Giáo án Vật lý 7 học kì II chuẩn

Giáo án Vật lý 7 học kì II chuẩn

Tiết 19: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I.Mục tiêu:

· Kiến thức :

+ Biết hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

+ Khái niệm vật nhiễm điện.

+ Làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

+ Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.

 + Biết một số ứng dụng của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

· Kỹ năng :

 + Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm

 + Dùng bút thử điện để phát hiện vật nhiễm điện

 + Quan sát, phân tích, so sánh.

 + Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

· Thái độ : Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm.

 

doc 45 trang Người đăng vultt Lượt xem 2806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 học kì II chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 19:	SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I.Mục tiêu:
Kiến thức : 
+ Biết hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
+ Khái niệm vật nhiễm điện.
+ Làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
+ Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
 + Biết một số ứng dụng của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
Kỹ năng : 
 + Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
 + Dùng bút thử điện để phát hiện vật nhiễm điện
 + Quan sát, phân tích, so sánh.
	 + Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
Thái độ : Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm.
II.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm học sinh:
-1 thước nhựa dẹt.
-1 thanh thủy tinh.
-1 mảnh nilông (pôlietilen) màu trắng đục (thường dùng làm túi đựng hàng) kích thước 13cmx25cm
-1 mảnh phim nhựa kích thước 13cm x 18cm.
-Các vụn giấy viết kích thước 1mm x 1mm.
-Các vụn nilông kích thước 0,5cm x 0,5cm.
-1 quả cầu bấc.
-1 giá treo.
-1 mảnh vải khô, 1 mảnh lụa, 1 mảnh len,
-1 mảnh nhôm mỏng kích thước 11cm x 23cm
-1 bút thử điện (hoặc bút thông mạch)
-HS kẻ sẳn bảng ghi kết quả TN vào vở.
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp 
 2.Bài mới 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
HĐ1:Tổ chức tình huống học tập 
-Giới thiệu chương “Điện học”: Ngày nay, trong cuộc sống của chúng ta, việc sử dụng điện là rất quan trọng. Vậy chúng ta đã biết gì về điện? Trong chương này sẽ giúp các em tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về điện.
-Cho HS đọc các vấn đề chính sẽ nghiên cứu trong chương 3.
-Gọi 1 HS đọc phần mở bài bài 17 SGK.
-Lắng nghe.
-Đọc bài.
-Đọc bài.
HĐ2: Làm TN1, phát hiện nhiều vật bị cọ xát có tính chất mới 
-Chia nhóm HS, phát dụng cụ TN.
-Yêu cầu HS đưa thước nhựa dẹt, mảnh nilông, thanh thủy tinh, mảnh phim nhựa lại gần các vụn giấy, vụn nilông, quả cầu bấc và rút ra nhận xét.
-Yêu cầu HS cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô, sau đó đưa thước nhựa lại gần các vụn giấy, vụn nilông, quả cầu bấc. HS ghi kết quả quan sát vào bảng.
-Cho HS làm TN tương tự với thanh thủy tinh, mảnh nilông, mảnh phim nhựa và ghi kết quả vào bảng.
-Gọi đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
-Yêu cầu HS hoàn thành kết luận 1.
-Gọi 1 số HS trình bày trước lớp, các HS khác bổ sung nếu cần.
-Nhận xét.
-Nhận dụng cụ TN.
-Tiến hành TN và rút ra nhận xét: không có hiện tượng nào xảy ra.
-Cọ xát thước nhựa và đưa lại gần các vật mẫu, ghi kết quả.
-Làm TN tương tụ với thanh thủy tinh, mảnh nilông, mảnh phim nhựa.
-Trình bày kết quả TN.
-Hoàn thành phần kết luận.
-Thảo luận trước lớp.
-Ghi nhận.
I.Vật nhiễm điện:
TN1:
 Các 
 vật
Vật bị 
cọ xát
Vụn giấy viết
Vụn nilông
Quả cầu nhựa xốp
Thước nhựa
Hút
Hút
Hút
Thanh thủy tinh
Hút
Hút
Hút
Mảnh nilông
Hút
Hút
Hút
Mảnh phim nựa
Hút
Hút
Hút
Kết luận 1: 
 Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
HĐ3: Làm TN2 phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện. 
-Đặt vấn đề: tại sao vật bị cọ xát lại có khả năng hút các vật khác?
-Hơ nóng thanh thủy tinh và đưa lại gần các mảnh vụn, thấy không có hiện tượng gì xảy ra chứng tỏ dự đoán trên là sai.
-Cho HS tiến hành TN2 để kiểm tra.
-Lưu ý HS không chạm tay vào mảnh nhôm trong TN.
-Cho HS rút ra kết luận 2.
-Giới thiệu: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất đã nêu trong các kết luận trên gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
-HS có thể dự đoán:
+Do vật bị nóng lên.
-Ghi nhận.
-Tiến hành TN.
-Ghi nhận.
-Rút ra kết luận.
-Ghi nhận.
TN2:
Kết luận 2:
 Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
HĐ4: Vân dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà. 
-Yêu cầu HS làm câu C1, C2, C3 SGK.
-Gọi một số HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung.
-Nhận xét bổ sung hoàn chỉnh.
-Gọi một số HS nhắc lại các kết luận trong bài và đọc phần ghi nhớ SGK.
-Hướng dẫn về nhà:
+Đọc “có thể em chưa biết”.
+Học bài.
+Làm bài tập 17.1 đến 17.4 SBT.
+Tìm hiểu trước bài 18 SGK:
Có mấy loại điện tích.
Các vật nhiễm điện đặt gần nhau thì xảy ra hiện tượng gì?
Cấu tạo nguyên tử.
-Trả lời câu hỏi.
-Thảo luận trước lớp.
-Ghi nhận và chép bài.
-Ghi nhận.
-Đọc bài.
-Ghi nhận.
II.Vận dụng:
C1: Do lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện do cọ xát, vì vậy tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
C2: Cánh quạt quay cọ xát với không khí và bị nhiễm điện, do đó nó hút bụi có trong không khí gần đó. Mép quạt được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất và hút bụi mạnh nhất.
C3: Do gương soi, kính cửa sổ hay nàm hình ti vi bị nhiễm điện do cọ xát nên chúng hút các bụi vải.
* Ghi nhớ : (SGK)
Ngày soạn: . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 20:	HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I.Mục tiêu:
Kiến thức : 
+ Có hai loại điện tích: dương, âm.
+ Nắm tác dụng tương hỗ giữa hai loại điện tích.
+ Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử để có thể vận dụng vào việc giải thích một số hiện tượng điện.
Kỹ năng :
+ Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
+ Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
Thái độ : Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động nhóm.
II.Chuẩn bị:
Đối với cả lớp:
-Tranh phóng to hình 18.4 SGK.
Đối với mỗi nhóm HS:
-2 mảnh ni lông màu trắng đục cỡ 13x25 cm.
-1 bút chì vỏ gỗ còn mới.
-2 thanh nhựa sẫm màu giống nhau dài 20cm, tiết diện tròn, có lỗ ở giữa để đặt vào trục quay.
-1 kẹp giấy.
-1 mảnh len cỡ 15x15cm.
-1 mảnh lụa cỡ 15x15cm.
-1 thanh thủy tinh.
-1 trục quay với mũi nhọn thẳng đứng.
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: -Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
 -Chữa bài tập 17.3 SBT.
 3.Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-Đặt vấn đề: Mọt vật bị nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác. Vậy nếu cả hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau?
-Ghi nhận.
HĐ2: Làm TN1, tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu tác dụng giữa chúng. 
-Phát dụng cụ cho mỗi nhóm HS.
-Cho đóng hết cửa và tắt quạt của lớp học để hạn chế ảnh hưởng của gió.
-Yêu cầu HS tiến hành TN như SGK.
-Lưu ý HS cần cọ xát 2 mảnh ni lông theo một chiều, số lần như nhau và mạnh như nhau.
-Cho HS thảo luận rút ra nhận xét. 
-Nhận dụng cụ.
-Thực hiện yêu cầu GV.
-Tiến hành TN và quan sát.
-Ghi nhận.
-Thảo luận, rút ra nhận xét.
I.Hai loại điện tích:
TN1: (SGK)
Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
TN2: (SGK)
Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại
HĐ3: Làm TN2 phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại 
-Cho HS cọ xát thanh thủy tinh bằng lụa rồi đưa lại gần thanh nhựa sẫm màu, quan sát hiện tượng.
-Cho HS tiếp tục cọ xát thanh nhựa bằng vải khô và cọ xát thanh thủy tinh bằng lụa rồi đưa chúng lại gần nhau, quan sát hiện tượng.
-Yêu cầu HS rút ra nhận xét.
-Đặt câu hỏi: Tại sao ta biết được chúng nhiễm điện khác loại?
-Tiến hành TN và quan sát: chúng hút nhau yếu.
-Tiến hành TN và quan sát: chúng hút nhau mạnh.
-Thảo luận rút ra nhận xét.
-Trả lời: Vì nếu nhiễm điện cùng loại thì chúng phải đẩy nhau chứ không hút nhau.
HĐ4: Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích. 
-Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận.
-Giới thiệu quy ước về điện tích dương và điện tích âm.
-Nêu vấn đề câu C1.
-Hoàn thành phần kết luận.
-Ghi nhận.
-Trả lời câu C1
Kết luận : (SGK)
C1: Mảnh vải mang điện tích dương. 
 Vì 2 vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. Thanh nhựa mang điện âm, vậy mảnh vải mang điện dương.
HĐ5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử 
-Thông báo: mọi vật đều được cấu tạo từ những nguyên tử.
-Cho HS quan sát tranh phóng to hình 18.4 SGK
-Thông báo: 
+Trong tâm nguyên tử có hạt nhân.
+Bên ngoài có các êlectrôn tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
-Yêu cầu HS nhận biết hạt nhân, đếm số dấu (+), dấu (-) của nguyên tử.
-Nhận xét: 
+Nguyên tử trung hòa về điện.
+Vật nhận thêm êlectrôn thì nhiễm điện âm
+ Vật mất đi êlectrôn thì nhiễm điện dương.
-Ghi nhận.
-Quan sát tranh.
-Ghi nhận.
-Đếm số dấu (+) và (-)
-Ghi nhận.
II.Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
 Mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử.
 Cấu tạo nguyên tử: (SGK)
HĐ5: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà 
-Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học trả lời các câu C2, C3, C4.
-Cho một số HS đọc ghi nhớ.
-Hướng dẫn về nhà: 
+Học bài, làm bài 18.1 đến 18.4 SBT
+Chuẩn bị trước bài 19.
-Trả lời các câu hỏi C2, C3, C4.
-Đọc bài.
-Ghi nhận.
III.Vận dụng:
C2:
C3: Vì các vật đó chưa bị nhiễm điện.
C4: Thước nhựa nhiễm điện âm.
 Mảnh vải nhiễm điện dương.
Ngày soạn: . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 21:	DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
I.Mục tiêu:
Kiến thức : 
 	 + Nắm vững khái niệm dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích.
+ Hiểu rõ vai trò của nguồn điện ( để duy trì dòng điện lâu dài ), nguyên tắc cấu tạo ( gồm hai cực âm, dương là 2 vật dẫn luôn luôn nhiễm điện khác nhau).
Kỹ năng : 
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.
+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị điện, lắp ráp các thiết bị điện vào mạch điện.
+ Vận d ... ạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-Hỏi:
+Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào?
+Mắc vôn kế như thế nào để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện?
-Đặt vấn đề như phần mở đầu SGK.
-Trả lời:
+Bằng vôn kế.
+Mắc chốt (+) của vôn kế với cực dương của nguồn điện, chốt (-) của vôn kế với cực âm của nguồn điện.
HĐ2: Làm thí nghiệm 1 
-Yêu cầu HS quan sát hình 26.1 SGK và nêu các dụng cụ cần thiết.
-Cho HS tiến hành mắc mạch điện và quan sát số chỉ vôn kế và rút ra nhận xét.
-Bổ sung hoàn chỉnh.
-Quan sát tranh và nêu các thiết bị.
-Tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét.
-Ghi nhận.
I.Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn:
1.Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện:
TN1: (H26.1/SGK)
C1: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch bằng 0.
HĐ3: Làm thí nghiệm 2 
-Thông báo: Bóng đèn cũng như mọi thiết bị điện khác không tự nó tạo ra hiệu điện thế được. Để bóng đèn sáng ta phải mắc bóng đèn vào nguồn điện, nghĩa là phải đặt một hiệu điện thế vào hai đầu bóng đèn.
-Hướng dẫn HS tiến hành TN theo các bước trong SGK.
-Lưu ý HS: để thuần tiện, ta cần mắc vôn kế vào mạch sau khi đã lắp tất cả các thiết bị khác.
-Gọi đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả TN, các nhóm khác so sánh, đối chiếu với kết quả nhóm mình.
-Trên cơ sở TN, cho HS rút ra kết luận câu C3.
-Lắng nghe và ghi nhận.
-Tiến hành TN dưới hướng dẫn của GV.
-Ghi nhận.
-Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả đo đạt được.
-Rút ra kết luận câu C3.
2.Bóng đèn được mắc vào mạch điện:
TN2: (H26.2/SGK)
C2:
C3:
KL: 
-Trong mạch diện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó.
-Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
HĐ4: Tìm hiểu ý nghĩa của hiệu điện thế định mức 
-Yêu cầu HS quan sát bóng đèn và cho biết trên đó có dấu hiệu gì?
-Gọi 1 HS đọc SGK phần thông báo về hiệu điện thế định mức.
-Giải thích cho HS nắm rõ.
-Yêu cầu HS thực hiện câu C4.
-Quan sát đèn, nhận ra trên đèn có ghi 3V.
-Đọc bài.
-Lắng nghe.
-Trả lời câu C4.
* Lưu ý: Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
C4: Một bóng đèn có ghi 2,5V, có thể mắc nó vào nguồn điện 2,5V để đèn không bị hỏng.
HĐ5: Tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và sự chênh lệch mức nước 
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành các mục a, b, c của câu C5.
-Gọi đại diện các nhóm lần lượt trả lời các mục.
-Hoàn thành câu C5.
-Thảo luận trước lớp thống nhất câu trả lời.
II.Sự tương tự giữa dòng điện và sự chênh lệch mức nước:
C5: a/ chênh lệch mức nướcdòng nước
b/ hiệu điện thế  dòng điện
 c/ chênh lệch mức nước nguồn điện 
HĐ6: Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà 
-Đặt câu hỏi:
+Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện là bao nhiêu?
+Một bóng đèn có ghi 6V, phải mắc nó vào hiệu điện thế bao nhiêu để không bị hỏng?
-Hướng dẫn HS thực hiện các câu C6, C7, C8 phần vận dụng.
-Hướng dẫn về nhà:
+Học bài.
+Làm bài 26.1 đến 26.3 SBT.
+Chuẩn bị mẫu báo cáo trang 78 SGK.
-Trả lời:
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện bằng 0.
+Một bóng đèn có ghi 6V, phải mắc nó vào hiệu điện thế 6V để không bị hỏng.
-Thảo luận cả lớp, thống nhất đáp án theo hướng dẫn GV.
-Ghi nhận.
III.Vận dụng:
C6: C.
C7: A.
C8: Vôn kế trong hình 26.5C có số chỉ khác không.
Ngày soạn: . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 31:	 THỰC HÀNH:
ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
I.Mục tiêu:
-Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn.
-Thực hành đo và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch mắc nối tiếp hai bóng đèn.
II.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm HS:
-1 nguồn điện 3V.
-1 ampe kế có GHĐ 1 A và ĐCNN 0,01 A.
-1 vôn kế có GHĐ 
-1 công tắc.
-2 bóng đèn pin lắp sẵc vào đế đèn, cùng loại như nhau.
-7 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm.
-Mỗi HS chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành cuối bài.
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp 
 2.Bài thực hành: 
Hoạt động 1: Củng cố ôn tập kiến thức. 
-Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo của HS.
-GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời các câu hỏi mục 1 của mẫu báo cáo.
-GV nêu mục tiêu bài này: Sử dụng ampe kế, vôn kế để đo và tìm hiểu về cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với mạch điện mắc nối tiếp.
Hoạt động 2: Mắc nối tiếp hai bóng đèn 
-GV cho các nhóm HS làm việc theo mục 1 phần II SGK.
-GV đến các nhóm hướng dẫn, giúp đỡ các em trong việc lắp mạch điện.
-Lưu ý HS mắc đúng chốt của ampe kế.
-HS vẽ lại sơ đồ mạch điện vào báo cáo thực hành.
Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp. 
-GV cho HS đóng mở công tắc 3 lần ghi lại 3 giá trị I’1, I’’1 và I’’’1 khi ampe kế mắc ở vị trí 1 rồi tình giá trị trung bình. I1 = 
-HS viết giá trị này vào bảng báo cáo.
-Cho HS làm tương tự khi ampe kế được mắc ở vị trí 2, 3.
-HS thảo luận nhóm rút ra nhận xét.
-GV cho đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung thống nhất.
-HS ghi nhận xét vào báo cáo.
Hoạt động 4: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp 
-GV hướng dẫn HS căn cứ vào hình 27.2 vẽ lại sơ đồ hình này, trong đó vị trí vôn kế thay đổi theo yêu cầu SGK.
-Cho HS mắc thêm vôn kế vào mạch điện có sẵn. Lưu ý HS mắc đúng vị trí chốt (+) và (-) của vôn kế theo đúng sơ đồ hình 27.2 SGK.
-GV kiểm tra mạch điện các nhóm, cho HS đóng mở công tắc 3 lần, ghi các giá trị của vôn kế và tính giá trị trung bình: . U1 = 
-HS ghi giá trị U1 vào báo cáo
-HS tiến hành tương tự khi lần lượt mắc vôn kế vào hai điểm 2,3 và hai điểm 1,3.
-GV hướng dẫn HS so sánh các hiệu điện thế đo được và rút ra nhận xét theo mục 3 của mẫu báo cáo.
Hoạt động 5: Củng cố bài học, nhận xét và đánh giá công việc của HS 
-Goi 2 HS nhắc lại những nhận xét rút ra được.
-GV nhận xét về tinh thần, thái độ và kết quả làm việc của HS.
-HS nộp báo báo thực hành, thu dọn dụng cụ TN.
-Dặn dò HS xem lại các bài đã học để tiết sau tiến hành ôn tập HK II.
Ngày soạn: . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 32: 	ÔN TẬP HỌC KÌ II
I.Mục tiêu:
-Giúp học sinh hệ thống hóa và nắm chắc kiến thức cơ bản của chương Điện học.
-Làm được một số bài tập liên quan đến kiến thức đã học.
II.Chuẩn bị:
Đối với giáo viên: Chuẩn bị đề cương ôn tập
Đối với học sinh: Xem lại các kiến thức đã học, các bài tập đã làm
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp khi ôn tập)
 3.Bài ôn tập:
Hoạt động 1: Kiểm tra 
-GV kiểm tra việc ôn tập ở nhà của HS, kiểm tra vở soạn, vở bài tập.
Hoạt động 2: Ôn tập lí thuyết 
-GV nêu các câu hỏi lí thuyết cho HS trả lời theo cá nhân hoặc đại diện nhóm:
+Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
+Có mấy loại điện tích? Khi hai vật nhiễm điện được đặt gần nhau thì có hiện tượng gì xảy ra?
+Khi nào thì vật nhiễm điện âm? Khi nào thì vật nhiễm điện dương?
+Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử?
+Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Ví dụ.
+Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? 
+Dòng điện chạy trong mạch điện kín như thế nào?
+Nêu qui ước về chiều dòng điện? So sánh chiều qui ước của dòng điện với chiều của các êlectrôn tự do dịch chuyển trong dây dẫn kim loại.
+Tác dụng của nguồn điện? Mỗi nguồn điện có mấy cực? Khi nào thì có dòng điện chạy trong mạch?
+Tác dụng của sơ đồ mạch điện?
+Dòng điện có mấy tác dụng? Nêu các tác dụng đó?
+Thế nào là cường độ dòng điện? Kí kiệu cường độ dòng điện? Đơn vị đo cường độ dòng điện.
+Thế nào là hiệu điện thế? Kí kiệu hiệu điện thế? Đơn vị đo hiệu điện thế.
+Đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế bằng dụng cụ nào? Mắc như thế nào?
+Mối quan hệ giữa cường độ dòng điện là hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp?
Hoạt động 3: Giải bài tập 
-Ôn lại các câu C trong các bài học SGK.
-Xem lại các bài tập SBT đã làm.
-Bài tập thêm:
Bài 1: Quan sát mạch điện như hình vẽ, một số HS đã đưa ra những kết luận sau:
Ở trạng thái như hình vẽ, ampe kế chỉ số 0.
Khi đóng công tắc K, ampe kế cho biết cường độ dòng điện qua bóng đèn.
Khi đóng công tắc K, ampe kế vẫn chỉ số 0.
Cần phải mắc lại ampe kế để ampe kế có thể hoạt động bình thường.
Theo em, kết luận nào đúng? Kết luận nào sai? Tại sao? 
Bài 2: Đổi đơn vị đo:
0,157 V =  mV
1,202 KV =  V
45 V =  KV =  mV
0,15 KV =  mV
5 A =  mA
0,78 A =  mA.
5730 mA =  A
19 mA = A
Bài 3: Hãy sắp xếp các cường độ dòng điện sau đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
	3mA; 0, 051A; 0,8 mA; 103mA; 0,1A.
Bài 4: Có 4 ampe kế mà giới hạn đo của chúng lần lượt là :
1) 4mA	2) 40mA	3) 150mA	4) 1A
	Hãy cho biết ampe kế nào trong các ampe kế trên là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau:
a) 30mA	b) 120mA	c) 850mA	d) 1,6mA
Bài 5: Cho mạch điện gồm 2 nguồn điện mắc nối tiếp, một công tắc đóng, một bóng đèn, một ampe kế để đo cường độ dòng điện qua đèn. Vẽ sơ đồ mạch điện và dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện tương ứng chạy trong mạch.
Hoạt động 4: Dặn dò, củng cố 
-Ôn tập tốt lí thuyết.
-Xem lại các bài tập đã giải.
-Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì II. 

Tài liệu đính kèm:

  • docLI 7 HKII.doc