Giáo án Vật lý khối 7 tuần 26: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Giáo án Vật lý khối 7 tuần 26: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Bµi dạy : TÁC DỤNG TỪ , TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ

 TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN

I. Mục Tiêu

 1. Kiến thức:

 - Nêu được tác dụng từ của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.

 Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện.

 - Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.

 Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng hóa học của dòng điện.

 - Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.

 Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng sinh lí của dòng điện.

 2. Kĩ năng :

 [TH]. Nêu được:

 Dòng điện chạy qua ống dây có tác dụng làm kim nam châm lệch ra khỏi vị trí cân bằng hoặc hút các vật bằng sắt hay thép. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.

 Ví dụ: dòng điện chạy qua chuông điện làm chuông điện kêu, dòng điện chạy qua quạt điện, động cơ điện làm quạt điện, động cơ điện quay,.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý khối 7 tuần 26: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26
TiÕt ct : 26 
Ngµy so¹n: 
Bµi dạy : TÁC DỤNG TỪ , TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ 
 TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN 
I. Môc Tiªu
 1. KiÕn thøc:
 - Nêu được tác dụng từ của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
 Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện.
 - Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
 Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng hóa học của dòng điện.
 - Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
 Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng sinh lí của dòng điện.
 2. Kĩ năng :
 [TH]. Nêu được:
 Dòng điện chạy qua ống dây có tác dụng làm kim nam châm lệch ra khỏi vị trí cân bằng hoặc hút các vật bằng sắt hay thép. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.
 Ví dụ: dòng điện chạy qua chuông điện làm chuông điện kêu, dòng điện chạy qua quạt điện, động cơ điện làm quạt điện, động cơ điện quay,...
 [TH]. Nêu được:
 Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì sau một thời gian, thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng. Hiện tượng đồng tách từ dung dịch muối đồng, khi có dòng điện chạy qua, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.
 Ví dụ: dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện, người ta có thể mạ kim loại, đúc điện, luyện kim,...
 [TH]. Nêu được:
 Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Chứng tỏ, dòng điện có tác dụng sinh lí.
 Ví dụ: trong y học, người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh như châm cứu dùng điện (điện châm).
 3.Thái độ :- Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập.
 4. GDMT : - An toàn, tiết kiệm khi sử dụng điện 
 - GD ý thức bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên môi trường 
II. ChuÈn bÞ : 
 GV: Tranh vẽ Hình 23.1 , Hình 23.3 , sgk
 HS : Nhóm HS: Nam châm, mẫu sắt thép đinh nhỏ, đồng nhôm, nguồn
 điện một chiều 6V, công tắc, Bđèn 6V, Dây dẫn, dung dịch CuSO4.
III. KiÓm tra bµi cò : 5’	
HS1 : - Nêu các tác dụng của dòng điện đã học? cho ví dụ.
HS2 : - Vì sao cần có sơ đồ mạch điện?
HS3 : Vẽ sơ đồ mạch điện đèn pin?
V. Tiến trình tiết dạy 
1. æn ®Þnh lớp 
	2. Các hoạt động dạy học 
TG
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG
10
Hoạt động 1: (10ph) Tìm hiểu nam châm điện.
GV: Giới thiệu một số tác dụng từ của nam châm cho HS trên cơ sở làm thí nghiệm cho hs quan sát 
GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C1?
HS quan sát. 
HS: Tiếp thu thông tin về tác dụng từ của nam châm.
HS: Làm thí nghiệm H23.1 (SGK)
- Quan sát hiện tượng khi K đóng, mở.
- Cho biết cực nào kim nam châm bị hút?, đẩy? 
HS thực hiện câu C1
I. Tác dụng từ:
1. Tính chất từ của nam châm:
 - Hút các vật sắt, thép.
 - Mỗi nam châm có 2 cực ( ở đó hút mạnh)
 - Các cực tương tác lẫn nhau.
2. Nam châm điện:
Kết luận:
 a. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
 b. Nam châm điện cótác dụng từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật sắt và thép
15
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện.
GV: làm thí nghiệm H23.3 (SGK)
GV: Yêu cầu hs quan sát màu của thỏi than nối với cực âm? ( lưu ý trước màu đen) sau màu gì?
GV bổ sung, hoàn chỉnh.
HS: Quan sát, nhận xét dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của gv, trả lời câu C5, C6?, 
II. Tác dụng hoá học:
Thí nghiệm: (SGK)
Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
5
Hoạt động3:(5ph)Tìm hiểu tác dụng sinh lí.
GV: Giới thiệu một số tác hại và một số ứng dụng của dòng điện đối với tác dụng sinh lí để hs chú ý phòng tránh nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
HS: Đọc thông tin: Dòng điện gây tác hại nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người? Làm như thế nào để phòng tránh?
III. Tác dụng sinh lí:
- Nguy hiểm đối với người.
- Sử dụng trong y học.
5
Hoạt động 4:(5ph)Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C7, C8 (SGK).
GV Bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của gv. 
IV. Vận dụng:
 C7: chọn C.
 C8: chọn D.
V. Cñng cè : 3’
- Nêu nội dung ghi nhớ của bài học?
- Nêu vài thiết bị sử dụng tác dụng từ, hoá học của dòng điện?
- Dòng điện gây tác dụng như thế nào đối với cơ thể người? Chúng ta cần làm gì 
 để hạn chế các tác hại đó của dòng điện.
- Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã được học?
VI. H­íng dÉn häc ë nhµ : 2’
- Học bài theo nội dung SGK và phần ghi nhớ của bài học.
 - Làm các bài tập 23.1 23.4 (SBTVL7).
- Chuẩn bị ôn tập và kiểm tra 1 tiết.
- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LI 7 TIET 26.doc