Giáo án Vật lý 7 – Trường THCS Lê Quý Đôn

Giáo án Vật lý 7 – Trường THCS Lê Quý Đôn

Chương I : QUANG HỌC

 Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VẬT SÁNG

I Mục tiêu:

- Biết khi có ánh sáng truyền vào mắt thì mắt nhận biết được ánh sáng.

- Nêu được thí dụ về nguồn sáng ,vật sáng.

- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, xử lí TT , rút ra kết luận.

- Rèn tính cẩn thận, tính tập thể cho hs.

II/ chuẩn bị:

- Hộp kín bên trong có đèn, đèn pin.

III/ Tổ chức hoạt động dạy và học:

1- On định: Lớp trưởng báo cáo sĩ số học sinh

2- Kiểm tra bài cũ:

 

doc 80 trang Người đăng vultt Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 – Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, PPCT tiết 1	 Ngày soạn: . . . . . . . . .
	Ngày dạy: : . . . . . . . . .
Chương I : QUANG HỌC
	Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VẬT SÁNG
I Mục tiêu:
Biết khi có ánh sáng truyền vào mắt thì mắt nhận biết được ánh sáng.
Nêu được thí dụ về nguồn sáng ,vật sáng.
Rèn kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, xử lí TT , rút ra kết luận.
Rèn tính cẩn thận, tính tập thể cho hs.
II/ chuẩn bị: 
Hộp kín bên trong có đèn, đèn pin.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học:
Oån định: Lớp trưởng báo cáo sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
A/ Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập: (7 ph)
Quan sát hv và đọc các câu hỏi ơ ûphần đầu chương
Giới thiệu chương
Nhờ đâu ta nhìn thấy mọi vật xung quanh?
Y/c hs đọc phần mở bài ở đầu bài 1(sgk) và trả lời “Ai là người nói đúng ?
B/ Hoạt động 2: nhận biết ánh sáng (5 phút)
Y/c đọc mục 1(sgk) và trả lời :trường hợp nào mắt nhận biết được ánh sáng ?
Y/c thảo luận câu C1 , rồi điền kq vào chỗ trống .
C/ Hoạt động 3: Điều kiện để mắt nhận biết đươc vật sáng. (10 phút)
- Hãy quan sát hình vẽ.1a,1.2b, mô tả TN
Cho hs quan sát Tn1,trả lời câu hỏi C2
Chú ý mắt đặt sát lỗ ngắm.
Em nhìn thấy gì trong hộp khi:
a/ Công tắt mở.
b/ công tắt đóng.
Nhờ đâu ta nhìn thấy hộp?
Đại diện nhóm trả lời.
 Uốn nắn câu trả lời của hs, nhận xét, tổng kết ý kiến.
Y/c hs điền vào KL 2
D/ HĐ 4: Phân biệt nguồn sáng vật sáng: (10 phút)
Đưa cho hs đèn pin, y/c bật đèn và trả lời câu hỏi:
Bộ phận nào của đèn phát sáng?
Các bộ phận khác không tự phát ra ánh sáng sao ta vẫn nhìn thấy nó?
Dây tóc bóng đèn và các bộ phận khác của đèn pin có điểm gì giống và khác nhau?
Thông báo cho hs Đ/n nguồn sáng, vật sáng
Y/c hs cho một số VD về nguồn sáng, vật sáng.
Quan sát và đọc SGK
Nhờ có ánh sáng mà ta nhìn thấy mọi vật xung quanh.
Đọc SGK
Trả lời
+ ban ngày ,đứng ngoài trời mở mắt
+ban đêm, đứng trong phòng tối mở mắt, bật đèn.
- Thảo luận, trả lời:
- Qsát và mô tả TN 
- C2:trường hợp bật đèn ta nhìn thấy được mảnh giấy vì nhờ có ánh sáng từ đèn truyền đến mảnh giấy rồi truyền đến mắt.
Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật phát ra và truyền đến mắt.
-Dây tóc của bóng đèn tự phát ra ánh sáng.
- Các bộ phận khác không tự phát ra ánh sáng nhưng ta vẫn thấy được vì có ánh sáng từ mặt trời chiếu vào nó rồi truyền vào mắt.
* Ghi Đ/n nguồn sáng, vật sáng.
I-Nhận biết ánh sáng
KL: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền đến mắt
II-Nhìn thấy một vật
KL: Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật phát ra và truyền đến mắt.
III./ Nguồn sáng vật sáng:
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
Vật được chiếu sáng phát ra ánh sáng nhờ vật khác chiếu sáng vào nó
Nguồn sáng+ Vật được chiếu sáng là Vật sáng
4- Củng cố: (10 phút) Vận dụng C4, C5 SGK trang 5
	Đọc có thể em chưa biết.
5- Dặn dò: (3 phút) học bài và làm bài tập Sách bài tập.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 2, PPCT tiết 2 Ngày soạn: : . . . . . . . . .
	Ngày dạy: : . . . . . . . . .
Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I.Mục tiêu :
Biết xác định đường truyền của ánh sáng từ thí nghiệm .
Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng
Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng vào ngắm các vật thẳng hàng 
Nhận biết được các loại chùm sáng .
Rèn kĩ năng quan sát và tính tự tin trong tư duy.
II.Chuẩn bị :
Đèn pin, ống ngắm :thẳng, cong.
Đinh ghim.
III.Hoạt động dạy và học:
A.Hoạt động 1: Bài cũ và tình huống bài mới
1.Bài cũ: Khi nào mắt nhận thấy ánh sáng và khi nào nhìn thấy 1 vật?
Nguồn sáng, vật sáng? cho VD
 2.Bài mới:
Aùnh sáng truyền theo con đường gì đến mắt (đến mọi vật.)
B. Hoạt động 2: Nghiên cứu về đường truyền của ánh sáng
Yêu cầu hs nêu lại dự đoán xem ánh sáng truyền theo con đường gì?
Em hãy nêu cho các bạn biết làm sao ta có thể chứng minh là ánh sáng truyền thẳng?
Thống nhất đưa ra 2 phương án :TN1, TN2 (Sgk)
Yêu cầu các nhóm trả lời C1,C2.
Yêu cầu rút ra kết luận.
Thống nhất cho hs điền vào sgk ở phần kết luận.
C Hoạt động 3: Nghiên cứu về tia sáng-chùm sáng.
Thông báo cho hs qui ước biểu diễn đường truyền của as là đường thẳng có mũi tên chỉ hường truyền gọi là tia sáng.
 S I. SI: tia sáng.
Thông báo cho hs nhiều tia sáng tập hợp thành chùm sáng.
Điều chỉnh đèn pin cho hs quan sát hình dạng của các chùm sáng.(2.5(sgk))
Yêu cầu thực hiện C3.
Kết lại có 3 loại chùm sáng.
Chùm sáng song song :các tia sáng song song trên đường truyền của chúng.
Chùm sáng hội tụ: các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c. chùm sáng phân kì : các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
D. Hoạt động 4:Vận dụng+hướng dẫn về nhà.
Yêu cầu thực hiện C4,C5.
C5.Vì sao em biết được 3 kim thẳng hàng?
Về nhà trả lời lại C1 đến C5 và làm bài tập.
Xem trước bài mới ở nhà.
Tra bài cũ
Hs dự đoán: ánh sáng truyền theo đường thẳng, đường cong,..
-Nêu lại dự đoán
Aùnh sáng truyền theo đường thẳng.
-Đưa ra phương án kiểm tra.
-Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN như hvẽ 2.1,2.2(sgk/6).
-Đại diện nhóm trả lời C1,C2.
-Điền vào phần kết luận.Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
-Ghi qui ước, vẽ hình.
Quan sát cacù loại chùm sáng.
Cá nhân nêu đặc điểm của các loại chùm sáng.
Học sinh ghi bài.
Cá nhân thực hiện C4,C5, giải thích C5.
I/ Đường truyền của ánh sáng
S M
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
*/ Định luật truyền thẳng ánh sáng.
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng.
II/ Tia sáng-chùm sáng.
1/ Tia sáng đường truyền của ánh sáng được
 biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hường truyền gọi là tia sáng.
2/. Chùm sáng
a/. Chùm sáng song song: 
Chùm sáng hội tụ:
c. chùm sáng phân kì :
IV/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 3, PPCT tiết 3	 Ngày soạn: . . . . . . . . .
	Ngày dạy: : . . . . . . . . .
Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
I.Mục tiêu:
Biết và phân biệt được bóng tối, bóng nửa tối.
Giải thích được hiện tượng nhật thực-nguyệt thực.
II.Chuẩn bị:
Mô hình nhật thực , nguyệt thực.
Tranh vẽ nhật thực, nguyệt thực,hình 3.1,3.2
III. Hoạt động dạy và học
A. Hoạt động 1: Bài cũ, tình huống bài mới.
1. Bài cũ:
Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Làm sao biết bạn xếp thẳng hàng?
Nhật – nguyệt thực là gì? Giải thích
2. Bài mới:
Đặt vần đề như sgk
B. Hoạt động 2:Tìm hiểu về bóng tối, bóng nửa tối.
Giới thiệu TN trên hình vẽ.
Tiến hành TN: như hình 3.1, 3.2
Điền vào nhận xét.
Vì sao có bóng tối và bóng nửa tối?
-Thống nhất cho hs điền vào phần nhận xét.
C. Hoạt động 3:Hình thành khái niệm nhật thực.
Yêu cầu HS tưởng tượng: vào ban ngày trời không mây mà ta không nhìn thấy mặt trời. Lúc đó mặt trời đang ở đâu?
Giới thiệu trên mô hình.
Nhật thực là gì?
Yêu cầu em hãy giải thích vì sao có hiện tượng nhật thực .
Giáo viên nhận xét, giải thích lại đầy đủ hiện tượng.
Khi nào ta quan sát được nhật thực toàn phần ( một phần).
D. Hoạt động 4:Hình thành khái niệm nguyệt thực.
Từ hiện tượng nhật thực, em hãy cho biết khi nào có nguyệt thực ?
Nguyệt thực là hiện tượng “trăng bị che(không phải bị mây che) không nhận được ánh sáng mặt trời, vậy trăng phải nằm ở đâu?
Khắc sâu lại khái niệm nguyệt thực.
Yêu cầu hs giải thích vì sao có hiện tượng nguyệt thực.
E. Hoạt động 5:Vận dụng.
Yêu cầu học sinh thực hiện C5,C6.
Qua bài học này ta thu đươc những kiến thức gì?
Dựa vào cái gì ta g. thích được các nội dung nói trên?
Tổng kết lại bài học, cho hs chép ghi nhớ vào vỡ học.
F. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà.
Trả lời lại các phần trong sgk từ C1 đến C6.
Làm bài tập, đọc bài mới
Hs trả bài cũ.
Đọc phần đặt vấn đề.
Quan sát TN.
Nhận xét hiện tượng : trên tấm bìa xuất hiện bóng tối, bóng tối+bóng nửa tối.
Thảo luận nhóm đưa ra trả lời: miếng bìa chắn ánh sáng từ đèn đến màn, mà trong không khí ánh sáng truyền thẳng nên sau miếng bìa không nhận được ánh sáng từ đèn nên tạo thành bóng tối( tương tự cho bóng nửa tối nhưng bóng nửa tối nhận được một phần ánh sáng từ đèn).
Hs tưởng tượng đểû hình thành biểu tượng nhật thực.
Quan sát mô hình.
Hs phát biển hiện tượng nhật thực.
Thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
Cá nhân trả lời.
Học s inh trả lời cá nhân.
Trăng nằm sau trái đất.
Thảo luận nhóm đưa ra nhận xét.
Nhóm thực hiện nêu nhận xét.
Cá nhân trả lời.
Dựa vào định luật truyền thẳng của ánh sáng.
I/ bóng tối, bóng nửa tối.
1/ bóng tối
 Trên màn chắn sau miếng bìa có vùng không nhận được ánh sáng từ đèn nên tạo thành bóng tối
2/ bóng nửa tối: Trên màn chắn sau miếng bìa có1 vùng nhận được 1 phần ánh sáng từ đèn truyền tới nên tạo thành bóng nửa tối
II/ nhật thực. nguyệt thực
1/ Nhật thực: Khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời, trên TĐ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Đứng ở vùng bóng tối( bóng nửa tối) ta không nhìn thấy mặt trời ( thấy 1 phần mặt trời), ta gọi là có nhật thực toàn phần ( nhật thực 1phần)
2/ Nguyệt thực: Khi mặt trăng bị trái đất, che khuất không được ánh sáng từ mặt trời truyền tới, lúc đó ta không nhìn thấy mặt trăng, ta nói có nguyệt thực. 
IV/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 4, PPCT tiết 4	 Ngày soạn: . . . . . . . . .
	Ngày dạy: . . . . . . . . .
Bài 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.
I.Mục tiêu:
Biết được đường đi của tia ph ... 
 +Nếu U của mạch lớn hơn 2.5V khi mắc đèn vào bóng sẽ bị đứt.
D. Hoạt động 4: Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mực nứơc.
Yêu cầu quan sát hvẽ 26.3 và trả lời :
 * Khi nào đèn sáng.
 * Khi nào có dòng chảy AB.
Thảo luận điền vào chỗ trống.
Đại diện đọc trả lời.
 Sự chênh lệch điện thế giữa 2 cực của nguồn điện tương tự như sự chênh lệch mức nứơc ở 2 đầu A,B
Đưa ra cách mắc vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
Số chỉ vôn kế bằng 0 vì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
Đèn không sáng.
Quan sát + mắc mạch điện.
(hvẽ)
Cộng tắc mở I = 0, U = 0.
Công tắc đóng I = 0.5A, U = 2.8V
I tăng thì U tăng.
Khi có dòng điện chạy qua bóng đèn, giữa hai đầu bóng đèn có 1 hiệu điện thế xác định.
Hđt giữa hai đầu bóng đèn càng lớn khi cđdđ chạy qua càng lớn.
Giá trị chênh lệch điện thế (hđt) cho phép tối đa giữa hai đầu bóng đèn là 2.5V.
Quan sát hvẽ.
 * Khi có sự chênh lệch điện thế giữa hai cực của nguồn dòng điện .
 * Khi có sự chênh lệch mức nước ở A, B tạo dòng chảy AB
I. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
II. Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mực nứơc.
IV/ Rút kinh nghiệm:
	 Ngày soạn: : . . . . . . . . .
	Ngày dạy: : . . . . . . . . .
Tuần 32, PPCT Tiết 32
Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN .
I.Mục tiêu :
Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
Biết và thực hiện một số thao tác ban đầu để bảo đảm an toàn khi sử dụng điện.
II.Chuẩn bị:
Dụng cụ TN hình vẽ (29.1sgk)
III. Hoạt động dạy và học:
 1-Oån định: Lớp trưởng báo cáo sĩ số, tổ trưởng báo cáo bài học bài làm của tổ.
2-Kiểm tra bài cũ: 
 3- Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
HĐ 1: Tạo tình huôáng:
- Dòng điện có thể giây nghuy hiểm cho cơ thể người, do đó sử dụng điện phải tuân thủ các quy tắc để đảm bào an toàn.
HĐ 2: Tìm hiểu các dụng cụ và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối cơ thể người:
- GV cắm bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ điện để HS quan sát khi nào thì đèn của bút thử điện sáng và trả lời câu C1.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm với mô H29.1 và rút ra nhận xét.
- GV ôn lại tác dụng sinh lý của dòng điện.
- Yêu cầu HS đọc SGK về mức độ tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối cơ thể người.
HĐ 3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
- Làm thí nghiệm H29.2. Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ của ampe kế.
- Làm đoản mạch bằng cách nối hai đầu A, B của bóng đèn bằng một dây dẫn. Đóng công tắc, quan sát bóng đèn, đọc và ghi số chỉ của ampe kế.
- So sánh I 1 và I 2 nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C3, C4, C5.
HĐ 4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Tại sao chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện có HĐT dưới 40V? dây dẫn phải có vỏ cách điện
- GV nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện theo SGK.
HĐ 5: Củng cố và giao công việc về nhà cho học sinh.
- Yêu cầu HS học bài và làm bài tập trong SBT.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
- Giới hạn nguy hiểm: cường độ dòng điện từ 70 mA trở lên, tương ứng hiệu điện thế từ 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
- I 1 = 
- I 2 = 
- Khi bị đoản mạch dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn 
- Học sinh thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch.
- C3: Khi đoản mạch cầu chì sẽ bị nóng chảy đứt làm ngắt mạch.
- C4: Dòng điện có cường độ lớn hơn giá trị ghi trên cầu chì thì cầu chì bị đứt.
- C5: Nên du2cng cầu chì ghi số 1,2A hoặc 1,5A.
- HS thảo luận nhóm, đọc SGK, trả lời C6.
I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể giây nguy hiểm
- Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người.
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì: 
- Tác hại của hiện tượng đoản mạch: Cường độ dòng điện tăng quá lớn có thể làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc với nó. Từ đó có thể gây ra hỏa hoạn
III. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện có HĐT dưới 40V.
- Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không được tự ý chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện dật, không được chạm vào người đó, phải ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu
IV/ Rút kinh nghiệm:
	 Ngày soạn: : . . . . . . . . .
	Ngày dạy: : . . . . . . . . .
Tuần 33, PPCT Tiết 33
Bài 27: THỰC HÀNH ĐO CĐDĐ, HĐT ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP.
I.Mục tiêu :
 - Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn.
 - Nắm được qui luật về hiệu điện thế, cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp.
 - Biết thu thập, tổng hớp thông tin.
II.Chuẩn bị:
 - Dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ 27.1/77sgk, mẫu báo cáo thí nghiệm.
III. Hoạt động dạy và học:
 1-Oån định: Lớp trưởng báo cáo sĩ số, tổ trưởng báo cáo bài học bài làm của tổ.
 2-Kiểm tra bài cũ: 
 3- Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài
A. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Nêu cách mắc ampe kế, vôn kế để đo I,U.
Vẽ một mạch điện đơn giản: 1 bóng đèn, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc.
B. Mạch mắc nối tiếp
a). đoạn mạch mắc nối tiếp AB.
 (hvẽ )
Đ1, Đ2 mắc nối tiếp.
b). đo cđdđ đối vời mạch mắc nối tiếp.
Mắc ampe kế vào đo cđdđ qua Đ1, Đ2.
Tiến hành đo I1, I’1,I”1 3 lần.
Tính I1 = (I’1+I”1+ I”’1)/3
Thực hiện tương tự
I2 = (I’2+I”2+ I”’2)/3
Dòng điện qua AB có cđdđ I
I, I1, I2.
Nhận xét I, I1, I2.
c). đo hđt đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
yc quan sát hvẽ 27.2/77 sgk mắc vôn kế vào đúng vị trí xác định U1,U2,UNM.
Đo U1, U2, U ba lần
U1 = (U’1+U”1+U”’1)/3
U = ?
d. Rút ra kết luận gì về qui luật giữa cđdđ và hđt trong mạch mắc nối tiếp.
C. Nhận xét, đánh giá tiết thực hành.
Mắc mạch 
(hvẽ)
I1 = 0.5A
I2 = 0.5A
I = 0.5A.
I = I1 = I2
(hình vẽ 3 hình )
U = U1 + U2
Cđdđ trong mạch chính bằng cđdđ qua các cddđ thành phần I = I1 = I2.
Hđt giữa hai đầu đoạn mạch chính bằng tổng hđt giữa hai đầu hđt thành phần U = U1 + U2
IV/ Rút kinh nghiệm:
	 Ngày soạn: : . . . . . . . . .
	Ngày dạy: : . . . . . . . . .
Tuần 34, PPCT Tiết 34
Bài 28: THỰC HÀNH ĐO CĐDĐ VÀ HĐT 
 ĐỐI VỚI ĐỌAN MẠCH MẮC SON SONG.
I.Mục tiêu :
Biết mắc hai bóng đèn song song, mắc ampe, vôn kế đúng vị trí.
Đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song.
Rèn tính cẩn thận, trung thực.
II.Chuẩn bị:
Dụng cụ tn 28.1/80 sgk.
III. Hoạt động dạy và học:
 1-Oån định: Lớp trưởng báo cáo sĩ số, tổ trưởng báo cáo bài học bài làm của tổ.
2-Kiểm tra bài cũ: 
 3- Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài
A. Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ.
Nêu cách tính U, I trong đoạn mạch mắc nối tiếp.
B. Hoạt động thực hành.
a). Mắc song song hai bóng đèn.
 ( Hình vẽ )
M,N là điểm chung của Đ1, Đ2.
Đóng công tắc nhận xét về độ sáng hai bóng đèn.
 Vậy em có nhận xét gì về cđdđ qua 2 bóng đèn mắc song song.
 Dự đoán công thức tính I.
b). Đo cđdđ qua hai bóng đèn.
Mắc ampe kế vào vị trí nào đo cđdđ qua đọan MN
Mắc ampe kế vào Đ1,Đ2.
Từ kết quả thu được ta thấy : I,I1,I2 quan hệ với nhau như thế nào ?
I = I1 + I2
c).Đo hđt giữa hai đầu bóng đèn, giữa hai đầu đoạn mạch
Mắc vôn kế vào vị trí nào để đo UMN,U1,U2
 (hình vẽ )
U1= 3V, U2= 3V, U=3V
C. Rút ra kết luận:
 Từ kết quà thí nghiệm rút ra được mối quan hệ giữa I, I1, I2 và U, U1, U2
D. Nhận xét tiết thựchành.
Độ sáng hai bóng đèn khác nhau.
 I1 I2
 I = I1 + I2
Hình vẽ
U = U1 = U2
U = U1 =U2
I = I1 + I2
IV/ Rút kinh nghiệm:
	 Ngày soạn: : . . . . . . . . .
	Ngày dạy: : . . . . . . . . .
Tuần 35, PPCT Tiết 35
Bài 30 : ÔN TẬP+ THI HK II
I.Mục tiêu :
Củng cố kiến thức đã học về điện.
Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải thích hiện tượng và bài tập
II.Chuẩn bị:
 III. Ôn tập:
1. Tự kiễm tra.
yc hs tự làm phần “ tự kiểm tra” từ câu 1 đến 12, gv nhận xét.
2. So sánh vật dẫn điện, cách điện
	Vật dẫn điện 	vật cách điện
	Có điện tích 	có điện tích
	Điện tích tự do 	điện tích không tự do
	Cho dòng điện đi qua 	không cho dòng điện đi qua
So sánh U, I trong đoạn mạch mắc nối tiếp, song song
	Đoạn mạch nối tiếp 	đoạn mạch song song.
	I = I1 = I2	I = I1+I2
	U= U1+U2	U=U1=U2
3. Vận dụng :
Bài tập :
3.1 D: nhiễm điện thước nhựa bằng cách cọ xát.
3.2 + -; - -; - +;+ +.
3.3 Miếng len nhiễm điện (+): mất e
Miếng nilông nhiễm điện (-): nhận thêm e.
3.4 Sơ đồ c đúng vì vẽ đúng chiều dòng điện : đi từ cực (+) về cực (-) của nguồn điện.
Hình vẽ
3.5 Hình c đúng vì dây đồng, dây nhôm là vật dẫn điện nối vài mạch mạch kín
Hình vẽ 
3.6 U= 3V, U= 6V, U= 12V, U=15v, U1=U2=3V.
Vì mạch mắ nối tiếp, hđt U= U1+U2
U=2U1= 6V
Vậy chọn nguồn điện 6V.
3.7 I=0.35A, I1=0.12A, I2=?
Giải : vì đoạn mạch mắc song song nên cđdđ cho bởi công thức
I=I1+I2
Cđdđ qua đèn 2 là I2=I-I1=0.35-0.12=0.23A
4. Trò chơi ô chữ
Treo bảng phụ, cho 4 tổ thi đua nhau trả lời ô chữ.
5. Củng cố dặn dò
Về nhà học cả chương ba và làm lại các bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docVat ly 7 ca nam da sua.doc