Bài 18
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết có hai loại điện tích dương và âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các Electron mang điện âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện
Biết vật mang điện âm thừa Electron, vật mang điện dương thiếu Electron.
2.Kỹ năng: Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
3.Thái độ: Trung thực, hợp tác trong nhóm.
Giáo án : Vật lí 7 GV : Lương Văn Cẩn Tuần:21 NS : 2/01/2011 Tiết: 20 ND : 5/01/2011 Bài 18 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết có hai loại điện tích dương và âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các Electron mang điện âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện Biết vật mang điện âm thừa Electron, vật mang điện dương thiếu Electron. 2.Kỹ năng: Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát. 3.Thái độ: Trung thực, hợp tác trong nhóm. II/ Chuẩn bị: Cả lớp: tranh vẽ H18.4, 18.5. Mỗi nhóm: chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm như H 18.1; 18.2 SGK. III/ Tổ chức hoạt động dạy và học 1.Tổ chức, kiểm tra, tạo tình huống 2.Kiểm tra bài cũ : Làm thế nào để cho một vật nhiễm điện? Vật nhiễm điện có tính chất gì? 3.Tạo tình huống :Ở bài trước ta đã biết cách làm cho một vật nhiễm điện. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ và làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Vậy liệu hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì nó có tương tác với nhau hay không? Có thể tạo ra được mấy loại điện tích? Ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó trong bài học nhày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV HĐ 1:Làm thí 1 nghiệm tạo nhiễm điện cùng loại Hs làm theo yêu cầu của gv. Hs hoàn thành kết luận. Yêu cầu Hs đọc và làm thí nghiệm 1 theo nhóm. Từ việc làm thí nghiệm, quan sát hãy hoàn thành kết luận. HĐ2: Làm thí nghiệm 2, tìm hiểu tương tác giữa chúng Hs làm theo yêu cầu của gv. Hs hoàn thành kết luận. Cho Hs đọc và thực hiện tiếp thí nghiệm 2. Từ việc quan sát thí nghiệm 2 hãy đưa ra nhận xét? Vậy từ đây ta thấy có mấy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào? Gv thông báo quy ước: dựa vào tính chất trên người ta quy ước. HĐ3:Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử. Hs đọc mục II. Hs trả lời. Gv treo mô hình nguyên tử đơn giản H18.4 (SGK.) Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? HĐ4:Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi. Hs trả lời. Hs làm việc ở nhà. Yêu cầu Hs trả lời câu C2; C3; C4. Từ câu C4 ta thấy Có mấy loại điện tích, đó là gì? Chúng tương tác với nhau như thế nào?nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Khi nào vật nhiễm điện dương, âm. Về học phần ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết, làm BT trong SBT. GHI BẢNG I/ Hai loại điện tích. 1.Thí nghiệm 1(SGK)/50 Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại, khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. 2.Thí nghiệm 2.(SGK)/50 Nhận xét: Thanh nhựa và thanh thủy tinh khi được cọ sát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. Quy ước: (SGK)/51 C 1 II/ Sơ lược về cấu tạo nguyên tử (SGK)/ 51 III/ Vận dụng C 2,C3,C4 IV. Ghi nhớ: ( SGK)/52 V. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: