Tiết 2.
Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.
- Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
- Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm ánh sáng.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.
Tuần 2 Ngày soạn: Tiết 2. Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng. - Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. - Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. - Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm ánh sáng. 2. Kỹ năng: - Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm. 3.Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Chuẩn bị. - Đèn pin, 2 ống nhựa: 1 thẳng và 1 cong. - 3 tấm bìa có đục lỗ. III. Tổ chức hoạt động trên lớp: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(6’) - Kiểm tra sỉ số - Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? - Ta nhìn thấy một vật khi nào? - Thế nào là nguồn sáng và vật sáng? Cho ví dụ về nguồn sáng. - Nhận xét, cho điểm. - Nêu thắc mắc: muốn nhìn thấy một vật, phải có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Vậy, ánh sáng đã đi theo đường nào để đến mắt ta? - Báo cáo sỉ số - Trả lời 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đường truyền của ánh sáng: (18’) - Bố trí thí nghiệm như hình 2.1. Gọi 2 HS lên sử dụng 2 ống nhựa quan sát như hình. - Yêu cầu HS trả lời C1. - Bố trí thí nghiệm như hình 2.2. Dịch chuyển tấm bìa số 3 và đặt câu hỏi trong trường hợp nào ta mới nhìn thấy được bóng đèn? - Yêu cầu HS tự rút ra kết luận và ghi nhận kết luận đó. - Gọi 1 HS phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Ví dụ khi môi trường không đồng tính thì ánh sáng không đi theo đường thẳng: cắm 1 chiếc que: nửa trong nước, nửa nằm ngoài không khí thì có hiện tượng gãy khúc. - Dùng ống nhựa GV cung cấp và quan sát như hình. Ghi nhận hiện tượng quan sát được. - Nhìn thấy bóng đèn khi có ánh sáng từ đèn phát ra đi vào mắt. Chỉ nhìn thấy được bóng đèn khi 3 lỗ A, B, C thẳng hàng. - Rút ra kết luận. - Phát biểu định luật. - Ghi nhận một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, nâng cao vốn hiểu biết. I. Đường truyền của ánh sáng: C1. Ánh sáng từ bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng. Kết luận: Đường tryền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu tia sáng và chúm sáng: (12’) - Yêu cầu HS phát biểu quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng. - Hướng HS quan sát hình 2.4, so sánh với hình 2.3 để HS nhớ kỹ thế nào là tia sáng. - Thông báo trong thực tế không nhìn thấy tia sáng mà chỉ có thể nhìn thấy chùm sáng. Giới thiệu hình ảnh 3 loại chùm sáng thường gặp ở các hình 2.5. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3. Đồng thời vẽ lên bảng 3 loại chùm sáng đó. - Yêu cầu HS xác định 1 vài vị trí xem có ánh sáng hay không dựa theo kinh nghiệm sống. - Đọc SGK để phát biểu quy ước. - Ghi nhận cách vẽ tia sáng. - Dựa vào kinh nghiệm sống và kiến thức đã học trả lời câu C3. II. Tia sáng và chùm sáng: Biểu diễn đường truyền của ánh sáng: một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. Ba loại chùm sáng: a) Chùm sáng song song: các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. b) Chùm sáng hội tụ: các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. c) Chùm sáng phân kỳ: các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu phần vận dụng (4’) - Yêu cầu HS đọc và trả lời C4,C5. - Hoạt động cá nhân. III. Vận dụng: C4. Sử dụng ống thẳng nhìn bóng đèn. C5. Cắm 2 cây kim lên bàn, ngắm 2 cây trùng nhau, ghim cây còn lại vào giữa sao cho bị kim 1 che khuất. Bởi vì ánh sáng từ các kim đến mắt theo đường thẳng. Hoạt động 6: Củng cố, hướng dẫn tự học.(5’) - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - Trình bày định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng. - Các loại chùm sáng. Đặc điểm của chúng. - Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học mới.
Tài liệu đính kèm: