Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
-Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì 1 cho học sinh.
- Chuẩn bị kiến thức làm bài kiểm tra học kì 1
2/ Kĩ năng: Học sinh có được kĩ năng tổng hợp, ghi nhớ kiến thức
- Kĩ năng làm các bài tập về tính vận tốc, tính lực, công.
3/ Thái độ:Tập trung, tư duy trong học tập
II/ Chuẩn bị:
1.Giáo viên:Chuẩn bị một số câu lí thuyết và bài tập có liên quan.
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ sgk
Ngày soạn: 12/12/2010 Ngày giảng: 13/12/2010 Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I I/Mục tiêu: 1/ Kiến thức: -Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì 1 cho học sinh. - Chuẩn bị kiến thức làm bài kiểm tra học kì 1 2/ Kĩ năng: Học sinh có được kĩ năng tổng hợp, ghi nhớ kiến thức - Kĩ năng làm các bài tập về tính vận tốc, tính lực, công. 3/ Thái độ:Tập trung, tư duy trong học tập II/ Chuẩn bị: 1.Giáo viên:Chuẩn bị một số câu lí thuyết và bài tập có liên quan. 2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ sgk III/ Giảng dạy: 1. Ổn định lớp 2. Bài mới: PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: I. Tìm hiểu các bài tập trắc nghiệm. Câu 1: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước thì: Người lái đò đứng yên so với dòng nước Người lái đò chuyển động so với dòng nước Người lái đò đứng yên so với bờ Người lái đò chuyển động so với thuyền Câu 2: Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: Đột ngột giảm vận tốc. Đột ngột tăng vận tốc Đột ngột rẽ trái Đột ngột rẽ phải Câu 3: Trong các cách sau đây cách nào làm giảm lực ma sát? Tăng độ nhám mặt tiếp xúc Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc Tăng diện tích các mặt tiếp xúc Câu 4. Đâu không phải là công thức đúng. A. , B. , C. D. Câu 5. Trường hợp nào có lực ma sát nghỉ. A. Khi bánh xe lăn trên mặt đường. B.Khi kéo bàn dịch trên mặt sàn. C. Khi hàng hóa đứng yên trên xe đang chuyển động D. Khi lăn cống trên mặt đường Câu 6. Tốc độ 36 km/h bằng giá trị nào dưới đây: A. 10m/s. B. 36 000 m/s. C. 100 m/s. D. 36m/s Câu 7.Trạng thái của vật sẽ thay đổi như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng. A.Vật đang đứng yên sẽ chuyển động. B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chạm lại. C.Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. D.Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 8. Một vận động viên chạy trên quãng đường 60m hết 6s. vận tốc của vận động viên đó là. A. 10 Km/h. B. 10m/s. C.360 Km/h. D.360m/s Gv. Chọn một số câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết , chọn phương án đúng trong sbt cho hs rèn luyện. HOẠT ĐỘNG 2: Các bài tập vận dụng: Bài 1.Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s; đoạn đường sau dài 1.9km đi hết 0,5h. aTính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường ra m/s. b. Đổi vận tốc trên ra km/h. Tóm tắt. S1=3km V1= 2m/s S2=1,9km t2= 0,5h a) vtb (m/s) b) vtb (km/h) Bài 2.Một người đứng dưới đất muốn dùng một hệ thống ròng rọc dể đưa các bao xi măng nặng 50kg lên tầng 3 của một tòa nhà với lực keó nhỏ hơn 500N. a) Hãy vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống ròng rọc. b) nếu bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc thì công tối thiểu để đưa 20 bao xi măng lên là bao nhiêu. Biết tầng 3 cao 10m. I.Hãy khoanh tròn phương án đúng? 1.B 2.C 3. C 4. D. 5. C 6. A 7. D Với các câu hỏi y/c học sinh phân tích từng câu trả lời sau đó đưa ra sự lựa trọn. Không chọn ngẫu nhiên. Bài 1. Tính thời gian trên quãng đường đầu. t1= 3000/2= 1500 s Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường. vtb =(s1+s2) / (t1+t2)= (3000+1900)/(1500+1800) =1,48 m/s b) 1,48m/s =5,33km/h Bài 2. a) Vẽ hệ thống ròng rọc. Giải thích: Vì người đó đứng ở đưới nên phải sử dụng ròng rọc cố định thay đổi hướng của lực kéo. Vì lực keó nhỏ hơn 500NNhỏ hơn trọng lượng của bao xi nên phải sử dụng thêm ròng rọc động mới kéo bao xi lên được. b)A=P.h =20.50.10.10 =100 000J= 100 KJ HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố và hướng dẫn tự học Củng cố: Hệ thống lại kiến thức vừa ôn Hướng dẫn tự học Tiết sau kiểm tra học kì I
Tài liệu đính kèm: