Giáo án Vật lý 7 - Học kì I - Tiết 4: Định luật phản xạ ánh sáng

Giáo án Vật lý 7 - Học kì I - Tiết 4: Định luật phản xạ ánh sáng

Tiết 4 – Bài 4 : ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

I. Mục tiêu :

 1. Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.

 2. Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, trong mỗi thí nghiệm .

 3. Phát biếu được định luật phản xạ ánh sáng.

 4. Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm :

 + 1 Gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.

 + 1 Đèn pin có tia sáng đục lỗ để tạo tia sáng (chùm sáng hẹp song song)

 + 1 Tờ giấy dán trên tấm gổ phẳng nằm ngang.

 + Thước đo góc mỏng.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Học kì I - Tiết 4: Định luật phản xạ ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 – Bài 4 : ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG 
I. Mục tiêu : 
	1. Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.
	2. Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, trong mỗi thí nghiệm .
	3. Phát biếu được định luật phản xạ ánh sáng.
	4. Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	 1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Chuẩn bị cho mỗi nhóm :
	+ 1 Gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.
	+ 1 Đèn pin có tia sáng đục lỗ để tạo tia sáng (chùm sáng hẹp song song)
	+ 1 Tờ giấy dán trên tấm gổ phẳng nằm ngang.
	+ Thước đo góc mỏng. 
	2 . Chuẩn bị của học sinh :
	- Đọc và tìm hiểu trước bài 4
	3 . Cách tổ chức : 
	- Lớp học : HĐ1; HĐ2; HĐ5; HĐ6; HĐ7
	- Nhóm : HĐ3; HĐ4.
III. Tổ chức hoạt đôïng dạy học :
	1. Kiểm tra bài củ :( 3’)
	- Bóng tối là gì? Bóng nữa tối là gì? Vì sao có bóng tối, bóng nữa tối? BT3.4
	- Nhật thực là gì? Nguyệt thực là gì? BT3.2
	2. Hoạt động 1 ( Tổ chức tình huống học tập ) :( 2’) 
	- GV : Chiếu đèn pin vào gương. Ta phải đặt đèn pin như thế nào để để tia sáng hắt lại đến đúng điểm A trên tường.Ú Muốn làm được điều đó ta phải biết được mối quan hệ giữa tia sáng từ đèn pin chiếu ra và tia sáng hắt lại trên gương.
	3. Thu thập và xử lý thông tin : 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
3’
5’
15’
3’
5’
5’
 Ø Hoạt động 2 : Sơ bộ đưa ra khái niệm gương phẳng. 
- Yêu cầu HS cầm gương lên soi.Ú các em thấy gì trong gương?
- Hình ảnh ta quan sát được trong gương là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
- Các em hãy nhận xét xem mặt gương có đặc điểm gì?
C1:
- Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng?
 Ø Hoạt động 3 : Sơ bộ hình thành biểu tượng về sự phản xạ ánh sáng.
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
- Trong thí nghiệm của chúng ta tia sáng đi từ vật sáng đến gương gọi là tia tới. 
- Yêu cầu HS chiếu đèn pin đi là là trên mặt tờ giấy đến gương phẳng, sau đó quan sát tia sáng hắt lại từ gương Ú Tia sáng hắt lại theo theo nhiều hướng khác nhau hay theo một hướng xác định?
- Hiện tượng tia sáng sau khi tới gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định gọi là sự phản xạ ánh sáng, tia sáng bị hắt lại gọi là tia phản xạ.
Ø Hoạt động 4 : Tìm quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng. 
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm H4.2, hướng dẫn HS cách tạo ra tia sáng và theo dõi đường truyền của ánh sáng như sau.
 + Dùng đèn pin có nắp chắn đục lỗ chiếu một tia sáng tới gương phẳng, sao cho tia sáng đi là là trên mặt tờ giấy. Gọi đó là tia tới SI.
 + Quan sát khi tia tới gặp gương phẳng thì đổi hướng cho tia phản xạ. Thay đổi hướng đi của tia tới xem hướng của tia phản xạ phụ thuộc vào hướng của tia tới và gương như thế nào?
 1. Xác định mặt phẳng chứa tia phản xạ:
C2:
- Yêu cầu HS đọc C2, sau đó làm thí nghiệm theo nhóm.Ú tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?
- Trong thí nghiệm I gọi là điểm tới, IN gọi là đường pháp tuyến tại điểm tới.
- Điểm tới là gì?(giao điểm của tia tới với gương)
- Đường pháp tuyến tại điểm tới là gì? (đường vuông góc với gương tại điểm tới)
- Yêu cầu HS điền vào ô trống. 
2. Tìm vị trí của tia phản xạ trên mặt phẳng đã được xác định, nghĩa là tìm phương của tia phản xạ:
- Trong thí nghiệm của chúng ta:
 + Góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới gọi là góc tới.
 + Góc tạo bởi tia phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới là góc phản xạ.
- Theo các em góc tới và góc phản xạ quan hệ với nhau như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm kiểm chứng, sau đó điền vào bảng kết quả thí nghiệm.
- Kết quả thí nghiệm so với dự đoán của chúng ta như thế nào?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận (điền vào ô trống)
Ø Hoạt động 5 :Phát biểu định luật. 
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
- Góc phản xạ quan hệ với góc tới như thế nào?
- Người ta đã làm thí nghiệm với các môi trường trong suốt và đồng tính khác cũng đưa đến kết luận như trong không khí. Do đó kết luận trên có ý nghĩa khái quát có thể coi là một định luật gọi là định luật phản xạ ánh sáng.
- Gọi 1 HS đọc định luật.
Ø Hoạt động 6 : Thông báo về quy ước cách vẽ.
- Treo hình vẽ (H4.3).
- SI : là gì?
- IN: là gì?
- SIN : là gì?
- INR : là gì? 
Ø Hoạt động 7 :Vận dụng. 
 C4:
- Treo H4.4
- Hãy vẽ tia phản xạ?
- Giư õ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tí phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì đặt gương như thế nào?
- Vẽ hình.
- Thực hiện, trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời. 
-Trả lời. 
- Đọc SGK.
- Quan sát, lắng nghe.
- Làm thí nghiệm, thảo luận theo nhóm.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Đọc SGK và làm thí nghiệm sau đó thảo luận theo nhóm.
- Lắng nghe.
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Điền vào ô trống.
- Lắng nghe.
- Trả lời. 
- Làm thí nghiệm và thảo luận theo nhóm.
- Trả lời. 
- Điền vào ô trống.
- Trả lời. 
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Quan sát.
- Thực hiện.
- Trả lời. 
- Vẽ hình. 
I. Gương phẳng: 
 - Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là hình của vật ta quan sát được trong gương.
II. Định luật phản xạ ánh sáng:
- Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng gặp gương phẳng cho tia sáng bị hắt lại.
- Tia tới: là tia sáng đi từ vật sáng đến gương. 
- Tia phản xạ: Là tia sáng bị hắt lại khi gặp gương phẳng.
 1. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
- Điểm tới là giao điểm của tia tới và gương.
- Đường pháp tuyến tại điểm tới là đường vuông góc với gương tại điểm tới.
 2. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới?
- Góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới gọi là góc tới.
- Góc tạo bởi tia phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới là góc phản xạ.
3. Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ:
III. Vận dụng:
IV. Củng cố và dặn dò:
	4. Củng cố ( 3’): Hướng dẫn HS làm BT 4.1
	5. Dặn dò ( 1’) : Làm BT 4.1 đến 4.4
	 Đọc và tìm hiểu bài 5 , 
v Bảng biểu :	
Góc tới i
Góc phản xà I’
60o
45o
30o
V. Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4 Dinh luat phan xa anh sang.doc