Giáo án Vật lý 7 tuần 6 Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Giáo án Vật lý 7 tuần 6 Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Bài 6

THỰC HÀNH:

QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Luyện tập vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.

- Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng.

- Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí.

2.Kỹ năng:

- Biết nghiên cứu tài liệu.

- Bố trí TN, quan sát TN để rút ra kết luận.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 2690Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tuần 6 Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn:
Tiết : 6
Bài 6
THỰC HÀNH: 
QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Luyện tập vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.
- Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng.
- Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí.
2.Kỹ năng: 
- Biết nghiên cứu tài liệu.
- Bố trí TN, quan sát TN để rút ra kết luận.
II. Chuẩn bị.
- GV chia lớp thành 6 nhóm.
- Mỗi nhóm chuẩn bị:
+ 1 gương phẳng.
+ 1 bút chì.
+ 1 thước chia độ.
+ 1 mẫu báo cáo như SGK.
III. Tổ chức hoạt động trên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(7’)
- Kiểm tra sỉ số
- Nêu tính chất của ảnh qua gương phẳng?
- Giải thích sự tạo thành ảnh qua gương phẳng?
- Báo cáo sỉ số
- Trả lời
2. Hoạt động 2: Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (12’)
- Gọi HS đọc C1.
- Đặt viết chì thế nào để ảnh của nó trong gương song song và cùng chiều với vật? Cùng phương và ngược chiều với vật?
- Yêu cầu HS vẽ lại ảnh trong các trường hợp vừa tìm ra.
à Đọc C1.
- Thực hành: sử dụng viết chì và gương phẳng để giải quyết vấn đề.
à Vẽ hình các trường hợp đã thực hành.
1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
C1 a)  song song 
  vuông góc
 b)
3. Hoạt động 3: Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng (15’)
- Hướng dẫn HS đánh dấu vùng nhìn thấy của gương.
- Yêu cầu HS thực hiện theo C3.
- Hướng dẫn HS trả lời C4 bằng các câu hỏi:
- Ảnh của điểm M và N qua gương phẳng treo trên tường được vẽ như thế nào?
- Vẽ tia tới từ M, N sao cho tia phản xạ đi vào mắt người?
à Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hành để trả lời C3.
à Vẽ ảnh M’ và N’ bằng kiến thức đã học.
à Nhận thấy chỉ có tia tới từ M mới có tia phản xạ vào mắt người, còn từ N không cho tia phản xạ vào mắt người.
2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng:
C3. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương giảm.
C4.
- Không nhìn thấy điểm N vì đường N’O không cắt mặt gương nên không có tia phản xạ lọt vào mắt người.
- Nhìn thấy điểm M vì đường M’O cắt gương ở I. Vậy tia tới MI cho tia phản xạ IO truyền đến mắt, ta nhìn thấy M’.
N’ N
M’ M
 Mắt
 Tường
4. Hoạt động 4: Hoàn thành bài báo cáo (10’)
	- GV yêu cầu HS hoàn thành bài báo cáo để GV thu khi hết giờ.
	- Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ
5. Hoạt động 5: Dặn dò (1’)
	- Ôn tập cách vẽ ảnh của một điểm sáng, một vật sáng AB qua một gương phẳng.
	- Xem trước bài: “GƯƠNG CẦU LỒI”

Tài liệu đính kèm:

  • docl7 tuan 6.doc