tia sáng song song:
 Chiếu chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
2. Đối với chùm tia tới phân kì
 Đặt một nguồn sáng nhỏ trước gương cầu lõm ở vị trí thích hợp có thể cho một chùm tia phản xạ đi song song.
III. Vận dụng:
C6: Nhờ có gương cầu lõm biến đổi tia sáng phân kì thành tia sáng song song có thể truyền đi xa mà không bị phân tán.
C7: Đưa bóng đèn ra xa gương.
* Ghi nhớ: SGK
III). Tiến trình bài giảng
ổn định tổ chức
Bài giảng;
Hoạt động 1: Kiểm tra – tạo tình huống (2 phút).
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra: Yêu cầu HS sẽ kiểm tra 15 phút vào cuối giờ.
* Tình huống: Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu. Liệu gương cầu lõm có tạo được ảnh của một vật giống như gương cầu lồi hay không?
 Trong tiết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi nghiên cứu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm và sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm:
* HS nghe GV nêu tình huống học tập và ghi đầu đề bài học
Hoạt động 2 - Nghiên cứu ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm (10 phút)
- GV phát gương cầu lõm cho các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát và nêu đặc điểm của gương cầu lõm?
- Vậy ảnh tạo bởi gương cầu lõm có giống với các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng hay gương cầu lồi hay không chúng ta sẽ cùng tiến hành làm thí nghiệm. GV yêu cầu HS đọc và nêu cách tiến hành TN trong SGK. 
- GV: Chúng ta sẽ tiến hành TN như SGK để trả lời câu hỏi C1: GV yêu cầu HS đọc và nêu nội dung câu hỏi C1?
- GV yêu cầu HS tiến hành TN và trả lời câu C1 SGK?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu câu C2 và nêu cách bố trí tiến hành thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS tiến hành TN và cho nhận xét.
- Từ các phần trên GV yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận SGK?
I. ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
- HS nêu đặc điểm của gương cầu lõm: gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của 1 phần mặt cầu.
- HS đọc và tiến hành TN như SGK 
- HS đọc C1.
- HS tiến hành và trả lời câu C1: ảnh của cây nến là ảnh ảo lớn hơn vật.
- HS đọc câu C2 và nêu cách bố trí TN
 - HS tiến hành TN.
- HS hoàn thành kết luận
Hoạt động 3 - Nhiên cứu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm (15 phút)
- Cho HS đọc và nêu cách tiến hành TN?
- GV tiến hành TN cho HS quan sát và cho nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu C4 SGK?
- Cho HS đọc và nêu cách tiến hành TN?
- GV tiến hành TN cho HS quan sát và cho nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu C5 SGK?
1/ Đối với chùm tia tới song song
* Câu C3 h/s làm thí nghiệm 
- Kết quả chieú 1 chùm tia tới // lên gương cầu lõm thu đực một chùm tia phản xạ hội tụ tại 1 điểm trước gương
* Câu C4: H/s giải được - Vì mặt trời ở xa chùm tia tới là chùm // do đó phản xạ hội tụ tại 1 điểm trước gương do đó vật nóng lên
2/ Với 1 chùm tia sáng phân kỳ:
a) Chùm tia tới phân kỳ ở 1 vị trí thích hợp tới gương cho ta 1 chùm phản xạ //
b) Thí nghiệm: h/s tự làm thí nghiệm theo câu C5
Chùm sáng ra khỏi đèn hội tụ tại 1 điểm tới gương cầu lõm thì phản xạ //
Hoạt động 6 - Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà (10 phút)
* Vận dụng:
- GV yêu cầu HS đọc phần tìm hiểu đèn pin. Chỉ rõ các bộ phận trên hình vẽ?
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu C6; C7?
* Củng cố: GV yêu cầu HS nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm và sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm?
* Hướng dẫn về nhà:
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung của bài.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Chuẩn bị trước bài mới “bài tổng kết chương 1”. Tự trả lời hết phần tự kiểm tra. Và làm trước phần vận dụng.
III. Vận dụng:
- HS đọc và chỉ các bộ phận của đèn trên hình vẽ.
- C6: Nhờ có gương cầu lõm biến đổi tia sáng phân kì thành tia sáng song song có thể truyền đi xa mà không bị phân tán.
- C7: Đưa bóng đèn ra xa gương.
- HS trả lời:
- HS nghe hướng dẫn về nhà.
đề kiểm tra 15 phút
Câu 1:
	Em hãy so sánh các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm?
Câu 2:
	Tại sao người ta dùng gương cầu lồi để làm gương xe mà không dùng gương cầu lõm? làm như vậy có tác dụng gì? 
Câu 3: (Dành cho học sinh lớp chọn).
	Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn?
Hướng dẫn chấm bài:
Câu
Nội dung
Thang điểm
Lớp đại trà
Lớp chọn
1
* Giống: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2đ
2đ
* Khác nhau về độ lớn của ảnh so với vật:
1đ
1đ
- Gương phẳng: ảnh lớn bằng vật
1đ
1đ
- Gương cầu lồi: ảnh nhỏ hơn vật
1đ
1đ
- Gương cầu lõm: ảnh lớn hơn vật
1đ
1đ
2
* Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kính thước. 
2đ
1đ
* Làm như vậy người lái xe có thể quan sát được vùng rộng hơn ở phía sau và có thể tránh được tai nạn.
2đ
1đ
3
 Nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu được xa hơn vì pha đèn có thể tạo ra một chùm tia phản xạ song song và ít bị phân tán hơn.
2đ
IV. rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8.doc