Giáo án Vật lý 8 tiết số 20: Cơ năng

Giáo án Vật lý 8 tiết số 20: Cơ năng

Tiết 20. CƠ NĂNG

I/Mục tiêu

 1 Kiến thức: Nêu được khi nào vật có cơ năng?

 -Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn

 -Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.

 -Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

 2. Kỉ năng: Làm được TN ở sgk

 3. Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

1 lò xo bằng thép. 1 máng nghiêng, 1 quả nặng và một miếng gỗ. Các hình vẽ hình 16.1 a,b.

2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ sgk

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 8 tiết số 20: Cơ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/01/2011
Ngày giảng: 10/01/2011
 Tiết 20. CƠ NĂNG
I/Mục tiêu
 1 Kiến thức: Nêu được khi nào vật có cơ năng?
 -Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn
 -Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
 -Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
 2. Kỉ năng: Làm được TN ở sgk
 3. Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
1 lò xo bằng thép. 1 máng nghiêng, 1 quả nặng và một miếng gỗ. Các hình vẽ hình 16.1 a,b.
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ sgk
III/ Giảng dạy:
	1.Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs cho bài mới
	3. Tình huống bài mới
	Giáo viên lấy tình huống như ghi ở sgk
	4. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: 
 Tìm hiểu cơ năng
GV: Cho hs đọc phần thông báo skg
HS: Thực hiện
GV: Khi nào vật đó có cơ năng?
HS: Khi vật có khả năng thực hiện công
GV: Em hãy lấy ví dụ về vật có cơ năng?
HS: Quả nặng được đặt trên giá
 Nước ngăn ở trên đập cao
GV: Đơn vị của cơ năng là gì?
HS: Jun
 HOẠT ĐỘNG 2: 
 Tìm hiểu thế năng
GV: Treo hình vẽ hình 16.1a lên bảng
HS: Quan sát
GV: Vật a này có sinh công không?
HS: Quả nặng A chuyển động xuống làm dây căng, sức căng của dây làm thỏi B có khả năng chuyển động. Vậy quả nặng A có khả năng sinh công.
GV: Cơ năng của vật trong trường hợp này gọi là gì?
HS: Thế năng
GV: Vật càng cao so với mặt đất thì thế năng càng lớn hay nhỏ?
HS: Càng lớn.
GV: Thế năng được xác định bỡi vị trí của vật so với mặt đất gọi là gì?
HS: Thế năng hấp dẫn 
GV: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào gì?
HS: Độ cao so với vật mốc và khối lượng của vật.
GV: Treo hình vẽ hình 16.2 sgk lên bảng
HS: Quan sát
GV: Hai lò xo này, cái nào có cơ năng?
HS: Lò xo hình b
GV: Tại sao biết là lò xo hình b có cơ năng?
HS: Vì nó có khả năng thực hiện công
GV: Thế năng đàn hồi là gì?
HS: là thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi
GV: Hãy lấy 1 số vd về vật có thế năng đàn hồi?
GV: Hãy lấy 1 số vd về vật có thế năng đàn hồi?
HS: Trả lời
 HOẠT ĐỘNG 3: 
 Tìm hiểu động năng
GV: Bố trí TN như hình 16.3 sgk
HS: Quan sát
GV: Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?
HS: Quả cầu A chuyển động đập vào vật B làm vật B chuyển động một đoạn
GV: Hãy chứng tỏ vật A chuyển động có khả năng thực hiện công?
HS: Trả lời
GV: Hãy điền từ vào C3?
HS: Thực hiện
GV: Làm TN như hình 16.3 nhưng lúc này vật A ở vị trí (2). Em hãy so sánh quãng đường dịch chuyển cảu vật B và vận tốc chuyển động của vật A. Từ đó suy ra động năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
HS: Trả lời
GV: Thay qủa cầu A bằng A’ có khối lượng lớn hơn A và làm TH như hình 16.3 sgk. Có hiện tượng gì khác so với TN trước?
HS: Trả lời
Gv. Khi vật sinh công , chuyển động, vật có cơ năng, Vận tốc và khối lượng của vật càng lớn thì động năng càng lớn. Khi tham gia giao thông PT tham gia có V lớn ( dộng năng lớn) sẽ khiến cho việc sử lí gặp nhiều khó khăn nếu gây tai nạn sẽ gây ra ngững hậu quả nghiêm trọng. Các vật rơi từ trên cao xuống bề mặt trái đất có động năng lớn nên rất nguy hiểm đến tính mạng con người và các công trình . Vậy làm thế nào để tránh được những nguy hiểm đó?
 *Khi một vật chuyển đông vật có động năng. Vận tốc, khối lượng lớn thì động năng càng lớn. Khi tham gia giao thông PTGT có vận tốc lớn thì việc sử lí có khó khăn không?Vật có khối lượng lớn rơi từ trên cao xuống có gây nguy hiểm không? Nêu cách khắc phục?
 HOẠT ĐỘNG 4: 
 Tìm hiểu bước vận dụng:
GV: Hãy nêu ví dụ về vật có cả thế năng và động năng?
HS: Hòn đá đang bay, mũi tên đang bay
GV: Treo hình 16.4 lên bảng và cho hs tự trả lời: Hình a, b, c nó thuộc dạng cơ năng nào?
HS: trả lời
I/ Cơ năng:
Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng.
Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. Cơ năng được tính bằng đơn vị Jun.
II/ Thế năng:
Thế năng hấp dẫn:
C1: Quả nặng A chuyển động xuống làm dây căng. Dây căng làm quả nặng B có khả năng chuyển động. Như vậy vật a có khả năng sinh công.
* Ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà nó có khả năng thực hiện được càng lớn nghĩa là thế năng của vật càng lớn.
* Thế năng hấp dẫn là thế năng được xác định bỡi vị trí của vật so với mặt đất. Vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0
* Vật có khối lượng càng lớn thì có thế năng càng lớn.
Thế năng đàn hồi:
- Thế năng đàn hồi là thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi
C2: Đốt cháy sợ dây, lò xo làm cho miếng gỗ rơi xuống, chứng tỏ là lò xo có cơ năng.
III/ Động năng
Khi nào vật có động năng
C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào vật B làm vật B chuyển động
C4: Vật A chuyển động có khả năng thực hiện công bởi vì vật A đập vào vật B làm vật B chuyển động.
C5: Thực hiện công
* Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của 
HS. Mọi công dân cần tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông và an toàn trong lao động..
Hs. Các phương tiện có v lớn sẽ khiến cho việc sử lí khó khăn dễ gây tai nạn, khi đã gây tai nạ thì hậu quả rất nghiêm trọng.
Các vật rơi trên cao xuống nếu khối lượng lớn sẽ gây nghuy hiểm cho người và các công trình
Cần tuân thủ các quy tắc giao thông và an toàn trong lao động.
IV/ Vận dụng
C9: Viên đạn đang bay. Hòn đá đang ném
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố và hướng dẫn tự học
Củng cố: 
Cho hs giải BT 16.1 và 16.2 SBT
Hệ thống lại những ý chính của bài
Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học:
Học thuộc bài. Làm BT 16.3, 16.4 SBT
Bài sắp học “Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng”
* Câu hỏi chuẩn bị cho bài sau:
- Động năng có thể chuyển hoá thành năng lượng nào?
- Thế năng có thể chuyển hoá thành năng lượng nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20.doc