Giáo án Vật lý 8 tiết số 5: Sự cân bằng lực – quán tính

Giáo án Vật lý 8 tiết số 5: Sự cân bằng lực – quán tính

Tiết 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH

I/ Mục tiêu:

Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.

- Nêu được quán tính của một vật là gì.

Kỷ năng: - Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

2. Học sinh: đọc trước nội dung SGK

III/ Giảng dạy:

Kiểm tra bài cũ: GV: Vectơ lực biểu diễn như thế nào?

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 8 tiết số 5: Sự cân bằng lực – quán tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2010
Ngày giảng: 20/9/2010
Tiết 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
- Nêu được quán tính của một vật là gì. 
Kỷ năng: - Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Học sinh: đọc trước nội dung SGK
III/ Giảng dạy:
Kiểm tra bài cũ: GV: Vectơ lực biểu diễn như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, ghi điểm
Tình huống bài mới:GV: Cho HS đọc tình huống ở đầu bài SGK
GV: Như vậy để hiểu rõ vấn đề này hôm nay ta vào bài mới:
	. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: 
Nghiên cứu hai lực cân bằng
 GV: Hai lực cân bằng là gì?
 HS: Là 2 lực cùng đặt lên vật có cường độ bằng nhau, cùng phương ngược chiều.
 GV: Các vật đặt ở hình 5.2 nó chịu những lực nào?
 HS: Trọng lực và phản lực, 2 lực này cân bằng nhau.
 GV: Tác dụng của 2 lực cân bằng lên một vật có làm vận tốc vật thay đổi không?
 HS: Không
 GV: Yêu cầu HS trả lời C1: SGK
 HS: trả lời
 GV: Cho HS đọc phần dự đoán SGK.
 HS: dự đoán: vật có vận tốc không đổi.
 GV: Làm TN như hình 5.3 SGK
 HS: Quan sát
 GV: Tại sao quả cân A ban đầu đứng yên?
 HS: Vì A chịu tác dụng của 2 lực cân bằng
 GV: Khi đặt quả cân A’ lên quả cân A tại sao quả cân A và A’ cùng chuyển động?
 HS: Vì trọng lượng quả cân A và A’ lớn hơn lực căng T.
 GV: Khi A qua lỗ K, thì A’ giữ lại, A còn chịu tác dụng của những lực nào?
 HS: Trọng lực và lực căng 2 lực này cân bằng.
 GV: Hướng dẫn và cho HS thực hiện 
 GV: Như vậy một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì nó tiếp tục chuyển động thẳng đều.
 HOẠT ĐỘNG 2: 
 Tìm hiểu quán tính 
 GV: Cho HS đọc phần nhận xét SGK
 HS: Thực hiện
 GV: Quan sát hình 5.4 và hãy cho biết khi đẩy xe về phía trước thì búp bê ngã về phía nào?
 HS: phía sau
 GV: Hãy giải thích tại sao?
 HS: trả lời
 GV: Đẩy cho xe và búp bê chuyển động rồi bất chợt dùng xe lại. Hỏi búp bê ngã về hướng nào?
 HS: Ngã về trước
 GV: Tại sao ngã về trước
 HS: Trả lời
 GV: Hướng dẫn cho HS giải thích câu 9 SGK
I/ Lực cân bằng 
 1/ Lực cân bằng là gì?
 C1: a. Có 2 lực P và Q
 b. Tác dụng lên quả cầu có 2 lực P và lực căng T.
 c. Tác dụng lên quả bóng có 2 lực P và lực đẩy Q
Chúng cùng phương, cùng độ lớn, ngược chiều.
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
 C2: A chịu tác dụng của hai lực cân bằng P và T
 C3: PA + PA’ lớn hơn T nên vật chuyển động nhanh xuống
 C4: PA và T cân bằng nhau.
II/ Quán tính:
Nhận xét: SGK
Vận dụng:
 C6: Búp bê ngã về phái sau vì khi đẩy xe chân búp bê chuyển động cùng với xe nhưng vì quán tính nên thân và đầu chưa kịp chuyển động.
 C7: Búp bê ngã về phía trước vì khi xe dừng lại thì chân búp bê cũng dừng lại. Thân và đầu vì có quán tính nên búp bê ngã về trước.
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố, hướng dẫn tự học
Củng cố:
Hệ thống lại những ý chính của bài cho HS
Hướng dẫn HS giải BT 5.1 SBT
2. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học:
Học thuộc bài. Xem lại các câu C làm BT 5.2 đến 5.5 SBT
b.Chuẩn bị trước bài : Lực ma sát

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5.doc