Giáo án Vật lý 8 tiết số 15: Công cơ học

Giáo án Vật lý 8 tiết số 15: Công cơ học

Tiết14. CÔNG CƠ HỌC

I/ Mục tiêu:

Kiến thức: -Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

 -Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực.

 -Nêu được đơn vị đo công.

Kỉ năng: Vận dụng công thức A = Fs. Biết suy luận, để giải các bài tập có liên quan.

3Thái độ Ổn định, tập trung phát biểu xây dựng bài.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 8 tiết số 15: Công cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2010
Ngày giảng: 29/11/2010
Tiết14. CÔNG CƠ HỌC
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: -Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
 -Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. 
 -Nêu được đơn vị đo công.
Kỉ năng: Vận dụng công thức A = Fs. Biết suy luận, để giải các bài tập có liên quan.
3Thái độ Ổn định, tập trung phát biểu xây dựng bài.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:Các tranh vẽ hình 13.1, 13.2, 13.3 SGK (nếu có)
Học sinh :Nghiên cứu kĩ SGK
III/ Giảng dạy:
Ổn định lớp
Kiểm tra Bài cũ: GV: Tại sao khi thả vào nước, hòn bi gỗ nổi, hòn bi sắt chìm? HS: Trả lời
GV: Nhận xét, ghi điểm
 3 Tình huống bài mới
Giáo viên nêu tình huống như ghi ở SGK
Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1:
 Tìm hiểu khi nào có công cơ học:
GV: Cho hs đọc phần nhận xét ở SGK.
HS: thực hiện
GV: Treo hình vẽ 13.1 lên bảng
HS: Quan sát
GV: Trong trường hợp này thì con bò đã thực hiện dược công cơ học
GV: Treo hình vẽ hình 13.2 lên bảng
HS: Quan sát
GV: Giảng cho hs rõ trong trường hợp này, người lực sĩ không thực hiện được công
GV: Như vậy khi nào có công cơ học?
HS: Khi có lực tác dụng và làm vật chuyển dời
GV: Em hãy lấy một ví dụ khác ở SGK về việc thực hiện được công?
HS: Tìm ví dụ như đá banh 
GV: Cho hs điền vào phần “kết luận” ở sgk
HS: Lực ; chuyển dời
GV: Cho hs thảo luận C3
HS: Thảo luận 2 phút
GV: Vậy trường hợp nào có công cơ học?
HS: Trường hợp a, c, d.
GV: Tương tự cho hs thảo luận 
C4: Trong 2 phút
GV: Trong các trường hợp đó thì lực nào thực hiện công?
HS: Trường hợp a: Lực kéo
 B: Lực hút
 C: Lực kéo
 HOẠT ĐỘNG 2: 
 Tìm hiểu công thức tính công:
GV: Công của lực được tính bằng công thức nào?
HS: A = F.S
GV: Hãy nêu ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng trong công thức?
Đơn vị tính cô ng là gì?
HS: Jun kí hiệu (J)
HS: Trả lời
* Trong GTVT các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn ,tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn mật độ giao thông cao xảy ra tắc đường các pTGT vận nổ máy nên gây ô nhiễm môi trường. Làm thế nào khắc phục tình trạng này?
GV: Hướng dẫn hs trả lời C5
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Một quả nặng có KL 2kg rơi ở độ cao 6m. Hãy tính công của trọng lực
HS: lên bảng giải bằng cách áp dụng công thức A = F.S
GV: Tại sao không có công của trọng lực trong trường hợp hòn bi lăn trên mặt đất?
HS: Vì trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động
I/ Khi nào có công cơ học
1 Nhận xét:
C1: Khi có lực tác dụng và làm vật chuyển dời.
2. Kết luận:
(1) Lực
(2) Chuyển dời
3. Vận dụng:
C3: Trường hợp a,c,d
C4: a. Lực kéo đầu tàu
 b. Lực hút trái đất
 c. Lực kéo người công nhân.
II/ Công thức tính công
1.Công thức tính công cơ học: 
 A = F .S
Trong đó:
-A: Công của Lực (J)
-F: Lực tác dụng (N)
-S: Quảng đường (m)
* Chú ý SGK
Cải thiện chất lượng đường giao thông. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm ách tắc GT, bảo vệ môi trường ,tiết kiệm nhiên liệu
2. Vận Dụng
C5:
Tóm tắt:
F = 5000N
S = 1000m
A = ?
Giải: A = F .S
= 5000.1000 = 5.106 (J)
C6: A = F.S = 20.6 = 120 (J)
C7: Vì trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động nên không có công cơ học.
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố và hướng dẫn tự học:
Củng cố:Hệ thống lại kiến thức vừa dạy
Hướng dẫn hs giải 2 BT 13.1 và 13.2 SBT
Hướng dẫn tự học:Bài vừa học:
Học thuộc lòng “ghi nhớ sgk
Làm BT 13.3, 13.4, 13.5 SBT
Bài sắp học: “ Định luật về công”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 15.doc