Giáo án Vật lý 9 - Tiết 37 đến tiết 68

Giáo án Vật lý 9 - Tiết 37 đến tiết 68

A.Mục tiêu bài học: Qua bài học sinh đạt được:

 1.Kiến thức

- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.

- Phát biểu đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luôn thay đổi.

- Bố trí được thí nghiệm tạo ra được dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo hai cách.

- Dựa vào quan sát thí nghiệm rút ra được điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

 2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát và mô tả chính xác hiện tượng vật lí xảy ra trong TN.

 

doc 69 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Tiết 37 đến tiết 68", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 37
Ngày soạn 8. 1. 2008
Ngày dạy 2008
Bài 33 dòng điện xoay chiều
A.Mục tiêu bài học: Qua bài học sinh đạt được:
	1.Kiến thức
- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
- Phát biểu đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luôn thay đổi.
- Bố trí được thí nghiệm tạo ra được dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo hai cách.
- Dựa vào quan sát thí nghiệm rút ra được điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
	2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát và mô tả chính xác hiện tượng vật lí xảy ra trong TN.
	3. Thái độ nghiêm túc, trung thực, có tinh thần hợp tác tốt trong nhóm học tập.
B. Chuẩn bi: * Cho mỗi nhóm học sinh
- 1 cuộn dây dẫn kín có 2 gắn đèn LED.
- 1 thanh nam châm thẳng, cặp sắt, giá TN.
 * Đối với cả lớp: Nguồn ổn áp, nguồn pin, dây nối, công tắc, đèn 6V, vôn kế 1 chiều.
 C. Phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp thực nghiệm, hợp tác nhóm nhỏ.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức: 
	II. Kiểm tra: 
Phát biểu điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng
	III.Bài mới: 
Hoạt động của học sinh(H) và giáo viên(G)
Kiến thức cơ bản
 G - Đưa cho học sinh quan sát bộ nguồn pin 6 V, và nguồn 6 V xoay chiều lấy từ lưới điện trong phòng.
 - Lắp bóng đèn lần lượt vào 2 nguồn trên thì đền sáng.
 - Lắp vôn kế 1 chiều vào 2 cực của pin. H Quan sát: kim vôn kế quay.
G Lắp vôn kế 1 chiều vào 2 lỗ có ghi AC của ổn áp.
H Quan sát: kim vôn kế không quay.
G Tại sao trong trường hợp thứ 2 kim của vôn kế không quay? Hai dòng điện tạo bởi 2 nguồn điện này có giống nhau không? Giáo viên giới thiệu dòng điện xoay chiều.
G giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm TN, lưu ý động tác nhanh và gọn.
H làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát trả lời câu C1, cử đại diện báo cáo két quả trước lớp.
G Qua TN hãy rút ra kết luận về chiều của dòng điện cảm ứng?
H Phát biểu kết luận.
H nghiên cứu thông tin SGK.
G Thế nào là dòng điện xoay chiều?
H Trả lời.
G - Khi cho nam châm quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi như thế nào?
 - Chiều của dòng điện cảm ứng có đặc điểm gì?
H Trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.
G phát dụng cụ thí nghiệm.
H làm thí nghiệm kiểm tra, quan sát rút ra kết luận.
H quan sát hình 33.3.
G- Khi cuộn dây quay, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi như thế nào?
 - Nhận xét về chiều của dòng điện cảm ứng trong cuộn dây.
H Trả lời.
G hướng dẫn học sinh làm TN như hình 33.2 nhưng cho cuộn dây quay.
H Hoạt động nhóm làm thí nghiệm kiểm tra, quan sát rút ra kết luận.
G Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
H Phát biểu
G Yêu cầu 2 học sinh đọc kết luận.
Dòng điện lấy từ ổ điện trong nhà không phải là dòng điện 1chiều.
I. Chiều của dòng điện cảm ứng.
1. Thí nghiệm.Hình 33.1 SGK
C1 - Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn sáng.
 - Kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn kia sáng.
 Từ đó cho biết chiều dòng điện cảm ứng trong 2 trường hợp có chiều ngược nhau.
2. Kết luận.
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại, đang giảm mà chuyển sang tăng.
3. Dòng điện xoay chiều.
Dòng điện có chiều luân phiên thay đổi gọi là dòng điện xoay chiều.
II. Cách tạo ra dòng điên xoay chiều.
1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
C2 Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng, khi cực N của nam châm ra xa cuộn dây thỉ số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm. Tương tự khi cực nam của nam châm lai gần hay ra xa cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm . Do đó dòng điện cẩm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng xoay chiều. 
2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường.
C3
3. Kết luận.
Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn đây có thể xuất hiện dòng điện xoay chiều.
 	IV.Củng cố- vận dụng
1. Đọc kĩ ghi nhớ.
2. Yêu cầu học sinh trả lời câu C4.
Chỉ yêu cầu HS giải thích đơn giản. Khi khung quay nửa vòng thì số đường sức từ xuyên qua khung tăng, một trong hai đèn LED sáng. Trên nửa vòng tròn sau, số đường sức từ xuyên qua khung giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ hai sáng.
Thực ra, ở đây còn có sự đổi chiều của đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây. Tuy nhiên, vì HS không học trường hợp này nên bỏ qua không xét đến.
3. H tìm hiểu phần “Có thể em chưa biết” trả lời câu hỏi đầu bài.
	V. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ. 
 - Làm các bài tập 33.1 đến 33.4 sách bài tập.
E.Phụ lục 
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 38
Ngày soạn 9. 1. 2008
Ngày dạy 2008
Bài 34 Máy phát điện xoay chiều
A.Mục tiêu bài học: Qua bài học sinh đạt được:
	1.Kiến thức
- Nhận biết được hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được roto và stato của mỗi loại máy.
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
- Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện được liên tục.
	2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát và thu nhận thông tin từ SGK
	3. Thái độ : H thấy được vai trò của vật lí học là cơ sở của các ngành kỹ thuật, từ dó tích cực học tập bộ môn.
B. Chuẩn bi: * Cho mỗi nhóm học sinh 1 mô hình máy phát điện xoay chiều.
C. Phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức: 
	II. Kiểm tra: 
Thế nào là dòng điện xoay chiều? Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Nêu ví dụ về trường hợp có dòng điện xoay chiều.
	III.Bài mới: 
G Đặt vấn đề như SGK
Hoạt động của học sinh(H) và giáo viên(G)
Kiến thức cơ bản
G Thông báo: dựa trên cơ sở 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều người ta chế tạo ra 2 loại máy phát điện xoay chiều như hình 31.1 và 31.2.
 H quan sát hình 34.1 và 34.2 trả lời C1
 1 em báo cáo trước lớp, các em khác nhận xét, sửa sai.
 G Phát cho mỗi nhóm 1 mô hình máy phát điện.
 H Hoạt động nhóm quan sát mô hình máy phát điện.
G Mô hình máy phát điện này thuộc loại nào? Chỉ các bộ phận chính của máy phát. H 1 lên bảng chỉ các bộ phận chính. Cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai.
G Yêu cầu học sinh trả lời C2
H trả lời câu C2.
G Yêu cầu học sinh làm quay khung dây của mô hình máy phát điện.
H làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát 2đèn led rút ra kết luận dòng điện do máy phát điện sinh ra là dòng điện xoay chiều.
G Các máy phát điện xoay chiều có các bộ phận chính nào? Bộ phận nào là stato, bộ phận nào là rô to?
H Trả lời.
G -Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu thông tin SGK mục 1
 - Hãy nêu các đặc tính kĩ thuật của máy phát điện trong kĩ thuật?
H Tự đọc SGK trả lời.
G Trong máy phát điện loại nào cần bộ góp điện?
H Loại có cuộn dây quay.
G Bộ góp điện có tác dụng gì?
H Đưa dòng điện ở máy phát điện ra ngoài để sử dụng.
I. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
1. Quan sát.
a) Cấu tạo.
- Bộ phận chính là nam châm và cuộn dây.
- Có hai loại máy:
+ Loại 1 : nam châm quay, cuộn dây đứng yên.
+ Loại 2: nam châm đứng yên, cuộn dây quay, loại này có thêm bộ góp điện gòm vành khuyên và thanh quét.
b) Nguyên tắc hoạt động.
Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ :
Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. Do đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.
2. Kết luận (SGK).
II. Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật.
1. Đặc tính kĩ thuật (SGK).
+ Cường độ dòng điện.
+ Hiệu điện thế.
+ Tần số.
+ Kích thước.
2. Cách làm quay máy phát điện (SGK).
 Dùng động cơ nổ, tua bin hơi, tua bin nước, cánh quạt gió.
 	IV.Củng cố- vận dụng
1. Đọc kĩ ghi nhớ.
2. Yêu cầu học sinh trả lời câu C3.
Giống nhau: đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.
Khác nhau : Đinamô có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, hiệu điện thế, cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn.
	V. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ, tìm hiểu phần “Có thể em chưa biết”.
 - Làm các bài tập 34.1 đến 34.4 sách bài tập.
E.Phụ lục 
Tuần20
Tiết 39
Ngày soạn 15. 1. 2008
Ngày dạy 2008
Bài 35. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
 Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều.
A. Mục tiêu bài học Qua bài học sinh đạt được:
	1. Kiến thức:
- Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
- Bố trí được TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện xoay chiều.
- Nhận biết được kí hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
	2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo điện.
	3. Thái độ: nghiêm túc, cẩn thận; tinh thần hợp tác tốt trong nhóm.
A. Chuẩn bị: * Đối với mỗi nhóm học sinh:
- 1 nam châm vĩnh cửu . - 1 nguồn điện xoay chiều 3V - 6V
- 1 nam châm điện . - 1 nguồn điện 1 chiều 3V - 6V
* Đối với giáo viên: 
- 1 ampe kế xoay chiều - 1 công tắc - 1 nguồn xoay chiều và 1 chiều3V - 6V
- 1 vôn kế xoay chiều - 8 dây dẫn - 1 đèn 3V.
C. Phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp thực nghiệm, hợp tác nhóm nhỏ.
D. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra:
- Nêu cấu tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều?
- Làm bài 34.1 và 34.3 sách bài tập.
- Làm bài 34.2 và 34.4 sách bài tập.
C. Bài mới:
Hoạt động của học sinh(H) và giáo viên(G)
Kiến thức cơ bản
H Tự đọc phần mở bài.
H - Tự đọc, suy nghĩ và trả lời C1.
 - Các em khác nhận xét, bổ sung.
G Thống nhất các câu trả lời.
G Nêu mục đích TN.
H- Quan sát h 35.2 để biết cách bố trí TN.
 - Tự đọc C2 để nêu được cách tiến hành TN.
G Giới thiệu dụng cụ, thống nhất cách tiến hành TN.
H Làm TN:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ h 35.2 SGK.
- Dùng nguồn 1 chiều: quan sát và so sánh hiện tượng xảy ra với thanh nam châm.
- Dùng nguồn xoay chiều: quan sát hiện tượng xảy ra với thanh nam châm.
- Báo cáo kết quả TN.
G Qua TN trên em rút ra kết luận gì về chiều lực từ khi dòng điện đổi chiều?
H Phát biểu kết luận.
H Quan sát h 35.4 SGK
G Giới thiệu dụng cụ và làm TN:
- Mắc mạch điện: dùng nguồn 1 chiều, vôn kế và ampe kế 1 chiềuđo U, I của mạch.
Nếu đổi chiều dòng điện thì chiều quay của kim có thay đổi không? (đổi chốt phich cắm)
H Dự đoán.
G Làm tiếp TN: dùng nguồn xoay chiều, vôn kế và ampe kế xoay chiềuđo U, I của mạch.
H Quan sát kim của vôn kế và ampe kế.
G Qua TN trên: Muốn đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều p ... iải bài tập
	3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
B. Chuẩn bị: Học sinh ôn tập theo câu hỏi ôn tập.	
C. Phương pháp dạy học chủ yếu: phương pháp vấn đáp
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra: Xen trong giờ	
	III. Bài mới:
Hoạt động của học sinh(H) và giáo viên(G)
Kiến thức cơ bản
G Nêu câu hỏi
H Lần lượt trả lời
G Hướng dẫn học sinh thảo luận để có kết quả đúng.
Các câu hỏi như sau:
- Thế nào là dòng điện xoay chiều? Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
- Viết công thức tính công suất hao phí điện năng trên đường dây tải điện, từ đó đề ra phương án làm giảm hao phí điện năng trên đường tải điện.
- Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo như thế nào?
- Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu kết luận về sự lhúc xạ ánh sáng.
- Nêu ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu?
- Nêu cách phân tích chùm ánh sáng trắng.
- Thế nào là trộn các áng sáng màu với nhau?
- Phát biểu kết luận về màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu.
- Nêu các tác dụng của ánh sáng, mỗi tác dụng lấy ví dụ minh hoạ.
- Kế tên các dụng cụ quang học thường gặp trong thực tế, nêu tác dụng của mỗi dụng cụ đó.
H đọc đề 
G Yêu cầu 1 em lên bảng.
H Cả lớp cùng làm, nhận xét, sửa sai.
G Tại sao không thể dùng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế?
H Phát biểu
? Tại sao khi khung dây quay quanh trục PQ nằem ngang thì không xuất hiện dòng điện xoay chiều 
I.Ôn tập
* Chương 2: Điện từ học
1. Các khái niệm cơ bản
- Dòng điện xoay chiều: là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi.
- Các tác dụng của dòng điện xoay chiều:
+ Tác dụng nhiệt
+ Tác dụng từ
+ Tác dụng quang
+ Tác dụng sinh lí
- Công suất hao phí điện năng trên đường tải điện: Php= 
2. Các ứng dụng kĩ thuật
- Máy phát điện xoay chiều
- Máy biến thế.
*Chương 3: Quang học
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
2. ánh sáng trắng và ánh sáng màu
3. Sự phân tích ánh sáng trắng
- Chiếu chùm ánh sáng trắng tới lăng kính.
- Chiếu chùm ánh sáng trắng tới mặt ghi của đĩa CD.
4. Sự trộn các ánh sáng màu
5. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
6. Các tác dụng của ánh sáng:
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng sinh học
- Tác dụng quang điện
7.Các ứng dụng:
- Thấu kính hội tụ
- Thấu kính phân kì
- Mắt, mắt cận, mắt lão.
- Máy ảnh
- Kính lúp
*Chương 4 Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
II. Bài tập
Bài 11 trang 106
a) Khi truyền tải điện năng đi xa phải dùng máy biến thế để giảm hao phí do toả nhiệt trên đường dây.
b) Ta có : Php= Nên U tăng 100 lần thì giảm 10000 lần 
c) n1 = 4400 vòng 
 n2 = 120 vòng
 U1 = 220 V
 U2 = ? 
Sử dụng công thức 
Bài 12 trang 106.
Không thể dùng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên. 
Bài 13 trang 106.
a)Khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang không xuất hiện dòng điện xoay chiều . Do số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây không thay đổi.
	 IV. Hướng dẫn học ở nhà
	 Ôn tập toàn bộ học kì 2, chuẩn bị kiểm tra học kì 2 
E.Phụ lục
Tiết 67
Ngày soạn 2. 5. 2008
Ngày dạy 2008
Bài 61 sản xuất điện năng. Nhiệt điện và thuỷ điện
A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất,ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác.
- Chỉ ra được các bộ phận chính trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện
- Chỉ ra được các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện
	2. Kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát.
	3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống
B. Chuẩn bị: 
C. Phương pháp dạy học chủ yếu: phương pháp vấn đáp tìm tòi
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra:	 Phát biểu định luật bảo toàn năng và chuyển hoá lượng, lấy ví dụ và phân tích sự chuyển hoá bảo toàn năng lượng trong ví dụ đó.
	III. Bài mới: G Đặt vấn đề như SGK
Hoạt động của học sinh(H) và giáo viên(G)
Kiến thức cơ bản
G Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời C1, C2, C3
H 1em trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.
G Hướng dẫn học sinh thảo luận để có câu trả lời đúng.
G -Yêu cầu học sinh quan sát hình 61.1
 - Hãy nêu các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện.
H Quan sát, nêu các bộ phận chính.
G Hãy nêu sự biến đổi năng lượng ở mỗi bộ phận đó.
H Phát biểu.
G Trong nhà máy nhiệt điện có sự chuyển hoá các dạng năng lượng cơ bản nào?
H Phát biểu kết luận.
G Yêu cầu học sinh đọc lại kết luận.
G Dùng phương pháp tương tự trên
I. Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất.
C1 
+ Trong đời sống điện phục vụ ánh sáng,
quạt mát, sưởi ấm, xay xát, tivi....
+ Trong kĩ thuật: quay động cơ điện, nâng vật lên cao.
C2 Ví dụ
Quạt máy: Điện năng cơ năng.
Bếp điện: Điện năng nhiệt năng.
Đèn ống: Điện năng quang năng.
Nạp ắc qui: Điện năng hoá năng.
C3
+ Truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ điện bằng dây dẫn.
+Truyền tải điện năng không cần phương tiện giao thông.
II.Nhiệt điện
- Bộ phận chính:Lò đốt than, nồi hơi, tua bin, máy phát điện, ống khói, tháp làm lạnh.
- C4 Lò đốt: hoá năng nhiệt năng.
+ Nồi hơi: Nhiệt năng Cơ năng của hơi.
+ Tua bin: Cơ năng của hơi cơ năng tua bin.
+Máy phát điện: Cơ năng tua bin
 điện năng.
Kết luận 1: Trong nhà máy nhiệt điện nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng chuyển hoá thành điện năng.
III. Thuỷ điện
C5
- Nước trên hồ có dạng Wt
- Nước chảy trong ống: Wt Wđ
- Tua bin: Wđ nước Wđ tua bin
- Trong nhà máy phát điện: 
Wđ tua bin điện năng.
C6
Mùa khô nước đến hồ ít mực nước hồ thấp Wt nớc ít điện năng ít
Kết luận 2: Trong nhà máy thuỷ điện thế năng của nước trong hồ chuyển hoá thành động năng của nước, chuyển hoá thành điện năng.
	IV.Vận dụng- Củng cố:
- H Đọc kĩ ghi nhớ
- G Yêu cầu học sinh làm bài tập C7 phần vận dụng
- H 1em lên bảng, cả lớp cùng làm, nhận xét, sửa sai.
C7:
Tóm tắt 
h1 = 1m S = 1km2 = 106m2
h2 = 200m d = 10 000N/m3
	Công của nước trên hồ chảy xuống sinh ra là:
A= P.h = V.d .h2 = S. h1. d. h2 = 106. 1. 10 000. 200 = 2.1012(J)
Công đó bằng thế năng của lớp nước, khi vào tuabin sẽ được chuyển hoá thành điện năng.
	V. Hướng dẫn học ở nhà
- H học thuộc ghi nhớ, đọc "Có thể em chưa biết"
- Làm bài tập 61 sách bài tập.
	E.Phụ lục
Tuần 35
Tiết 70
Ngày soạn 7 . 5. 2008
Ngày dạy 2008
kiểm tra học kỳ iI 
(Kiểm tra theo đề của Phòng Giáo dục & Đào tạo)
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh trong học kỳ I, từ đó có biện pháp dạy và học cho phù hợp.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
	3.Thái độ: nghiêm túc, tự giác khi làm bài. 
B. Chuẩn bị
C.Đề bài ( kiểm tra theo đề của Phòng Giáo dục & Đào tạo)
	------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 68
Ngày soạn 7 . 5. 2008
Ngày dạy 2008
Bài 62 Điện gió - điện mặt trời - điện hạt nhân
A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
- Nêu được các bộ phận chính của máy phát điện gió –pin mặt trời – nhà máy điện nguyên tử.
- Nêu được ưu và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện hạt nhân, điện mặt trời.
	2. Kĩ năng: Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các nhà máy trên.
	3. Thái độ: Thấy được vai trò to lớn của Vật lí học, từ đó có hứng thú học tập bộ môn.
 B. Chuẩn bị:
* Mỗi nhóm
 - 1 máy phát điện gió thắp sáng đèn LED
 - Quạt gió
 - Nguồn ổn áp
 - 2 Dây nối
 - Bộ TN pin mặt trời
C. Phương pháp dạy học chủ yếu: phương pháp mô hình
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra:	 Nêu sự biến đổi năng lượng trong nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện, nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện có ưu, nhược điểm gì?
	III. Bài mới: G Đặt vấn đề như SGK
Hoạt động của học sinh(H) và giáo viên(G)
Kiến thức cơ bản
G - Yêu cầu học sinh quan sát hình 62.1
 - Nêu các bộ phận chính của máy phát điện gió.
H Tự nghiên cứu SGK, phát biểu.
G Đưa mô hình máy phát điện gió cho học sinh quan sát.
H Chỉ các bộ phận chính trong mô hình 
G Làm TN biểu diễn cho máy phát điện gió thắp sáng đèn LED
H Quan sát trả lời C1.
G Pin mặt trời có tác dụng gì?
H Trả lời
G Phát cho mỗi nhóm 1 pin mặt trời
H Quan sát, làm TN chiếu ánh sáng đèn 200W vào pin mặt trời để làm quay chạy quạt điện. ( Nếu nhóm nào ở gần cửa sổ và có ánh nắng chiếu vào thì lợi dụng luôn ánh sáng Mặt Trời)
G Yêu cầu học sinh làm C2
H 1em lên bảng, cả lớp cùng làm, nhận xét, sửa sai.
G Yêu cầu học sinh quan sát hình 61.1 và 62.3 chỉ ra hai nhà máy nhiệt điện và điện hạt nhân có cấu tạo giống và khác nhau như thế nào?
H Khác nhau ở bộ phận lò hơi và lò phản ứng
G Thông báo ưu điểm của nhà máy điện hạt nhân và biện pháp bảo vệ an toàn. Liên hệ thực tế.
G Yêu cầu học sinh trả lời C3, C4
H - Suy nghĩ trả lời
 - Thảo luận chung cả lớp để có câu trả lời đúng.
I.Máy phát điện gió
Cấu tạo:
- Rôto của máy phát điện gắn với trục quay cánh quạt.
 - Stato là các cuộn dây điện.
C1 
-Gió thổi truyền cho cánh quạt cơ năng
- Cánh quạt quay làm rôto quay 
- Rôto và stato biến cơ năng thành điện năng.
II Pin mặt trời
- Cấu tạo: Là những tấm silic trắng hứng ánh sáng.
- Hoạt động: Chiếu ánh sáng vào các tấm silic, thì năng lượng ánh sáng biến thành điện năng.
C2:S1 = 1m2
P1 = 1,4kW= 1400W
H= 10%
20 bóng đèn 100W, 10 quạt 75W
S = ?
Pánh sáng = Pđ . 10
Tổng công suất sử dụng điện:
P = 20.100 + 10.75 = 2750(W)
Công suất của ánh sáng mặt trời cần cung cấp cho pin là:
H= Pas= = = 27 500(W)
Diện tích cần thiết để làm tấm pin mặt trời là: 
S =Pas/ P1 = 27500/ 1400= 19,6(m2) III. Nhà máy điện hạt nhân
* Các bộ phận chính:
- Lò phản ứng.
- Nồi hơi.
- Tua pin.
- Máy phát điện.
- Tường bảo vệ
IV.Sử dụng tiết kiệm điện năng.
 SGK
 IV. Vận dụng - củng cố
G Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời.
H Nhà máy điện gió – pin mặt trời
 * Ưu điểm: 
 + Biến W sẵn có trong tự nhiên W điện 
 + Gọn nhẹ.
 + Không gây ô nhiễm môi trường
 *Nhược điểm: phụ thuộc vào thời tiết 
G Nêu ưu diểm và nhược điểm của sản xuất và sử dụng điện năngcủa nhà máy điện hạt nhân 
H * Ưu: Công suất cao 
 * Nhược điểm: ô nhiễm, nếu không có bộ phận bảo vệ tốt sẽ gây ô nhiễm môi
 trường
G So sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử.
nhà máy điện hạt nhân.
 *Giống: Biến nhiệt năng cơ năng của tua pin điện năng 
 * Khác nhau: 
 +Nhà máy nhiệt điện: W nhiên liệu bị đốt cháy cơ năng của nước.
 + Nhà máy điện nguyên tử: W hạt nhân cơ năng của nước.
V. Hướng dẫn học ở nhà
	 	- Học thuộc ghi nhớ, đọc thêm: “Có thể em chưa biết”
	- Làm bài tập 62 sách bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 9 My2.doc