I - MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Trả lời được câu hỏi: có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu đen.
+ Giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy vật màu đỏ, màu xanh, màu đen.
+ Giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ nhưỡng vật màu đỏ mới giữ được nguyên màu, còn các vật có màu khác thì màu sắc sẽ bị thay đổi.
- Kĩ năng: Quan sát, phân tích hiện tượng vật lí.
- Thái độ: Lòng ham hiểu biết, tìm hiểu cuộc sống.
Tiết 61 Bài 55: màu sắc các vật dưới ánh sãng trắng Và ánh sáng màu (Ngày soạn: 10/04/2007; Ngày dạy: /04/2007) I - Mục tiêu - Kiến thức: + Trả lời được câu hỏi: có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu đen... + Giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy vật màu đỏ, màu xanh, màu đen... + Giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ nhưỡng vật màu đỏ mới giữ được nguyên màu, còn các vật có màu khác thì màu sắc sẽ bị thay đổi. - Kĩ năng: Quan sát, phân tích hiện tượng vật lí. - Thái độ: Lòng ham hiểu biết, tìm hiểu cuộc sống. II - Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm học sinh. - 1 hộp kín có một cửa sổ có thể chắn bằng các tấm lọc màu đỏ hoặc lục (hoặc trong đèn có thể phát ra được các ánh sáng trắng, đỏ hoặc lục). - Các vật có màu trắng, đỏ, lục và đen trong hộp. - 1 bộ các tấm lọc màu đỏ, lục lam. III - các hoạt động dạy, học 1. Tổ chức. 9A: 9B: 2. Kiểm tra. - Bài tập 53-54.2. - Bài tập 53-54.5. 3. Bài mới. - Học sinh đọc mục I SGK để tìm hiểu nội dung và trả lời câu C1. ? Phát biểu nhận xét cụ thể về màu sắc của ánh sáng truyền từ các vật màu tới mắt. - Học sinh rút ra nhận xét về màu sắc các vật. - Học sinh tìm hiểu mục đích nghiên cứu, quan sát màu sắc các vật dưới các ánh sáng màu khác nhau để kết luận khả năng tán xạ ánh sáng màu của chúng. - Học sinh tiến hành thí nghiệm: quan sát các vật màu trắng, đỏ, lục và đen dưới ánh sáng trắng, đỏ lục. - Các nhóm rút ra nhận xét và trả lời câu C2, C3. ? Trong các vật màu trắng, đỏ, xanh lục và đen, vật nào tán xạ tốt ánh sáng đỏ, vật nào không tán xạ hoặc tán xạ kém ánh sáng đỏ. - Học sinh trả lời câu hỏi tương tự như trên đối với ánh sáng màu lục. - Học sinh khái quát hoá những nhận xét ở trên để rút ra kết luận chung. I. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng. - Khi nhìn vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó tới mắt ta. - Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật tới mắt. Ta nhận biết được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta. Nhận xét: (SGK). II. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. 1. Thí nghiệm và quan sát. 2. Nhận xét. Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. - Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ. - Vật màu xanh lục tán xạ rất kém ánh sáng đỏ. - Vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ. - Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ. - Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ. - Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ. - Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ. III. Kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. 4. Củng cố. - Học sinh tìm hiểu nội dung bài qua phần kết luận chung và ghi nhớ. - Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu các kết luận. - Học sinh tìm hiểu nội dung phần “Có thể em chưa biết”. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung phần ghi nhớ. - Trả lời câu C4, C5, C6. - Bài tập 55.1; 55.2, 55.3, 55.4 (SBT). Bài 55.4 dành cho học sinh khá giỏi. Tiết 62 Bài 56: các tác dụng của ánh sáng (Ngày soạn: 10/04/2007; Ngày dạy: /04/2007) I - Mục tiêu - Kiến thức: + Trả lời được câu hỏi: tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì? + Vận dụng được kiến thức về tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen để giải thích một số hiện tượng thực tế. + Trả lời được câu hỏi: tác dụng sinh học, tác dụng quang điện của ánh sáng là gì? - Kĩ năng: quan sát, nhận biết các hiện tượng vật lí. - Thái độ: Lòng ham hiểu biết, tìm hiểu cuộc sống. II - Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm học sinh. - 1 bộ dụng cụ tác dụng nhiệt của ánh sáng. - 1 nhiệt kế. - 1 đồng hồ. - 1 số dụng cụ sử dụng pin mặt trời như máy tính, đồ chơi III - các hoạt động dạy, học 1. Tổ chức. 9A: 9B: 2. Kiểm tra. - Bài tập 55.1. - Bài tập 55.2. 3. Bài mới. - Học sinh đọc SGK để trả lời câu hỏi C1, C2. - Giáo viên nhận xét sự đúng, sai của các ví dụ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng khái niệm về tác dụng nhiệt của ánh sáng. - Học sinh đọc SGK để tìm hiểu mục đích thí nghiệm, tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm. - Học sinh tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 1 sau đó trả lời câu C3. - Giáo viên lưu ý học sinh làm thí nghiệm theo đúng chú ý SGK. - Từ câu C3, học sinh rút ra kết luận. - Học sinh đọc thông tin SGK và phát biểu về tác dụng sinh lí của ánh sáng. - Học sinh trả lời câu C4, C5. Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Học sinh đọc phần thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: thế nào là pin quang điện và tác dụng quang điện của ánh sáng? - Học sinh trả lời câu C6, C7. I. Tác dụng nhiệt của ánh sáng. 1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì? Năng lượng ánh sáng co sthể biến thành nhiệt năng ánh sáng có tác dụng nhiệt. 2. Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen. Các vật màu sáng hấp thụ năng lượng ánh sáng yếu hơn các vật màu tối. II. Tác dụng sinh học của ánh sáng. ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật ánh sáng có tác dụng sinh học. III. Tác dụng quang điện của ánh sáng. 1. Pin mặt trời. 2. Tác dụng quang điện của ánh sáng Năng lượng của ánh sáng có thể biến đổi trực tiếp thành năng lượng điện ánh sáng có tác dụng quang điện. 4. Củng cố. - Học sinh trả lời các câu C8, C9, C10. C8 : ác-si-mét đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng. C9 : Bố mẹ muốn nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng. C10 : về mùa đông nên mặc quần áo tối màu vì quần áo tối màu hấp thu nhiều năng lượng của ánh sáng mặt trời và sưởi ấm cho cơ thể. Về mùa hè, trái lại nên mặc quần áo sáng màu để nó hấp thụ ít ánh sáng mặt trời, giảm được sự nóng bức khi ta đi ngoài nắng. - Đọc thông tin phần ”Có thể em chưa biết”. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung phần ghi nhớ. - Bài tập 56.2, 56.2.3, 56.3, 56.4. - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 150 và xem trước nội dung thực hành. Ngày 16 tháng 04 năm 2007. Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: