Chương I. QUANG HỌC
Bài 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. Mục tiêu:
Bằng thí nghiệm nhận biết rằng: Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
II. Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm học sinh:
- Một hộp kín dán.
- Pin dây dẫn nối công tắc.
Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết: 1 Ngày dạy: Chương I. QUANG HỌC Bài 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG I. Mục tiêu: Bằng thí nghiệm nhận biết rằng: Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. II. Chuẩn bị: Đối với mỗi nhóm học sinh: Một hộp kín dán. Pin dây dẫn nối công tắc. III. Tiến trình dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ổn định lớp, tạo tình huống học tập (5 phút) Khi nào mắt nhìn thấy vật? Cho HS trả lời câu hỏi đầu chương. Các hoạt động trên đều liên quan đến ánh sáng. Khi có ánh sáng Đọc 6 câu hỏi đầu chương Chương I. QUANG HỌC Bài 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG Hoạt động 2: Tổ chức tình huống dẫn đến câu hỏi khi nào ta nhận biết được ánh sáng (12 phút) Bật đèn pin và chiếu về phía học sinh để học sinh thấy đèn có thể bật sáng hay tắt đi. Để đèn pin ngang mặt và nêu câu hỏi như SGK Chú ý: Phải che đèn để HS không nhìn thấy vật sáng của đèn chiếu lên tường. Yêu cầu Hs đọc 4 trường hợp trong SGK Tìm điểm giống và khác nhau trong 4 trường hợp Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Nhận thấy ánh sáng Không thấy ánh sáng Đọc mục quan sát và thí nghiệm Thảo luận nhóm rồi rút ra kết luận Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. I. Nhận biết ánh sáng Mắt ta nhận biết đwocj ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Hoạt động 3: Nghiên cứu điều kiện nào ta nhìn thấy một vật (10 phút) Khi nào ta nhìn thấy một vật. Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như hình 1.2a SGK Dựa vào đâu ta có thể khẳng định nhìn thấy vâtj khi có ánh sáng từ vật đến mắt. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. Các nhóm tiến hành hoạt động làm thí nghiệm để trả lời C2. Cho ví dụ. Nêu nội dung phần kết luận. II. Nhìn thấy một vật Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Hoạt động 5: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng (8 phút) Yêu cầu HS đọc C3 SGK Thí nghiệm 1.2a và 1.3 ta nhìn thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng vậy chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? Thông báo: Dây tóc bóng đèn gọi là nguồn sáng. Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận. Đọc C3. Giống: cả hai đều có ánh sáng truyền tới mắt. Khác: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng. Giấy trắng là do ánh sáng từ đèn truyền tới rồi ánh sáng truyền từ giấy tới mắt à giấy trắng không tự phát ra náh sáng. Phát ra Hắt lại III. nguồn sáng và vật sáng. Kết luận Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng. Hoạt động 6: Vận dụng, củng cố (7 phút) Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu C4, C5. Cho HS trả lời các câu hỏi sau: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Ta nhận thấy một vật khi nào? Thế nào là nguồn sáng và vật sáng Suy nghĩ và trả lời C4. Bạn Thanh đúng vì ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt à mắt không nhìn thấy được. Lần lượt HS trả lời các câu hỏi của GV. IV. Vận dụng Hoạt động 7: Dặn dò (3 phút) Xem lại các câu trả lời của câu hỏi C1, C2, C3. Học bài. Đọc mục có thể em chưa biết. Làm bài tập 1.1 đến 1.5 SBT trang 3 Xem trước bài “Sự truyền ánh sáng chủ yếu là phần đường truyền của ánh sáng” Tuần: 2 Ngày soạn: Tiết: 2 Ngày dạy: Bài 2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I. Mục tiêu: Kiến thức: + Biết thực hiện một thí nghiêm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng. + Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng. + Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng. + Nhận biết được ba loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kì). II. Chuẩn bị: Đối với mỗi nhóm: + 1 đèn pin. + Một ống nhựa công, 1 ống nhựa thẳng. + Ba màn chắn có đục lỗ. + ba cái đinh ghim. III. Tiến trình dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập (7 phút) Câu hỏi kiểm tra Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Đánh giá ghi điểm cho HS Tạo tình huống học tập Cho HS đọc phần mở đầu SGK. Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải à đi vào bài mới. Trả lời. Một HS lên bảng trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. Nhận xét câu trả lời của bạn. Đọc phần đầu của SGK Bài 2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG Hoạt động 2: Nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền ánh sáng (17 phút) Cho HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm như hình 2.1 Yêu cầu HS trả lời C1 Cho HS đọc C2 và làm thí nghiệm như hình 2.2 Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận. Thông báo: Nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng. Giới thiệu: Ngoài không khí ra ta còn có nước, thuỷ tinh, dầu hoả . . . cũng nằm trong môi trường trong suốt và đồng tính. Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 2.1 Từ kết quả thí nghiệm trả lời C1. Ống thẳng. Các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra như hình 2.2. Từ đó trả lời C2. Hoàn thành kết luận: Đường thẳng. Đọc và ghi nội dung định luật vào vở. Đọc phần thông tin SGK. I. Đường truyền của ánh sáng. Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng. Hoạt động 3: Thông báo tia sáng và chùm sáng (10 phút) Thông báo: Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên. Làm thí nghiệm cho HS nhận biết ba dạng chùm sáng: song song, hội tụ, phân kì. Đọc phần tia sáng SGK và vẽ tia sáng từ SàM S M Quan sát và hoàn thành câu trả lời của câu hỏi C3.a. Không giao nhau. Giao nhau. b. Loe rộng ra. II. Tia sáng và chùm sáng. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có hướng mũi tên gọi là tia sáng. Có 3 loại chùm sáng: Chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì. Hoạt động 4: Vận dụng (9 phút) Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc và trả lời C4 Cho HS đọc và trả lời C5. Cho HS trả lời các câu hỏi sau: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Thế nào là tia sáng? Có mấy loại chùm sáng, kể tên? Đọc và trả lời C4 Aùnh sáng từ đèn phát ra đã truyền đến mắt ta theo đường thẳng. Đọc và suy nghĩ để trả lời C5. Lần lượt HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. Hoạt động 5: Dặn dò (2 phút) Học bài. Đọc mục có thể em chưa biết. Xem trước bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng”. Xem và làm các bài tập trong sách bài tập, từ bài 2.1 đến bài 2.4. Tuần: 3 Ngày soạn: Tiết: 3 Ngày dạy: Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG I. Mục tiêu: Kiến thức: + Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tố và giải thích. + Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Kĩ năng: Vận dụng định luật truyền thẳng của náh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập II. Chuẩn bị: Đối với mỗi nhóm: - Đèn pin, màn chắn sáng. - Bóng đèn điện lớn 220V – 40W. - Vật cản bằng bìa. - Hình vẽ nhật thực và nguyệt thực. III. Tiến trình dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập (7 phút) Câu hỏi kiểm tra: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Biểu diễn đường truyền của tia sáng như thế nào. Đánh giá, ghi điểm cho HS. Tạo tình huống học tập. Nêu lên hiện tượng như phần mở bài bài học của SGK Trả lời: Một HS lên bảng trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. Nhận xét câu trả lời của bạn. Tìm hiểu hiện tượng nêu ở đầu bài. Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Hoạt động 2: Tổ chức HS làm thí nghiệm quan sát và hình thành khái niệm bóng tối bóng nửa tối (17 phút) Cho HS đọc và làm thí nghiệm như hình 3.1 Vì sao trên màn chắn lại có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng đến. Yêu cầu HS đọc và trả lời C1. Cho HS hoàn thành phần nhận xét. Yêu cầu HS làm thí nghiệm với cây nến để phân biệt bóng tối và bóng nửa tối. Để tạo được bóng tối và bóng nửa tối rộng hơn làm thí nghiệm với bóng đèn 220V. Các nhóm tiến hành hoạt động làm thí nghiệm như hình 3.1 Đo vật cản. Từ kết quả thí nghiệm HS trả lời câu hỏi C1. Nhận xét: Nguồn Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Quan sát và hoàn thành nhận xét bóg nửa tối. I. Bóng tối – bóng nửa tối. Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối. Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối. Hoạt động 3: Hình thành khái niệm nhật thực, nguyệt thực (10 phút) Yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK Cho HS đọc câu hỏi C3 Hãy cho biết đâu là nguồn sáng, vật cản, màn. Giới thiệu hiện tượng nhật thực 1 phần và nhật thucụ toàn phần. Khi nào trái đất thành vật cản. Vậy mặt trăng là gì? Cho Hs đọc và trả lời C3. Giới thiệu thế nào là nguyệt thực. Ở vị trí 1 nguyệt thực như thế nào? Mặt trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên trái đất thấy trăng sáng, thấy có nguyệt thực. Đọc thông tin SGK Đọc câu hỏi C3. Nguồn sáng: Mặt trời. Vật cản: Mặt trăng. Màn: Trái đất. Mặt trời, mặt trăng, trái đ ... g của HS Nội dung Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập (7 phút) Câu hỏi kiểm tra Môi trường nào truyền âm được, môi trường nào truyền âm tốt? Cho ví dụ minh hoạ. Đánh giá, ghi điểm cho HS Tạo tình huốg học tập như nội dung đầu bài của SGK Trả lời: Một HS lên bảng trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV Nhận xét câu trả lời của bạn Đọc tình huống ở đầu bài. Bài 14. PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG Hoạt động 2: Nghiên cứu âm phản xạ và hiện tượng tiếng vang (15 phút) Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu thông tin SGK Em nghe tiếng vọng lại lời nói của mình ở đâu. Em nghe được tiếng vang ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó. Cho HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C2 Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C3 (hoạt động nhóm) Cho HS đọc và hoàn thành nội dung phần kết luận. Đọc thông tin SGK Hang động, phòng kín rộng. C1. Tuỳ vào HS cho ví dụ và giải thích. C2. Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra còn trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc. C3. a. Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. b. S=v.t =340.=22,6(m) Hoàn thành phần kết luận Aâm phản xạ – với âm phát ra. I. Âm phản xạ – tiếng vang Âm dội lại khi gặp một vật chắn là âm phản xạ. Kết luận: Có tiếng vang khi ta nghe tiếng âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là giây Hoạt động 3: Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém (10 phút) Cho HS đọc mục II SGK Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Vật như thế nào thì phản xạ âm kém? Yêu cầu HS đọc nội dung câu hỏi C4. Vậy vật nào phản xạ âm tốt? Vật nào phản xạ âm kém? Đọc mục II SGK Phản xạ âm tốt là những vật cứng có bề mặt nhẵn. Phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề. Đọc câu hỏi C4. C4. Vật phản xạ âm tốt là mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch, các vật còn lại là vật phản xạ âm kém II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thi phản xạ âm kém Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố (10 phút) Nếu tiếng vang kéo dài thì tiếng nói và tiếng hát có nghe rõ không? Cho HS đọc và trả lời các nội dung câu hỏi C4, C5, C6, C7, C8. Gọi lần lượt HS trả lời Yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc và trả lời C7 Cho HS chọn các đáp án của C7, C8. Thế nào là âm phản xạ, tiếng vang. Tiếng vang kéo dài à tiếng vang của âm trước lẫn với âm phát ra sau làm âm đến tai nghe không rõ. Đọc và trả lời nội dung các câu hỏi C5. Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn. C6. Để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn Đại diện các nhóm trả lời C7 C7. 1500. =750 (m) C8. a, b, d Lần lượt Hs trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. Hoạt động 4: Dặn dò (2 phút) Xem lại các câu trả lời nội dung câu hỏi C1 đến C8 Đọc mục có thể em chưa biết. Học bài. Xem trước bài “Chống ô nhiễm tiếng ồn”. Tuần: 16 Ngày soạn: Tiết: 16 Ngày dạy: Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Mục tiêu: Kiến thức: + Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. + Nêu được và giải thích được vài biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. + Kể tên một số vật liệu cách âm. Kĩ năng: Phương pháp tránh tiếng ồn. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Đối với cả lớp: Tranh vẽ hình 15.1 ; 15.2; 15.3 SGK III. Tiến trình dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập (7 phút) Câu hỏi kiểm tra Thế nào là âm phản xạ tiếng vang. Em nhận biết tiếng vang ở đâu. Đánh giá, ghi điểm cho HS Tạo tình huốg học tập như nội dung đầu bài của bài Trả lời: Một HS lên bảng trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV Nhận xét câu trả lời của bạn Ghi đề bài vào vở. Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (12 phút) Cho HS hoạt động nhóm lamg và trả lời câu hỏi C1 trong thời gian 5 phút. Gọi đại diện nhóm trả lời Cho HS các nhóm khác nhận xét Thông qua câu trả lời C1 các em hãy hoàn thành phần kết luận Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C2 Cac nhóm tiến hành hoạt động để giải C1 Hình 15.2. Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điên thoại và gây điêc tai người thợ khoan. Hình 15.3. Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS Hoạt động cá nhân hoàn thành phần kết luận. To – kéo dài – sức khoẻ sinh hoạt. C2. Chọn câu b, chọn câu d I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người. Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (15 phút) Cho HS đọc thông tin SGK Tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời C3 trong thời gian 3 phút. Gọi đại diện nhóm trả lời. Vậy các biện pháp nào dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn. Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C4. Cho HS khác nhận xét Giới thiệu vật liệu cách âm. Đọc thông tin tìm hiểu về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông. Các nhóm hoàn thành câu trả lời C3 C3. Cấp bóp còi Trồng cây xanh Xây tường chắn, làm tường nhà bằng xốp, đóng cửa. Vận dụng các thông tin từ C3 để trả lời các câu hỏi của GV Trả lời C4 a. Gạch, bê tông, gỗ,. . . b. Kính, lá cây, . . . II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giãm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng làm giãm tiếng ồn truyền đến tai gọi là vật liệu các âm. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố (8 phút) Vận dụng các kiến thức trong bài để trả lời C5. Gọi HS nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn Em hãy chỉ ra những trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống Đề ra một số biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó. Tiếng ồn như thế nào là tiếng ồn ô nhiễm Các biện pháp làm giãm ô nhiễm tiếng ồn. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn Hình 15.2. Mya khoan không làm vào giờ làm việc. Hình 15.3. Xây tường ngăn giữa chợ và lớp học. Ơû gần nhà người hangf xóm mở karaokê to và lâu Các biện pháp chống ô nhiễm Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ làm việc và học tập Phòng hát đãm bảo không truyền âm ra bên ngoài. Làn lượt Hs trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. Hoạt động 4: Dặn dò (2 phút) Đọc mục có thể em chưa biết. Học bài. Ôn tập các nội dung kiến thức của chương âm học Trả lời phần tự kiểm tra trong tổng kết chương II. Âm học Tuần: 17 Ngày soạn: Tiết: 17 Ngày dạy: Bài 9. Tổng kết chương II ÂM HỌC I. Mục tiêu: Kiến thức: + Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh. + Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống + Hệ thống hoá lại kiến thức của chương I và chương II. Kĩ năng: Khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra III. Tiến trình dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tổ chức – học sinh kiểm tra nhóm phần tự kiểm tra (17 phút) Tổ chức HS kiểm tra chéo phần tự kiểm tra trong lớp. Theo dõi, nhận xét và nhấn mạnh phần trọng tâm của phần tự kiểm tra. Mỗi câu hỏi cho 2 HS trả lời Thảo luận và sửa lại các nội dung sai (nếu có) Hoạt động 2: Vận dụng (15 phút) Cho HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong khoảng thời gian là 4 phút. Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C4. Gợi ý: Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du hành Tại sao hai nhà du hành không nói chuyện trực tiếp được? Khi chạm mũ thì nói chuyện được Vậy âm truyền qua môi trường nào? Cho HS đọc và trả lời câu hỏi 5 trong phần vận dụng. Cho HS chọn câu trả lời của câu hỏi 6 Gọi HS trả lời Yêu cầu HS nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn và giải thích được tại sao lại sử dụng biện pháp đó. Mỗi câu 2 HS trả lời phần chuẩn bị của mình. Thảo luận, thống nhất và ghi bài vào vở. Đọc đề câu hỏi C4. Trả lời C4 theo sự hướng dẫn của GV. Trong mũ có không khí. Do đó âm truyền qua khkông khí, qua mũ đến tai 5. Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ. 6. Chọn câu a, Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ. Từng HS đưa ra biện pháp sau đó thảo luận, thống nhất và ghi vào vở. Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ (10 phút) Chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm kẻ ô chữ như SGK Cho đại diện từng HS của 2 nhóm trả lời. Nhóm nào làm đúng, nhanh mà trước là nhóm đó thắng. Các nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. Từng HS trong nhóm tham gia trả lời. Mỗi HS trả lời một lần. Kết quả từ hàng dọc là ÂM THANH Hoạt động 4: Dặn dò (3 phút) Xem lại các nội bài học. Từ bài 1 đến bài 15 Học kỹ nội dung từng bài và vẽ hình (nếu có) Khi đi kiểm tra học kì 2 các em nhớ đem theo viết, thước. Tuần: 18 Ngày soạn: Tiết: 18 Ngày dạy: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: Kiến thức: + Hệ thống hoá lại kiến thức cảu HS. + Kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức của HS trong học kì I + Kiểm tra năng lực cảu học sinh trong suốt thời gian học tập. Kĩ năng: Kĩ năng làm bài của HS. Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập. II. Chuẩn bị: Giáo viên : Đề kiểm tra học kì I. Học sinh : Viết, thước, ôn tập kiến thức. III. Nội dung kiểm tra.
Tài liệu đính kèm: