Giáo án Vật lý 7 tiết 21, 22

Giáo án Vật lý 7 tiết 21, 22

Tiết 21:

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện.

- Trình bày được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Trình bày được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các

nguồn điện thông dụng là pin và acquy.

- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên

nguồn điện.

pdf 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 21, 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vật lý 7 – Chương III: Điện học 2011 
Giáo viên: Trịnh Xuyến 
Tiết 21: 
Ngày soạn: 14/1/2010 Ngày dạy: 19/1/2010 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện. 
- Trình bày được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 
- Trình bày được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các 
nguồn điện thông dụng là pin và acquy. 
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên 
nguồn điện. 
2. Kĩ năng 
- Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối. 
II. Chuẩn bị 
- Tranh phóng to hình 19.1, 19.2, 19.3 (SGK), 1 ắcquy.Mỗi nhóm: 
- Một số loại pin thật, 1 mảnh tôn, một mảnh nhựa, 1 mảnh len.1 bút thử điện, 
- 1 bóng đèn pin lắp sẳn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện. 
III.Tiến trình dạy – học 
1. Kiểm tra bài cũ 
HS1: Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích.Thế nào là vật mang 
điện tích dương, thế nào là vật mang điện tích âm? Nêu lợi ích và thuận tiện khi sử dụng điện? 
2. Bài mới: 
a. Đặt vấn đề 
Các thiết bị mà các em vừa nêu chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì? 
Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài hôm nay. 
b. Bài mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 
 Treo hình 19.1 cho HS tìm hiểu sự tương 
tự giữa dòng điện và dòng nước, điền vào 
C1. 
 Yêu cầu HS trả lời C2, làm thế nào để đèn 
lại sáng? 
 Chốt lại từ đúng điền vào nhận xét. 
 Thông báo khái niệm dòng điện. 
 Yêu cầu HS trình bày dấu hiệu nhận biết 
có dòng điện chạy qua các thiết bị điện 
 Hỏi: Nếu thấy đèn sáng=> kết luận có dòng 
điện chạy qua đèn nhưng nếu đèn không 
sáng có chắc rằng không có dòng điện chạy 
 Tìm hiểu sự tương tự 
giữa dòng điện và 
dòng nước. 
 Trả lời C2. 
 Điền vào nhận xét. 
 Trình bày dấu hiệu 
nhận biết có dòng 
điện chạy qua thiết 
bị điện. 
I. Dòng điện : 
Dòng điện là dòng 
các điện tích dịch 
chuyển có hướng. 
Vật lý 7 – Chương III: Điện học 2011 
Giáo viên: Trịnh Xuyến 
qua đèn không? Vì sao? 
 Lưu ý: nếu các điện tích dịch chuyển hỗn 
độn không tạo ra dòng điện 
 Trả lời câu hỏi. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn điện 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 
 Yêu cầu HS đọc SGK, trình bày 
về khả năng và đặc điểm của 
dòng điện. 
 Yêu cầu hs trả lời C3. 
 Thông báo dụng cụ thí 
nghiệm, treo hình 19.3, yêu 
cầu hs mắc mạch điện đó. 
 Yêu cầu đóng công tắc, quan 
sát độ sáng của đèn và làm 
theo các yêu cầu phần 2b nếu 
đèn không sáng. 
 Kiểm tra hoạt động nhóm, giúp 
đỡ hs khi cần. 
 Hỏi: Dòng điện chạy trong 
mạch khi nào? 
 Đọc SGK, trình bày về khả 
năng và đặc điểm của dòng 
điện. 
 Trả lời C3. 
 Nhóm hs mắc mạch điện 
 Kiểm tra mạch nếu đèn 
không sáng: ngắt công tắc, 
kiểm tra: dây tóc,chỗ tiếp 
xúc với đế đèn, các đầu dây 
nối, dây dẫn, pin còn hay 
hết. 
 Trả lời câu hỏi. 
II. Nguồn điện: 
Nguồn điện có hai cực: 
cực âm và cực dương. 
C3: Nguồn điện: Pin, 
acquy 
Dòng điện chạy trong 
mạch kín bao gồm các 
thiết bị điện được nối 
liền với hai cực của 
nguồn điện bằng dây 
điện. 
Hoạt động 3: Vận dụng 
Giáo viên hướng dẫn HS làm C4, C5, C6. 
 C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Đèn điện sáng khi có dòng điện 
chạy qua. Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện. 
C5: Đèn pin, đồng hồ điện tử, radiô, máy tính. 
C6: Ấn đinamô để núm xoay của nó tỳ sát vào vành xe đạp. Khi bánh xe quay. dây nối từ 
đinamô tới đèn trở thành mạch kín. Nên đèn sáng. 
3. Củng cố: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. 
4. Hướng dẫn về nhà: Làm BT trong SBT. 
IV. Rút kinh nghiệm 
Ký duyệt , ngày 17 Tháng 1 năm 2011 
Giáo án tuần 21 
Tổ phó 
Nguyễn Thị Dung 
Vật lý 7 – Chương III: Điện học 2011 
Giáo viên: Trịnh Xuyến 
Tiết 22: 
Ngày soạn: 21/1/2011 Ngày dạy: 26/1/2011 
I. Mục tiêu 
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu 
không cho dòng điện đi qua. 
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng. 
- Trình bày được bản chất của dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch 
chuyển có hướng. 
II. Chuẩn bị 
1 bóng đèn (thắp sáng trong gia đình) đui gài hoặc đui xoáy được nối với phích cắm điện bằng 
một đoạn dây điện có vỏ bọc cách điện, 2 pin, một bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có 
mỏ kẹp, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn vỏ nhựa bọc ngoài dây điện, 1 chén sứ 
III.Tiến trình dạy – học 
1. Kiểm tra bài cũ 
Giáo viên đưa ra mạch điện hở gồm 2 pin, một khóa K, một bóng đèn và dây dẫn (mạch hở do 
hai đầu dây dẫn là hai mỏ kẹp không nối với nhau). Hỏi: 
Trong mạch điện đã có dòng điện chay qua không? 
Muốn có dòng điện chạy trong mạch em phải kiểm tra và mắc lại mạch điện như thế nào? 
Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện trong mạch? 
2. Bài mới 
a. Đặt vấn đề 
Nếu giữa 2 mỏ kẹp, nối với một đoạn dây đồng thì mạch điện có dòng điện không? => HS 
trình bày dự đoán => GV làm mắc mạch thử để thấy có dòng điện trong mạch. 
? Nếu thay đoạn dây đồng bằng một lớp vỏ nhựa của bút bi, theo em có dòng điện chạy trong 
mạch không? GV kiểm tra mạch điện để thấy không có dòng điện trong mạch. 
 Dây đồng người ta gọi là vật dẩn điện, còn vỏ nhựa của bút bi gọi là vật cách điện. vậy vật dẫn 
điện là gì? Vật cách điện là gì? Bài học hôm nay chúng ta đi trả lời câu hỏi đó. 
b. Bài mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chất dẫn điện, chất cách điện 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 
 Yêu cầu HS đọc SGK, trình bày đặc 
điểm của chất dẫn điện và chất cách 
điện. 
 Hướng dẫn HS làm C1. 
 Hướng dẫn HS lắp TN như hình 20.2 
và làm TN ghi kết quả vào bảng 
 Đọc SGK, trình bày đặc 
điểm của chất dẫn điện, 
chất cách điện. 
 Làm C1. 
 Lắp mạch điện và tiến 
hành TN theo nhóm. 
I. Chất dẫn điện và 
chất cách điện: 
Chất dẫn điện là chất 
cho dòng điện đi qua. 
Chất cách điện là chất 
không cho dòng điện 
Vật lý 7 – Chương III: Điện học 2011 
Giáo viên: Trịnh Xuyến 
SGK. 
 Yêu cầu HS nêu tên các chất dẫn 
điện và cách điện đã dùng. 
 Hướng dẫn HS làm C2. 
 Kể tên các chất dẫn điện 
và cách điện đã dùng. 
 Làm C2. 
đi qua. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 
 Yêu cầu hs nhắc lại dòng điện 
là gì? 
 Nhắc lại cấu tạo nguyên tử. 
Giới thiệu về Electron tự do. 
 Yêu cầu HS quan sát hình 
20.3 và làm BT C5. 
 Nhận xét, bổ sung và đưa ra 
kết luận. 
 Giới thiệu hình 20.4. Yêu cầu 
HS trả lời C6. 
 Hướng dẫn HS rút ra kết luận 
về bản chất của dòng điện 
trong kim loại. 
 Nhắc lại khái niệm dòng 
điện. 
 Quan sát hình 20.3 và 
làm C5. 
 Trả lời C6. 
 Đưa ra kết luận về dòng 
điện trong kim loại. 
II. Dòng điện trong kim 
loại: 
1. Electron tự do trong kim 
loại. 
2. Dòng điện trong kim loại. 
Kết luận: Các electron tự do 
trong kim loại dịch chuyển có 
hướng tạo thành dòng điện 
chạy qua nó. 
Dòng điện trong kim loại là 
dòng các electron tự do 
chuyển dịch có hướng. 
Hoạt động 3: Vận dụng 
Giáo viên hướng dẫn HS làm C7, C8, C9. 
C7: b. Một đoạn bút chì. 
C8: c. Nhựa. 
C9: c. Một đoạn dây nhựa. 
3. Củng cố: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. 
4. Hướng dẫn về nhà: Làm BT trong SBT. 
IV. Rút kinh nghiệm 
Ký duyệt , ngày 24 Tháng 1 năm 2011 
Giáo án tuần 22 
Tổ phó 
Nguyễn Thị Dung 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfT2122.pdf