Tiết 30 Bài 26
HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
- Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng địên chạy qua bóng đèn và khi hiệu điện thế này càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn.
- Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó.
2. Kĩ năng:
Xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế để biết chọn vôn kế phù hợp và đọc đúng kết quả đo.
Ngày soạn: 6/04/2009 Tiết 30 Bài 26 HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện. Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng địên chạy qua bóng đèn và khi hiệu điện thế này càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn. Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó. 2. Kĩ năng: Xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế để biết chọn vôn kế phù hợp và đọc đúng kết quả đo. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống để sử dụng đúng và an toàn các thiết bị điện. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: Cả lớp: Bảng phụ ghi sẵn bảng 1: Để ghi kết quả TN cho các nhóm. Bảng phụ chép câu hỏi C8. Tranh phóng tohình 26.1 Các nhóm: 2 pin (1,5V) 1 vôn kế, 1 ampekế (GHĐ phù hợp) 1 bóng đèn pin, 1 công tắc 7 dây nối có vỏ bọc cách điện 2. Trò: Học thuộc bài cũ xem trước bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, quan sát lớp. Lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 Sĩ số H. diện Vắng 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) CH: 1) Hiệu điện thế được tạo ra ở thiết bị điện nào? Số vôn ghi ở mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì? 2) Ở vỏ pin có hai dấu (+) và(-) và có ghi 1,5V, điều đó có ý nghĩa gì? TL: 1) - Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi chưa mắc vào mạch. 2) Dấu ( + ) chỉ cực dương, dấu ( - ) chỉ cực âm của nguồn điện. Trên vỏ pin có ghi 1,5V chỉ giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. 3. Giảng bài mới a) Giới thiệu bài mới (1’) Như phần mở bài trong SGK. b) Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 15’ Hoạt động 1 Đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn I. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1. Thí nghiệm. (sgk) 2. Nhận xét: + Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua đèn. +Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn. 1. Khi bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện. Yêu cầu HS làm TN dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn như ở hình 26.1. Trả lời câu C1. - Hướng dẫn thảo luận câu hỏi C1. *Từ kết quả TN1, gv thông báo: bóng đèn cũng như mọi dụng cụ và TBĐ khác không tự nó tạo ra hđt giữa hai đầu của nó. Để bóng đèn sáng ta phải mắc đèn vào nguồn điện, nghĩa là phải đặt 1 hđt vào hai đầu bóng đèn. 2. Khi bóng đèn đã được mắc vào mạch điện. Yêu cầu HS mắc mạch điện theo sơ đồ ở hình 26.2. Đọc số chỉ của ampekế và vôn kế trong hai trường hợp: Khoá K mở. Khoá K đóng: dùng nguồn 1 pin dùng nguồn 2 pin. Ghi kết quả đo được vào bảng 1 (câu C2). Hỏi thêm: H. Ampe kế chỉ cường độ dòng điện đi qua chỗ nào của mạch điện khi K đóng? H. Vôn kế chỉ HĐT giữa hai điểm nào của mạch điện? - Cho HS hoàn chỉnh câu kết luận. - Hướng dẫn HS thảo luận dựa vào bảng kết quả để hoàn thành câu C3. - Làm TN theo nhóm. Kết quả : Vôn kế chỉ số 0 C1: Giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch có hiệu điện thế bằng 0. - Làm TN theo nhóm, ghi kết quả vào bảng 1. HS: thảo luận chung ở lớp : TL: Ampe kế chỉ dòng điện đi qua chính ampe kế, qua đèn. TL: Vôn kế chỉ hđt giữa hai đầu của bóng đèn. -HS: hoàn chỉnh câu kết luận trong SGK. C3: + HĐT giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua đèn. + HĐT giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn. 7’ Hoạt động 2 Tìm hiểu về hiệu điện thế định mức ghi trên dụng cụ dùng điện. 3. Ý nghĩa của số vôn ghi trên các dụng cụ điện: Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. - Hãy căn cứ vào TN trên, nhận xét về độ sáng của bóng đèn khi dùng nguồn điện 1 pin và khi dùng nguồn điện 2 pin. H. HĐT đặt vào hai đầu bóng đèn pin bằng bao nhiêu thì bóng sáng bình thường ? H. Hãy so sánh số chỉ của vôn kế và số vôn ghi trên bóng đèn và cho biết ý nghĩa của số vôn ghi trên bóng đèn? Thông báo thuật ngữ hiệu điện thế định mức và ý nghĩa của nó như trong SGK. * Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức. Mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân vận dụng giải thích câu C4? H. Điều gì sẽ xảy ra khi mắc đèn này với nguồn có hđt nhỏ hơn hay lớn hơn hđt định mức? - Làm việc theo nhóm. Nếu chưa quan sát kĩ thì làm lại TN. + Số chỉ của vôn kế gần bằng số vôn ghi trên bóng đèn. TL: HĐT đặt vào hai đầu bóng đèn phải gần bằng số vôn ghi ở đèn thì đèn mới sáng bình thường. - Mỗi nhóm quan sát một dụng cụ, tự tìm số vôn ghi trên dụng cụ đó và trả lời câu hỏi chung ở lớp. TL: Đèn ghi 2,5V. Phải mắc đèn này vào hiệu điện thế bằng 2,5V ( hoặc nhỏ hơn ) để nó không bị hỏng. TL:+ Nhỏ hơn: dụng cụ không hoạt động được như bình thường (đèn sáng yếu). + Lớn hơn: có thể làm hỏng dụng cụ (đèn bị cháy). 7’ Hoạt động 3 Tìm hiểu sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước. Đặt vấn đề: Trong bài 19, ta đã tìm hiểu sự tương tự giữa dòng nước và dòng điện. Bây giờ ta hãy tìm hiểu tiếp sự tương tự giữa máy bơm nước để duy trì dòng nước giữa hai bình A, B và nguồn điện để duy trì dòng điện như ở hình 26.3. Quan sát hình 26.3 và cho biết: H. Khi dòng nước chảy, mực nước trong A giảm dần, trong B tăng dần đến khi nào thì không còn dòng nước? H. Muốn duy trì dòng nước người ta phải dùng bơm nước để làm gì? H. Khi có dòng điện thì các electron dịch chuyển theo chiều từ điểm nào đến điểm nào trong mạch? Số electron ở đâu giảm dần, ở đâu tăng dần? H. Nguồn điện duy trì dòng điện nghĩa là phải tạo ra sự chênh lệch của cái gì giưa hai cực của nguồn điện? Thông báo: Nguồn điện tạo ra sự chênh lệch về điện, người ta gọi là tạo ra chênh lệch điện thế hay hiệu điện thế. H. Vậy có thể kết luận gì về vai trò của nguồn điện trong mạch điện và của máy bơm trong mạch nước? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành câu C5. - Hướng dẫn các nhóm thảo luận câu C5. TL: Khi không còn chênh lệch mức nước thì dòng nước dừng lại. TL: Bơm nước để đưa nước từ dưới lên cao duy trì độ chênh lệch hai mực nước. TL: Electron dịch chuyển từ cực âm qua đèn sang cực dương của nguồn điện. Electron ở cực âm giảm ở cực dương tăng. TL: Duy trì sự chênh lệch điện tích. TL: Bơm nước tạo ra độ chênh lệch về mực nước còn nguồn điện tạo ra sự chênh lệch điện thế. - Các nhóm thảo luận trả lời C5, tham gia thảo luận trên lớp câu trả lời. C5:a) Khi có sự chênh lệch mực nước giữa hai điểm A và B thì có dòng nước chảy từ A đến B. b) Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. c) Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mực nước tương tự như hiệu điện thế tạo ra dòng điện. 8’ Hoạt động 4 Vận dụng – Củng cố - Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu C6. - Yêu cầu HS thảo luận câu C7 và giải thích tại sao hđt giữa hai điểm cho trong đầu bài lại bằng 0 hay khác 0? - Yêu cầu HS thảo luận câu C8. Bài này chỉ dành cho HS khá. Sau khi trả lời câu C7, rút ra nhận xét: khi mạch hở, vôn kế có chỉ số khác 0 khi hai đầu được nối với hai cực của nguồn điện. Phân tích các sơ đồ mạch điện ở hình 26.5 sgk xem sơ đồ nào thoả mãn điều này. * Cho HS đọc mục ghi nhớ cuối bài học. - GV nói thêm phần “ có thể em chưa biết” để hướng dẫn thêm về cách sử dụng nguồn điện cho đúng với mỗi dụng cụ sử dụng điện. - Đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi. C6: C - Thảo luận cả lớp để trả lời câu hỏi. + UAB ¹ 0 vì đó là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. A nối với cực (-) còn B nối với cực (+). + Vì không có dòng điện chạy trong mạch nên UAD, UDE và UEC đều bằng 0. C7: A C8: C. - Cá nhân HS tự đọc mục ghi nhớ. 4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau: (1’) Học bài: học và ôn tập các bài 24, 25, 26 chuẩn bị cho bài thực hành. Làm bài tập : trong SBT/27 Xem trước : Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. Chuẩn bị mỗi em môït bản báo cáo thực hành theo mẫu như bài 27. IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: