TIẾT 5. BÀI 5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I . Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
2. Kĩ năng.
- Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng.
- Quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.
3. Thái độ.
- HS yêu thích môn học, ham hiểu biết, có tinh thần hợp tác.
Ngày soạn: 25/09/2010. Ngày giảng: 7B. 28/09/2010. 7A.30/09/2010. TIẾT 5. BÀI 5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I . Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau. 2. Kĩ năng. - Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng. - Quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm. 3. Thái độ. - HS yêu thích môn học, ham hiểu biết, có tinh thần hợp tác. II .Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Bảng phụ, bút dạ. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm: + 1 gương phẳng, 1 giá đỡ. + 1 kính màu, 1 cục pin tiểu. + 2 viên phấn giống nhau. 2. Học sinh. - Bảng con, phấn. III. Phương pháp. - Nêu và giải quyết vấn đề, nhóm. IV. Tổ chức giờ học. 1. HĐ1: Khởi động. (7 phút) - Mục tiêu: ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài. - Đồ dùng: thước thẳng, thước đo độ. - Cách tiến hành: + Ổn định lớp: Gv kiểm tra sĩ số : 7A 7B + Kiểm tra bài cũ: Gv nêu câu hỏi yêu cầu Hs lên bảng trả lời. ? Trình bày định luật phản xạ ánh sáng.? Vẽ hình biểu diễn gương phẳng, tia tới SI, đường pháp tuyến IN và tia phản xạ IR. Gv nhận xét và cho điểm. + Tổ chức tình huống học tập: - GV đặt câu hỏi: Ở hình 5.1, chúng ta nhìn thấy được gì bên dưới mặt nước? à Nhìn thấy ảnh lộn ngược của Tháp Rùa. - GV: Vậy tại sao lại có cái bóng đó? Chúng ta đã biết mặt nước phẳng lặng tương đương một gương phẳng nên đó chính là ảnh của tháp. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nghiên cứu những tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. 2.HĐ2: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. (18 phút) - Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau. - Đồ dùng: 1 gương phẳng, 1 giá đỡ.1 kính màu, 1 cục pin tiểu. 2 viên phấn giống nhau. Bảng phụ. Bảng con - Cách tiến hành: Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm @ Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm như hình 5.2. Yêu cầu HS quan sát ảnh của cục pin và viên phấn ở trong gương à Đặt câu hỏi như mục 1. Yêu cầu HS kết luận, điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhận xét, chốt lại. @ Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm như hình 5.3. Yêu cầu HS đưa ra phương án có thể đo được chiều cao của vật và ảnh trong gương. Yêu cầu rút ra KL. Nhận xét, chốt lại @ Yêu cầu HS dùng lại thí nghiệm hình 5.3. Đặt viên phấn 2 vào vị trí ảnh của viên thứ nhất, đo khoảng cách. Yêu cầu HS tìm từ đúng điền vào chỗ trống. Nhận xét, chốt lại Thông báo: Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, phản xạ được ánh sáng. ? Tại sao treo gương trong phòng lại cảm thấy phòng có cảm giác rộng hơn? ? Các biển báo hiệu giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang giúp ích gì cho người tham gia giao thong? Nhận xét, chốt lại @ Tiến hành t.nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. à Đọc phần C1 và thực hiện thí nghiệm như mô tả. à Kết luận lại điều vừa TN. @ Thực hiện thí nghiệm. à Đưa ra phương án giống hướng dẫn ở C2. à Đưa ra kết luận. @ Thực hiện TN theo nhóm theo hướng dẫn và trả lời C3 à Đo khoảng cách vật và ảnh đến gương. à Đưa ra kết luận. à Hs ghi nhận và trả lời câu hỏi: à Vì cho ảnh ảo tạo cảm giác không gian nhiều hơn. à dễ dàng nhìn thấy về ban đêm. àHs ghi nhận. I – TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG: ¯ TN: (SGK) 1.Ảnh của một vật tạo bởi GP có hứng được trên màn chắn không? C1: Kết luận: Ảnh của một vật tạo bởi GP không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo. 2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? C2: Kết luận: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. 3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương: C3: AA’ vuông góc với MN A và A’ cách đều MN Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau. 3.HĐ3: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng. (12 phút) - Mục tiêu: Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng. - Đồ dùng: thước thẳng, thước chia độ, bảng phụ. - Cách tiến hành: Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm Yêu cầu HS vận dụng những gì đã học để trả lời C4. Gợi ý: ? ảnh S’ và điểm S cách gương một khoảng cách như thế nào? Nhận xét và chốt lại Yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thiện kết luận. Tổ chức cho Hs nhận xét. Nhận xét và chốt lại Thông báo ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. à Đọc và tìm hiểu cách vẽ hình ở C4. 1Hs lên bảng thực hiện. à Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoạt động trong 3phút hoàn thiện kết luận. à các nhóm nhận xét chéo. àtự sửa chữa và ghi nhận. II – GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG: C4: S S’ I K Ta không thể hứng được S’ vì nó tạo bời đường kéo dài của các tia sáng nên nó là ảnh ảo. * Kết luận:Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’. 4.HĐ4: Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà. (8 phút) - Mục tiêu: Củng cố kiến thức trọng tâm, ghi nhớ công việc về nhà. - Đồ dùng: - Cách tiến hành: Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm Yêu cầu HS trả lời C5, C6. & Tổng kết và củng cố: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - ? Trình bày các tính chất của ảnh của một vật tạo bởi GP? H Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT. - Giờ sau chuẩn bị dụng cụ theo các nhóm như sau: 1 gương phẳng. 1 bút chì.1 thước chia độ.1 mẫu báo cáo như SGK. à Hoạt động cá nhân. à Xem Ghi nhớ. III – VẬN DỤNG: C5: A B A’ B’ C6: Do mặt hồ đóng vai trò như một gương phẳng nên đã tạo ra ảnh của ngọn tháp dưới đáy hồ.
Tài liệu đính kèm: