Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 12: Độ cao của âm - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 12: Độ cao của âm - Năm học 2010-2011

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ

2. Kĩ năng:

 - Làm được thí nghiệm để thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

II. Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS

+ 1 giá thí nghiệm

+ 1 con lắc đơn có chiều dài 20 cm

+ 1 con lắc đơn có chiều dài 40 cm

+ 1 đĩa phát âm có 3 hàng lỗ xung quanh, 1 mô tơ 3vôn,6 vôn 1 chiều

+ 1 miếng phim nhựa

+ 1 thép lá 0,7x 15x 300 mm

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 12: Độ cao của âm - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :30/10/2010
Ngày giảng:1/11/2010
tiết 12- độ cao của âm
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ
2. Kĩ năng:
 - Làm được thí nghiệm để thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm 
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS
+ 1 giá thí nghiệm
+ 1 con lắc đơn có chiều dài 20 cm
+ 1 con lắc đơn có chiều dài 40 cm
+ 1 đĩa phát âm có 3 hàng lỗ xung quanh, 1 mô tơ 3vôn,6 vôn 1 chiều
+ 1 miếng phim nhựa
+ 1 thép lá 0,7x 15x 300 mm
C. Tổ chức giờ học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động( 10 phút).
1.Kiểm tra.
 HS1: Các nguồn âm có đặc điểm nào giống nhau ?
 Bài tập10.1;10.2SBT
HS2: Bài tập 10.3;10.5 SBT GV đánh giá cho điểm 
2.Tạo tình huống học tập
GV đặt vấn đề như SGK
- HS lên bảng trả lời 
- HS khác lắng nghe, nêu nhận xét
Hoạt động 1: Quan sát dao động nhanh, chậm- nghiên cứu khái niệm tần số (10phút)
-Mục tiêu: Biết được mối quan hệ giữa độ nhanh chậm và tần số dao động.Hiểu tần số là gì ?
- Đồ dùng: 
GV
+Đồng hồ bấm giây
+ 1 giá thí nghiệm
+ 1 con lắc đơn có chiều dài 20 cm
+ 1 con lắc đơn có chiều dài 40 cm
- Cách tiến hành: HĐ nhóm, HĐ cá nhân
Bước 1 - HĐ cá nhân
Yêu cầu HS tìm hiểu cách tiến hành TN 
Thế nào là 1 dao động?
GV nhận xét và nhấn mạnh lại
Bước 2 : HĐ nhóm
GV chia nhóm, hướng dẫn bố trí TN H11.1. Phân công HS đếm số dao động
GV hướng dẫn HS cách xác định một dao động, tính số dao động của vật trong thời gian 10s từ đó tính số dao động trong một giây.
GV đếm thời gian, các nhóm cùng bắt đầu tiến hành TN trong thời gian 5 phút 
( Lưu ý kéo các con lắc lệch một góc như nhau.)
GV thông báo về tần số, đơn vị của tần số, kí hiệu của tần số.
GV cho HS trả lời C2.
Yêu cầu HS hoàn thành phần nhận xét.
-Kết luận:Yêu cầu 2 HS nhắc lại kết luận
I. Dao động nhanh chậm, tần số
-HS đọc SGK
-HS trả lời
HS chú ý nghe để hiểu thế nào là một dao động.
HS hoạt động nhóm, đếm số dao động của 2 con lắc trong 10s ghi kết quả vào bảng SGK-31.
C1:
 Con lắc a. dao động chậm hơn;
 Con lắc b. dao động nhanh hơn
- Số dao động trong một giây gọi là tần số.
- Đơn vị của tần số là Héc
Kí hiệu là Hz.
HS hoàn thành phần nhận xét C2: 
Nhận xét: Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn và ngược lại
-HS nhắc lại nhận xét
Hoạt động 2: Nghiên cứu mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số (15 phút)
- Mục tiêu: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ 
- Đồ dùng: 
+ 1 đĩa phát âm có 3 hàng lỗ xung quanh, 1 mô tơ 3vôn,6 vôn 1 chiều
+ 1 miếng phim nhựa
+ 1 thép lá 0,7x 15x 300 mm
- Cách tiến hành: HĐ nhóm, HĐ cá nhân.
 Bước 1 : HĐ nhóm
GV yêu cầu đọc thông tin và nêu cách tiến hành TN 
GV thông báo dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành, mục đích thí nghiệm
-Yêu cầu các nhóm làm TN trong thời gian 5 phút H11.2 và trả lời C3
- GV nhận xét chốt lại kết quả
Bước 2 : HĐ cá nhân
GV làm TN H11.3 ,hướng dẫn HS quan sát trong 2 trường hợp điện mạnh ,điện yếu. Khi chạm góc miếng phim nhựa vào hàng lỗ nên để úp cong miếng phim ngược chiều quay của đĩa nhựa, âm phát ra sẽ to và rõ hơn.
Từ TN 1,2,3 yêu cầu HS điền vào chỗ trống để hoàn thành kết luận trang 32.
Gọi khoảng 2 HS đọc kết luậnở phần này GV có thể cho HS làm TN 3 trước TN 2 vì TN3 phân biệt âm trầm và âm bổng rõ hơn.
Tích hợp môi trường : 
- Trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt ; một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có bioểu hiện khác thường. Vì vậy người xưa dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bão.
- Dơiphát ra siêu âm để săn tìm muỗi, muỗi rất sợ siêu âm do dơi phát ra. Vì vậy có thể chế tạo máy phát siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi. 
-Kết luận: GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận
II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) 
-HS đọc TN 2 SGK-32
Mỗi nhóm chuẩn bị dụng cụ và tiến hành TN.
HS bật nhẹ lá thép -> quan sát trường hợp nào dao động nhanh hơn.
HS thảo luận trả lời C3.Cử đại diện trả lời
C3:
Chậm - thấp
Nhanh – cao
-HS khác chú ý lắng nghe, phân biệt âm phát ra ở cùng một hàng lỗ khi đĩa quay nhanh, quay chậm để nhận biết được:
+ quay nhanh -> bổng
+ quay chậm -> trầm
Hoàn thành C4.
C4 :
chậm – thấp
nhanh- cao
Cá nhân HS hoàn thành kết luận và ghi vở kết luận đúng
* Kết luận:
Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao và ngược lại. 
Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu : Củng cố các kiến thức trong bài 
Cách tiến hành : HĐ cá nhân
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
-Yêu cầu HS đọc C5 và trả lời.
Cho HS hoạt động nhóm trả lời C6.
GV hướng dẫn HS trả lời C7, kiểm tra bằng TN và giải thích.
-Kết luận:
- Âm cao hay âm thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào.
- Tần số là gì ? Đơn vị của tần số?
- Hướng dẫn HS đọc mục “ có thể em chưa biết”
III. Vận dụng
Cá nhân HS suy nghĩ, trả lời C5. 
C5: Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn.
Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.
HS trao đổi nhóm C6
C6: Dây đàn căng ít- trầm
 Dây đàn căng nhiều- bổng.
Cá nhân trả lời
 Tổng kết, hướng dẫn về nhà(5 phút)
Tổng kết
 GV chốt lại toàn bài theo phần ghi nhớ SGK
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm BT 11.1->11.5 SBT- 12
Để làm các bài tập ta căn cứ vào ghi nhớ trong bài, âm cao bổng có tần số lớn, âm thấp trầm có tần số nhỏ. 
- Chuẩn bị bài 12 : Độ to của âm, trả lời câu hỏi (âm to, âm nhỏ phụ thuộc vào đâu ?) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_12_do_cao_cua_am_nam_hoc_2010_2011.doc