Giáo án Vật lý 7 Học kì I

Giáo án Vật lý 7 Học kì I

CHƯƠNG I. QUANG HỌC

Tiết 1: Bài 1 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I- MỤC TIÊU

1-Kiến thức

• Bằng thí nghiệm HS nhận thấy: muốn nhận biết được a’s’ đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có a’s’từ các vật đó truyền vào mắt ta.

• Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.

2-Kỹ năng

• Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết a’s’và vật sáng.

3-Thái độ

• Biết nghiêm túc quan sát các hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được.

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

Mỗi nhóm: Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin

 

doc 68 trang Người đăng vultt Lượt xem 1260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. QUANG HỌC
Tiết 1: Bài 1 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I- MỤC TIÊU
1-Kiến thức
Bằng thí nghiệm HS nhận thấy: muốn nhận biết được a’s’ đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có a’s’từ các vật đó truyền vào mắt ta.
Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
2-Kỹ năng
Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết a’s’và vật sáng.
3-Thái độ
Biết nghiêm túc quan sát các hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Mỗi nhóm: Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin
III- HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập(10 phút)
-Yêu cầu HS đọc phần thu thập thông tin của chương.
-GV yêu cầu 2,3 HS nhắc lại.
-GV nêu lại trọng tâm của chương.
-Trong gương chữ MÍTà trong tờ giấy là chữ gì?
-Yêu cầu HS đọc tình huống của bài.
-Để biết bạn nào sai, ta hãy tìm hiểu xem khi nào nhận biết được a’s’?
Hoạt động 2:Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được a’s’(10 phút)
-Quan sát và thí nghiệm.
-Yêu cầu HS trả lời trường hợp nào mắt ta nhận biết được a’s’?
-HS nghiên cứu 2 trường hợp để trả lời câu hỏi C1.
-Yêu cầu HS điền vào chổ trống hoàn thành kết luận.
Hoạt động 3:Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật(10 phút)
-GV:Ở trên ta đã biết: ta nhận biết được a’s’ khi có truyền vào mắt ta. Vậy, nhìn thấy vật cần có a’s’ từ vật đến mắt không? Nếu có thì a’s’ phải đi từ đâu?
-Yêu cầu HS đọc câu C2 và làm theo lệnh C2.
-Yêu cầu HS lắp thí nghiệm như SGK, hướng dẫn để HS đặt mắt gần ống.
-Nêu nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trong hộp kín.
-Nhớ lại: a’s’ không đến mắtàcó nhìn thấy a’s’ không?
Hoạt động 4:Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng(5 phút)
-Làm thí nghiệm 1.3: có nhìn thấy bóng đèn sáng?
-Thí nghiệm 1.2a và 1.3: ta nhìn thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng. Vậy chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
-GV thông báo: Vậy dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng đều phát ra a’s’àgọi là vật sáng.
-Yêu cầu HS nghiên cứu và điền vào chổ trống hoàn thành kết luận.
Hoạt động 5:Củng cố - Vận dụng - Hướng dẫn về nhà(10 phút)
1-Vận dụng:
-Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu C4,C5.
-Tại sao nhìn thấy cả vệt sáng?
2-Củng cố:
-Qua bài học, yêu cầu HS rút ra kiến thức thu thập được.
-GV cùng HS tham khảo thêm mục “Có thể em chưa bết”
3-Hướng dẫn về nhà:
-Trả lời câu hỏi C1, C2, C3.
-Học thuộc phần ghi nhớ.
-Làm bài tập 1.1 đến 1.5 tr.3 SBT
-HS đọc trong 2 phút.
-1 đến 3 em nhắc kiến thức cơ bản của chương
-HS đoán chữ . . . 
-HS đọc tình huống
-Dự đoán: Hải sai: số bạn
 Thanh sai: số bạn
-HS đọc 4 trường hợp được nêu trong SGK.
-Gọi 3 HS nêu kết quả nghiên cứu của mình.
-HS trả lời:
Trường hợp 2: Ban đêm đứng trong phòng kín đóng cửa, mở mắt, bật đèn.
Trường hợp 3: Ban ngày đứng ngoài trời mở mắt.
-HS ghi bài:
C1: Trường hợp 2 và 3 có đk giống nhau là: Có ánh sáng và mở mắt nên a’s’ lọt vào mắt.
*Kết luận: Mắt ta nhận biết được a’s’khi có a’s’ truyền vào mắt ta.
-HS đọc câu C2 trong SGK.
-HS thảo luận và làm thí nghiệm C2 theo nhóm.
a-Đèn sáng: có nhìn thấy (H1.2a).
b-Đèn tắt: Không nhìn thấy (H1.2b).
-Có đèn để tạo ra a’s’ à nhìn thấy vật chứng tỏ:
+a’s’ đến giấy trắngà a’s’ từ giấy trắng đến mắt thì nhìn thấy giấy trắng.
*Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có a’s’ từ vật truyền vào mắt ta.
-HS thảo luận theo nhóm để tìm ra đặc điểm giống nhau và khác nhau để trả lời câu C3.
+Giống: Cả 2 đều có a’s’ truyền tới mắt.
+Khác: Giấy trắng là do a’s’ từ đèn truyền tới rồi a’s’ từ giấy trắng truyền tới mắtàgiấy trắng không tự phát ra a’s’. Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra a’s’.
*Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra a’s’ gọi là nguồn sáng
-Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
C4: Trong cuộc tranh cãi bạn Thanh đúng vì a’s’ từ đèn pin không chiếu vào mắtàmắt không nhìn thấy được.
C5: Khói gồm các hạt li ti, các hạt này được chiếu sáng trở thành vật sángàa’s’ từ các hạt đó truyền đến mắt.
-Các hạt xếp gần như liền nhau nằm trên đường truyền của a’s’àtạo thành vệt sáng mắt nhìn thấy.
Yêu cầu HS nêu được:
+Ta nhận biết được ánh 
+Ta nhìn thấy một vật 
+Nguồn sáng là vật tự 
+Vật sáng gồm 
+Nhìn thấy màu đỏàcó a’s’ màu đỏ đến mắt.
+Có nhiều loại a’s’màu.
+Vật đen không trở thành vật sáng.
I-NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có a’s’ truyền vào mắt ta.
II-NHÌN THẤY MỘT VẬT
Ta nhìn thấy một vật khi có a’s’ từ vật truyền vào mắt ta.
III-NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra a’s’.
Ví dụ: Mặt Trời, dây tóc bóng đèn,
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Ví dụ: Mặt Trăng, Mặt Trời, dây tóc bóng đèn,
Tiết 2: 	Bài 2 SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG 
I- MỤC TIÊU
1-Kiến thức
Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của a’s’.
Phát biểu được định luật truyền thẳng a’s’.
Biết vận dụng định luật truyền thẳng a’s’vào xác định đường thẳng trong thực tế.
Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng.
2-Kỹ năng
Bước đầu tìm ra định luật truyền thẳng a’s’ bằng thực nghiệm.
Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một số hiện tượng về a’s’.
3-Thái độ
Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Mỗi nhóm: 1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng , dài 200mm, 1 nguồn sáng dùng pin, 3 màn chắn có đục lỗ như nhau, 3 đinh ghim mạ mũ nhựa to.
III- HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Kiểm tra-Tổ chức tình huống học tập(10 phút)
1-Kiểm tra:
HS1:-Khi nào ta nhận biết được a’s’?
-Khi nào ta nhìn thấy vật?
-Giải thích hiện tượng ta nhìn thấy vệt sáng trong khói hương?(hoặc đám bụi ban đêm)
HS2: Sửa bài tập 1.1, 1.2 SBT
-GV kiểm tra vở bài tập của 1 số HS.
2-Tổ chức tình huống học tập
Cho HS đọc phần mở bài SGKàEm có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải?
-GV ghi lại ý kiến của HS trên bảng để sau khi học bài HS so sánh kiến thức với dự kiến.
Hoạt động 2:Nghiên cứu tìm quy luật đường truyền của ánh sáng(15 phút)
-GV: Dự đoán a’s’ đi theo đường cong hay gấp khúc?
-Nêu phương án kiểm tra?
-GV xem xét các phương án của HS có thể cùng HS thảo luận các phương án của HS nào có thể thực thi được, phương án nào không thực hiện được vì sao?
-Yêu cầu HS chuẩn bị thí nghiệm kiểm chứng.
-Không có ống thẳng thì a’s’ có truyền theo đường thẳng không? Có phương án nào kiểm tra được không?
Nếu phương án HS không thực hiện được thì làm theo SGK.
-Để cho HS nêu phương án thử, sau đó giúp HS thử không cần kiểm tra 3 lỗ A, B, C mà chỉ cần kiểm tra 3 bản 1,2,3 nằm trên cùng 1 đường thẳng(vì 3 bản giống hệt nhau).
-Chú ý chỉ lệch 1-2cm tránh lệch hẳn vì ánh sáng vẫn lọt qua 2 lỗ còn lại.
-a’s’ chỉ truyền theo đường nào?
Thông báo qua thí nghiệm: môi trường không khí, nước, tấm kính trongàgọi là môi trường trong suốt.
-Mọi vị trí trong môi trường đó có tính chất như nhauà đồng tínhàrút ra định luật truyền thẳng a’s’àHS nghiên cứu định luật trong SGK và phát biểu.
Hoạt động 3:Nghiên cứu thế nào là tia sáng,chùm sáng(10 phút)
-Quy ước tia sáng như thế nào?
Thí nghiệm hình 2.3 không thực hiện vì a’s’ của thí nghiệm có thể có cường độ lớn chiếu vào mắt HS gây nguy hiểm do đó chỉ quy ước cách vẽ.
Chú ý: khe hở phải để // với màn.
-Quy ước vẽ chùm sáng như thế nào?
-Thực tế thường gặp chùm sáng gồm nhiều tia sáng.
-Thay tấm chắn 1 khe bằng tấm chắn 2 khe //.
-Vặn pha đènà tạo ra 2 tia //, 2 tia hội tụ, 2 tia phân kỳ.
-Yêu cầu HS trả lời câu C3.
-Mỗi ý, GV yêu cầu 2 em phát biểu ý kiến rồi ghi vào vở.
-Nếu sử dụng bộ thí nghiệm tọa chùm sáng // và chùm sáng phân kỳ thì GV hướng dẫn HS rút đèn ra xa hoặc đẩy vào gầnàtạo ra các chùm sáng theo ý muốn.
Hoạt động 4:Củng cố - Vận dụng - Hướng dẫn về nhà(10 phút)
1-Vận dụng:
-Yêu cầu HS giải đáp câu C4.
-Yêu cầu HS đọc câu C5 và bằng kinh nghiệm nêu cách đều chỉnh 3 kim thẳng hàng.
Nếu HS nói đúngàyêu cầu HS thực hiện.
Nếu HS nói không đúng thì GV hướng dẫnàsau đó yêu cầu HS giải thích.
2-Củng cố:
-Phát biểu định luật truyền thẳng a’s’.
-Biểu diễn đường truyền của a’s’.
-Khi ngắm phân đội em xếp thẳng hàng, em phải làm ntn? Giải thích.
3-Hướng dẫn về nhà:
-Phát biểu định luật truyền thẳng a’s’.
-Biểu diễn đường truyền của a’s’ ntn?
-Làm bài tập 2.1 đến 2.4 tr.4 SBT
-1HS lên bảng trả lời, các HS dưới lớp chú ý lắng nghe phần trình bày của bạn, nêu nhận xét.
-1HS lên bảng sửa bài tập.
HS sửa vào vở nếu sai.
-1,2HS nêu dự đoán.
-1,2HS nêu phương án:(khả năng HS sẽ nêu được a’s’ truyền qua khe hở hẹp đi thẳng hoặc a’s’ từ đèn phát ra đi thẳng)
-Bố trí thí nghiệm: Hoạt động cá nhân lần lượt mỗi HS quan sát dây tóc bóng đèn pin qua ống thẳng và ống cong. Trả lời câu C1.
Ống thẳng: nhìn thấy dây tóc bóng đèn đang phát sáng àa’s’ từ dây tóc bóng đèn qua ống thẳng tới mắt.
Ống cong: không nhìn thấy dây tóc bóng đènàa’s’ từ dây tóc bóng đèn không truyền theo đường cong.
-HS nêu phương án.
-HS bố trí thí nghiệm.
+Bật đèn
+Để 3 màn chắn 1,2,3 sao cho nhìn qua 3 lỗ A,B,C vẫn thấy đèn sáng.
+Kiểm tra 3 lỗ A,B,C có thẳng hàng không?
àHS ghi vở: 3 lỗ A,B,C thẳng hàngàánh sáng truyền theo đường thẳng.
-Để lệch 1 trong 3 bản, quan sát đèn. HS quan sát: không thấy đèn.
*Kết luận: Đường truyền a’s’ trong không khí là đường thẳng.
-HS phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.
-HS ghi định luật vào vở.
-HS vẽ đường truyền a’s’ từ điểm sáng S đến điểm sáng M
 S M
Mũi tên chỉ hướng àtia sáng SM
-Quan sát màn chắn: có vệt sáng hẹp thẳngàhình ảnh đường truyền của a’s’.
-HS nghiên cứu SGK trả lời: vẽ chùm sáng thì chỉ cần vẽ 2 tia ngoài cùng.
-Vặn pha đèn, trên màn chắnà2 tia //
-Vặn pha đèn, trên màn chắnà2 tia hội tụ.
-Vặn pha đèn, trên màn chắnà2 tia phân kỳ.
-Trả lời câu hỏi C3:
a-Chùm sáng // gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b-Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c-Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
-Câu C4 yêu cầu HS nêu được: a’s’ từ đèn phát ra đã truyền tới mắt ta theo đường thẳng(qua 2 thí nghiệm hình 2.1 và 2.2).
-HS nêu phương án.
-HS làm thí nghiệm
-Đặt mắt sao co chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại.
-Giải thích: kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, kim 2 là vật chắn sáng của kim 3.
Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2,3 bị chắn không tới mắt.
-2HS lần lượt phát biểu.
-Tuỳ theo trình bày của HS nhưng phẩi có 2 yếu tố:
+a’s’ truyền thẳng.
+a’s’ từ vật đến mắtàmắt mới nhìn thấy vật sáng.
I-ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG.
Đường truyền a’s’ trong k ... ất kết quả.
2-Củng cố
-GV: Qua bài học này các em cần ghi nhớ các kiến thức sau. GV chiếu kết quả trên màn hình.
-Qua bài học này các em cần rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân:
khi đến các nơi: trường học, bệnh viện, công sở cần “đi nhẹ, nói khẽ”. Trong giờ học phải giữ gìm trật tự vì không làm ồn là biểu hiện của người có văn hoá
3-Hướng dẫn về nhà 
Về nhà học bài phần ghi nhớ.
Làm bài tập trong SBT : Bài 15.3, 15.4, 15.5, 15.6.
Để chuẩn bị cho tiết Tổng kết chương 2: ÂM HỌC các em về nhà làm các câu hỏi Tự kiểm tra trang 45 SGK vào phiếu học tập mà thầy sẽ phát cho các em, đồng thời các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình ra giấy A0 
Tổ 1, 2 phụ trách câu 1 và câu 6; Tổ 3, 4 phụ trách câu 2 và câu 4; Tổ 5, 6 phụ trách câu 3, 5, 7, 8.
Về nhà đọc “có thể em chưa biết”.
-HS trả bài trên bảng
a) Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
b) Tường gạch ống, kính, lá cây, tấm kim loại 
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Vì những tiếng ồn đó ảnh hưởng không tốt dến sức khoẻ của chúng ta.
-HS đọc C1 và quan sát các hình trên màn hình.
-HS thảo luận nhóm 2 phút để thống nhất trả lời câu C1 vào phiếu học tập.
-Đại diện 3 HS trả lời.
*Hình 15.1 Tiếng sét to có thể làm cho một vài em bé sợ hãi nhưng chưa phải là ô nhiễm tiếng ồn đối với nhiều người
*Hình 15.2 có ô nhiễm Tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.
*Hình 15.3: Tiếng ồn to, kéo dài từ chợ gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS.
-HS nêu nhận xét, bổ sung àthống nhất kết quả.
-HS trả lời câu kết luận
Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
HS: trả lời àghi vở.
-HS đọc, quan sát hình và suy nghĩ câu C2 
-HS thảo luận toàn lớp àthống nhất kết quảà1HS lên bảng chọn.C2: b, d 
-HS đọc đề bài trên màn hình àthảo luận toàn lớp thống nhất kết quả à1HS lên bảng chọn kết quả 15.1 D
- HS lắng nghe GV đặt vấn đề chuyển ý.
-HS đọc thông tin trên màn hình và trả lời: 
*Cấm bóp còi inh ỏi, lắp pô xe.
*Trồng cây xanh
*Xây tường chắn, làm trần nhà bàng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa..
-HS giải thích:
*Cấm bóp còi, lắp pô xe là giảm độ to của tiếng ồn phát ra.
*Trồng cây xanh làm cho tiếng ồn đến phản xạ theo nhiều hướng.
*Trần nhà bằng xốp, xây tường, phủ dạ, nhung trên tường. là ngăn cản tiếng ồn truyền qua.
-HS thống nhất kết quả.
-HS trao đổi nhóm, thống nhất các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn, ghi kết quả vào phiếu học tập
-HS trả lời và nêu nhận xét, thống nhất kết quả trên màn hình.
-HS đọc đề bài tại chổ 
-1 HS chọn câu B, 1HS nêu nhận xét, giải thích : Do biên độ dao động của nguồn âm có liên quan đến độ to của âm, cả lớp thống nhất kết quả và 1 HS lên bảng chọn
a) gạch ống, bê tông, gỗ
b) kính, lá cây 
-HS trả lời: Những vật liệu dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi chung là vật liệu cách âm.
-HS nêu nhận xét.
-HS cả lớp thống nhất, ghi vở.
-HS thảo luận toàn lớp àHS thống nhất kết quả.
-Một HS trả lời tại chổ
*Hình 15.2 Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc
*Hình 15.3 Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng cửa các phòng học, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây xanh xung quanh; chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác.
-Một HS nêu nhận xét, bổ sung (nếu có)
-HS cả lớp thống nhất kết quả.
-HS cả lớp xem đoạn phim, suy nghĩ và viết các biện pháp giúp gia đình bạn Thuy chống ô nhiễm tiếng ồn.
-Kết quả: (Tùy HS)
-HS thống nhất kết quả
-HS đọc lại thông tin trên màn hình để khắc sâu kiến thức.
I.NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người.
II.TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
-Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần:
*Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.
*Ngăn chặn đường truyền âm.
*Làm cho âm truyền theo hướng khác.
-Những vật liệu dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi chung là vật liệu cách âm.
TIẾT 17	BÀI 16. TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: ÂM HỌC
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Qua bài này HS được : 
Cùng ôn lại, củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến: nguồn âm, độ to của âm, môi trường truyền âm, phản xạ âm - tiếng vang, chống ô nhiễm tiếng ồn.
2.Kỹ năng: 
Vận dụng kiến thức âm thanh vào cuộc sống (biết đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn vào câu 7 tr.46 SGK).
Chống lại mê tín dị đoan bằng lập luận khoa học vững chắc (câu 5 tr.46 SGK).
3.Thái độ:
Tự tin vận dụng kiến thức khoa học vào giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV – HS .
HS chuẩn bị câu hỏi ở phần tự kiểm tra, học bài, đọc SGK, trình bày sản phẩm của các nhóm trên giấy A0 
GV chuẩn bị phiếu học tập (câu 3 tr.46 SGK), 1 đàn ghi – ta, hình ảnh về đàn, sáo, thổi kèn lá, trống đồng Đồng Sơn, 4 đoạn phim về 4 câu hỏi 2, 4 , 5, 6 tr.46 SGK.
Trò chơi ô chữ.
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề (8 phút)
1.Kiểm tra bài cũ:
-GV nêu câu hỏi kiểm tra trên màn hình:
a) Để chống ô nhiễm tiếng ồn con người cần làm gì ? (6đ)
b) Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy nằm cạnh đường quốc lộ 1 nhiều xe cộ qua lại. Em hãy đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này ứng với ba cách trên ? (4đ)
-GV gọi 1 em lên bảng trả lời.
 HS lớp suy nghĩ và chuẩn bị nhận xét câu trả lời của bạn.
2.Đặt vấn đề:
-Chúng ta đã tìm hiểu các kiến thức về nguồn âm, độ to của âm, môi trường truyền âm, phản xạ âm - tiếng vang, chống ô nhiễm tiếng ồn. Trong tiết học này chúng ta sẽ tổng kết các kiến thức trên thông qua việc giải quyết các câu hỏi và các tình huống ở SGK tr.45, 46.
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức cơ bản (10 phút)
-GV gọi các tổ trình bày sản phẩm của nhóm mình trên bảng, và đồng thời yêu cầu nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị câu hỏi tự kiểm tra của các bạn trong nhóm.
-Gọi HS trong tổ tự đánh giá kết quả của tổ mình và ghi điểm cho tổ
-Gọi HS nhận xét chéo.
Hoạt động 3: Vận dụng (16 phút)
-GV chiếu câu 1 trên màn hình: Hãy chỉ ra bộ phận phát âm trong những nhạc cụ: đàn ghi ta, kèn lá, sáo trống.
-Gọi HS trả lời tại chổ.
Gọi 1 HS nêu nhận xét.
-GV: chúng ta sẽ kiểm tra lại quan hệ giữa dao động của các sợi dây đàn với âm to, âm nhỏ, âm cao, âm thấp bằng cách các em thảo luận tại nhóm với đàn ghi ta và trình bày câu trả lời ra phiếu học tập.
Chúng ta thực hiện như thế nào? (đánh đàn ntn?)
-Bây giờ các em thảo luận tại nhóm 1 phút và trả lời trên phiếu học tập.
-Gọi một HS trả lời trên màn hình.
-GV: Bây giờ chúng ta sẽ gặp gỡ 4 em HS trường THCS Ngô Văn Nhạc để chúng ta trả lời các câu hỏi của các tình huống mà các bạn ấy đặt ra nhé.
-GV thông báo: 4 đoạn phim sau tương ứng với 4 bài tập theo thứ tự Câu 2, câu 6, câu 4, câu 5 SGK tr. 46.
-GV: Hai phim đầu các em sẽ trả lời tại chổ, 2 phim sau các em thảo luận ở nhóm (1 phút mỗi phim) để trả lời và viết ra phiếu học tập.
-Hết mỗi đoạn phim GV dừng lại cho HS trả lời và thống nhất kết quả.
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ (10 phút)
-GV giới thiệu ô chữ của chúng ta hôm nay gồm có 5 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc. Các em sẽ điền đầy đủ các từ hàng ngang và sau đó các em sẽ tìm được từ hàng dọc.
-GV tổng kết trò chơi và khen thưởng cho HS.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (1 phút)
-Các em về nhà ôn lại kiến thức chương 2: Âm học
-Đọc thêm ở sách tham khảo, SBT.
-Chuẩn bị ôn tập để thi học kỳ I.
-HS đọc câu hỏi.
-HS trả lời:
a-Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần:
*Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.
*Ngăn chặn đường truyền âm.
*Làm cho âm truyền theo hướng khác.
b)*Treo biển cấm bóp còi
 *Đóng cửa các phòng, xây tường bao quanh bệnh viện.
*Trồng nhiều cây xanh.
-HS lớp nêu nhận xét, thống nhất ghi điểm cho bạn.
-HS lắng nghe.
-HS đại diện các tổ treo sản phẩm của mình trên bảng.
-Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn trong tổ.
-HS trong tổ tự đánh giá kết quả của tổ mình – ghi điểm cho tổ.
-HS nêu nhận xét chéo.
-HS lớp quan sát, đọc đề bài tại chổ.
-HS trả lời tại chổ:
Bộ phận phát âm của:
*đàn ghi ta là: dây đàn
*kèn lá là: phần lá bị thổi.
*sáo là: cột khí trong ống.
*trống là: mặt trống.
-HS nêu nhận xét.
-HS lắng nghe và trả lời : 
Chúng ta đánh đàn mạnh và nhẹ quan sát dao động của dây đàn, lắng nghe tiếng đàn phát ra và nêu nhận xét.
-HS thảo luận tại nhóm và trình bày ra phiếu học tập.
-Sau đó 1 HS trả lời trên màn hình.
-HS lắng nhe GV giới thiệu, mở SGK tr.46 và trả lời tại chổ 2 phim đầu. 
Hai phim sau các em thảo luận tại nhóm (mỗi phim 1 phút)
-HS thực hiện nhịp nhàng theo tổ chức của GV.
Kết quả:
Câu 2: C. Âm không thể truyền trong chân không (bạn Thuy đúng)
Câu 6: A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ. (bạn Thuy đúng)
Câu 4: âm từ miệng qua không khí đến 2 nón qua không khí rồi đến tai người kia.
Câu 5. Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ 2 bên vách tường. Ban ngày, tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ, hoặc bị tiếng ồn từ chợ át đi nên chỉ nghe mỗi tiếng chân.
- HS quan sát ô chữ và đại diện 5 nhóm điền từ hàng ngang, 1 nhóm tìm từ hàng dọc.
I. TỰ KIỂM TRA.
1.a)dao động.
 b)tần số héc (Hz)
 c)đềxiben (dB).
 d)340m/s.
 e)70dB.
2.a)Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng.
b) Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.
c)Dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to.
d)Dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ.
3.a) Không khí b) Rắn
d)Lỏng
4.Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp mặt chắn.
5.D.Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra.
6.a) . . . cứng . . . nhẵn.
 b) . . . mềm . . . gồ ghề.
7.b)Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá.
 d)Hát karaôkê to lúc ban đêm
8.Một số vật liệu cách âm tốt là: bông, vải xốp, gạch, gỗ bêtông , . . .
II.VẬN DỤNG
Mục lục
Trang
Chương 1.QUANG HỌC	1
Tiết 1: 	Bài 1: Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng	1
Tiết 2: 	Bài 2: Sự truyền ánh sáng	4
Tiết 3: 	Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng	8
Tiết 4: 	Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng	13
Tiết 5: 	Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng	17
Tiết 6: 	Bài 6: Thực hành vẽ và quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng	21
Tiết 7: 	Bài 7: Gương cầu lồi	23
Tiết 8: 	Bài 8: Gương cầu lõm	26
Tiết 9: 	Bài 9: Tổng kết chương 1. QUANG HỌC	30
Tiết 10: 	Kiểm tra một tiết	32
Chương 2 .ÂM HỌC	34
Tiết 11: 	Bài 10: Nguồn âm	34
Tiết 12: 	Bài 11: Độ cao của âm	37
Tiết 13: 	Bài 12: Độ to của âm	43
Tiết 14: 	Bài 13: Môi trường truyền âm	47
Tiết 15: 	Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang	52
Tiết 16: 	Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn	56
Tiết 17: 	Bài 16: tổng kết chương 2. ÂM HỌC	63

Tài liệu đính kèm:

  • docly7 hkI.doc