. Mục tiêu :
a. Kiến thức : Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
- Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí.
b. Kĩ năng : Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào
- Tìm ra cách làm thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.
c. Thái độ: Cẩn thận và chính xác trong làm thí nghiệm.
2. Chuẩn bị :
a. GV: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 13.4(SGK)
b. HS: Mỗi nhóm : + 2 trống, dùi
+ 2 quả cầu bấc.
+ 1 nguồn phát ra âm
+ 1 bình nước có thể đặt được nguồn âm vào trong.
3. Tiến trình bài dạy :
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi : Nêu độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào ? Đơn vị của độ to của âm
- Chữa BT 12.1 và 12.2 (SBT)
* Đáp án : Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn, âm càng to.
- Đơn vị của độ to của âm là đêxiben. (dB).
- BT 12.1: - B
- BT 12.2: Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (dB).
Dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to.
Dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ.
* Đặt vấn đề:( 1’): Ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa, người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao áp tai xuống đất lại nghe được còn đứng hoặc ngồi lại không nghe được ?
Ngày soạn: 20/11/2010 Ngày dạy : 22/11/2010 Lớp 7B Tiết 13: ĐỘ TO CỦA ÂM 1. Mục tiêu : a. Kiến thức : Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động với độ to của âm. - So sánh được âm to, âm nhỏ. b. Kĩ năng : Qua thí nghiệm rút ra được : Khái niệm về biên độ dao động, độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ . c. Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác của học sinh trong quan sát và nhận biết được hiện tượng qua thí nghiệm. 2. Chuẩn bị a. GV: Giáo án, SGK, hướng dẫn HS chuyển bị đồ dụng thí nghiệm. b. HS: Mỗi nhóm HS: + 1 trống, 1 dùi, 1 gía thí nghiệm, 1 con lắc bấc. + 1 lá thép mỏng. 3. Tiến trình bài dạy a. kiểm tra bài cũ ( 5’) * Câu hỏi : Tần số là gì ? Đơn vị của tần số ? Âm cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số? Chữa BT : 11.1 (SBT) ? * Đáp án : - Số dao động trong 1s được gọi là tần số - Đơn vị của tần số là Hec : Hz - BT 11.1: Chọn phương án D: Khi tần số dao động lớn hơn. * Đặt vấn đề: (1’): Có người có thói quen nói to, có người có thói quen nói nhỏ. Song khi người ta hét to đều thấy bị đau cổ. Vậy tại sao laị nói được to hoặc nhỏ? Tại sao nói to quá lại bị đau ở cổ họng ? b. Bài mới Giáo viên Học sinh I. Âm to, âm nhỏ , biên độ dao động (17’) G Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk 1. Thí nghiệm 1 : Dụng cụ thí nghiệm gồm những gi ? Thước thép đàn hồi cố định 1 đầu trên 1 hộp gỗ. ? Tiến hành thí nghiệm như thế nào ? - Kết hợp với hình ảnh để nêu cách tiến hành thí nghiệm . G Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. Nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm như hình ảnh 12.1 : Cả nhóm quan sát và lắng nghe âm phát ra. ? Qua thí nghiệm hãy hoàn thành bảng 1? Thảo luận trong nhóm và hoàn thành bảng 1 : Cách làm thước dđ DĐ mạnh hay yếu? Âm to hay nhỏ? a.Lệch nhiều Mạnh To b.Lệch ít Yếu Nhỏ ? Có thể sử dụng thí nghiệm nào khác để minh hoạ kết quả trên ? - Căng sợi dây chun, kéo lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hay ít, nghe âm phát ra. G Thông báo về biên độ dao động . * Biên độ dao động : Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động . ? Hãy hoàn thành câu C2 C2. Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ). ? Bằng 1 chiếc trống và 1 quả bóng treo trên sợi dây, em hãy nêu phương án làm thí nghiệm kiểm tra nhận xét trên ? 2. Thí nghiệm 2 : Các nhóm HS tự bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, quan sát và lắng nghe âm phát ra. ? Biên độ dao động của quả bóng lớn (nhỏ ) thì mặt trống dao động như thế nào ? -- Gõ nhẹ: Âm nhỏ, biên độ dao động nhỏ - Gõ mạnh: Âm to, biên độ dao động lớn. G Yêu cầu cá nhân hoàn thành câu C3 ? C3. Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biện độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ), tiêng trống càng to (nhỏ). ? Qua thí nghiệm và nội dung các các câu hỏi hãy hoàn thành kết luận 3. Kết luận : Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. II. Độ to của một số âm (8’’) G Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK - đọc SGK Đơn vị độ to của âm là gì ? Kí hiệu ? - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben- Kí hiệu: dB ? Tiếng sét to gấp mấy lần tiếng ồn ? Độ to của âm là bao nhiêu thì gây đau tai ? - Độ to của âm 130 dB thì gây đau nhức tai G Liên hệ : Trong chiến tranh, máy bay địch thả bom xuống, người dân ở gần chỗ bom nổ, tuy không bị chảy máu nhưng lại bị điếc tai do độ to của âm lớn hơn 130 dB làm cho màng nhĩ bị thủng. III. Vận dụng (10’) G ? ? ? Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C4 đến C7 Khoảng cách nào là biên độ của dao động? Nói “Đài mở to đến nỗi thủng cả màng loa”. Câu nói đó đúng hay sai ? Ước lượng độ to của tiếng ồn ở sân trường giờ ra chơi ? C4. Gảy mạnh đàn, âm to.Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, biên độ dao động của đàn lớn, nên âm phát ra to. C5. Biên độ dao động ở hình vẽ trên lớn hơn ở hình vẽ dưới. C6. Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ. C7. Tiếng ồn ở ngoài sân trường khoảng 50-80 dB. c. Củng cố luyện tập (3’) - Qua bài học nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì ? - Âm phát ra to hay nhỏ phụ thuộc vào điều gì ? d. Hướng dẫn về nhà : (1’) - Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài học. - Làm BT: 12.1.12.5 (SBT) Ngày soạn : 20/11/2010 Ngày dạy : 24/11/2010 lớp 7A,7C,7D Ngày dạy : 29/11/2010 lớp 7B Tiết 14 : MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM 1. Mục tiêu : a. Kiến thức : Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm. - Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí. b. Kĩ năng : Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào - Tìm ra cách làm thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ. c. Thái độ: Cẩn thận và chính xác trong làm thí nghiệm. 2. Chuẩn bị : a. GV: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 13.4(SGK) b. HS: Mỗi nhóm : + 2 trống, dùi + 2 quả cầu bấc. + 1 nguồn phát ra âm + 1 bình nước có thể đặt được nguồn âm vào trong. 3. Tiến trình bài dạy : a. Kiểm tra bài cũ (5’) * Câu hỏi : Nêu độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào ? Đơn vị của độ to của âm - Chữa BT 12.1 và 12.2 (SBT) * Đáp án : Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn, âm càng to. - Đơn vị của độ to của âm là đêxiben. (dB). - BT 12.1: - B - BT 12.2: Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (dB). Dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to. Dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ. * Đặt vấn đề:( 1’): Ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa, người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao áp tai xuống đất lại nghe được còn đứng hoặc ngồi lại không nghe được ? b. Bài mới Giáo viên Học sinh I. Môi trường truyền âm (25’) G Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK 1. Sự truyền âm trong chất khí ? Quan sát hình 13.1 cho biết dụng cụ thí nghiệm gồm những gì ? - dụng cụ : 2 cái trống , 2 quả cầu bấc treo sát vào mặt trống G Phát dụng cụ TN cho cho hs và yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm - tiến hành thí nghiệm và quan sát quả cầu bấc . khi gõ vào mặt trống G Qua thí nghiệm trả lời câu C1, C2 C1. Quả cầu 2 dao động. Chứng tỏ: Âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2. C2. Biên độ dao động của quả cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1. Þ càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ G Hướng dẫn hs làm TN 2 tương tự như trong SGK: 1 bạn gõ nhẹ vào bàn sao cho bạn đứng không nghe thấy được 2. thí nghiệm 2 - tiến hành thí nghiệm theo nhóm ? Qua thí nghiệm 2 chứng tỏ điều gi ? hãy trả lời câu C3 C3. Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn (gỗ). 3. thí nghiệm 3 ? Thí nghiệm cần dụng cụ gì ? Sự truyền âm trong chất lỏng - Cốc nước, đồng hồ có chuông. ? Tiến hành thí nghiệm như thê nào ? - Đặt đồng hồ vào cốc và bịt kín miệng cốc bằng giấy bong. Treo cốc lơ lửng trong bình nước. ? Âm truyền đến tai qua những môi trường nào ? C4. Âm truyền đến tai ta qua môi trường : khí, rắn, lỏng. ? Trong chân không, âm có thể truyền qua được không ? 4. Âm có truyền được trong chân không hay không ?(5p). G Treo tranh vẽ hình 13.4 lên bảng . Giới thiều dụng cụ thí nghiệm và nêu cách tiến hành thí nghiệm Đọc thông tin trong SGK về kết quả thí nghiệm ? Nêu hiện tượng xẩy ra ? Qua nghiên cứu thông tin để nhận xét hiện tượng xảy ra trả lời câu C5. G Tại sao âm truyền trong môi trường: rắn, lỏng, khí mà khôngn truyền trong môi trường chân không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ nghiên cưú ở lớp sau. C5. Môi trường chân không không truyền âm. ? Qua các thí nghiệm trên, em có rút ra kết luận gì ? * Kết luận: - Âm có thể truyền qua các môi trường như: rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không G Nêu hiện tượng: Ở trong nhà, ta nghe âm phát ra từ đài công cộng đến tai ta sau âm phát ra từ đài phát thanh ở trong nhà. Tại sao có hiện tượng đó? Âm truyên có cần có thời gian không ? - Đọc thông tin trong SGK ? Âm truyên nhanh nhưng có cần có thời gian không ? Âm truyền dù nhanh nhưng vẫn cần có thời gian C6. Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí. ? Trong môi trường vật chất nào âm truyền nhanh nhất ? -Thép truyền âm nhanh nhất. - Không khí truyền âm kém nhất. ? Hãy giải thích hiện tược ở thí nghiệm 2? Gỗ là vật rắn truyền âm nhanh , tốt hơn không khí. ? Tại sao ở trong nhà lại nghe thấy tiếng đài trước loa công cộng ? Vì quãng đường từ loa công cộng đến tai ta dài hơn nên thời gian truyền âm đến tai ta dài hơn. II. Vận dụng (10’) ? Trả lời câu C7 và C8 ? C7. Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta qua môi trường không khí. C8. Ví dụ: - Bơi ở trong nước ta có thể nghe tiếng sùng sục của bong bóng nước, như vậy âm có thể truyền qua chất lỏng. - Đi câu cá, ta không thể câu được cá khi có người đi gần đến bờ vì cá đã nghe được tiếng chân người truyền qua nước. ? Thảo luận theo nhóm để trả lời câu C9 và C10. C9. Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe tiếng vó ngựa từ xa khi ghe tai sát mặt đất. C10. Không vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ. c. Củng cố luyện tập (3’) - Âm thanh có thể truyền qua những môi trường nào ? - Âm thanh không thể truyền qua những môi trường nào ? d. Hướng dẫn về nhà (1’) Học phần ghi nhớ. Trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi trong bài học . Đọc phần có thể em chưa biết (SGK) Làm BT 13.1..13.5 (SBT ). Ngày soạn : 28/11/2010 Ngày dạy : 1/12/2010 lớp 7A,7C,7D Ngày dạy : 6/12/2010 lớp 7B Tiết 15 : PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG. 1. Mục tiêu a. Kiến thức: - Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm. b. Kĩ năng: Rèn luyện khă năng tư duy từ các hiện tượng quan sát được trong thực tế. c. Thái độ: - Có ý thức quan sát các hiện tượng có thực vận dụng kiến thức đã học để giải thích. 2. Chuẩn bị a. Giáo viên: Giáo án, SGK, b. Học sinh: Mỗi nhóm: + 1 giá đỡ, 1 tấm gương, 1 nguồn phát âm dung vi mạch. + 1 bình nước. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (5’) * Câu hỏi : Những môi trường nào truyền được âm ? Môi trường nào truyền âm tốt ? Lấy ví dụ minh họa ? - Chữa BT : 13.1 (SBT) * Đáp án : Chất rắn, lỏng và khí là những môi trường có thể truyền được âm. - Môi trường rắn truyền âm tốt nhất. - VD: - BT : 13.1: A- Khoảng chân không. * Đặt vấn đề: (1’): Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền? b. Bài mới Giáo viên Học sinh I- ÂM PHẢN XẠ - TIẾNG VANG (10’) G Yêu cầu HS đọc SGK. Cá ... ? Đọc số chỉ của ampe kế ? * Tác hại của đoản mạch: + Gây cháy vỏ bọc dây và các bộ phận ? Nêu tác hại của hiện tượng đoản mạch ? Khác tiếp xúc với nó. Gây ra hoả hoạn. + Làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong các mạch điện của các dụng cụ dùng điện. Gây hỏng các thiết bị điện. G Để bảo vệ các thiết bị điện, người ta sử dụng cầu chì. Chúng ta sẽ nghiên cứu cấu tạo và tác dụng của cầu chì: * Tác dụng của cầu chì. G Làm thí nghiệm đoản mạch như hình 29.3 SGK ? Nêu hiện tượng xẩy ra với cầu chì khi bị đoản mạch ? C3. Khi đoản mạch, dây cầu chì bị nóng đỏ và chảy đứt, ngắt mạch điện (làm đèn tắt). Do đó, bóng đèn được bảo vệ. G Mắc lại mạch cho thấy đèn vẫn sáng G Hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu chì. ? Quan sát hình 29.4 và cầu chì thật. Nêu ý nghĩa của những con số ghi trên cầu chì ? C4. Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ bị đứt C5. Cường độ dòng điện qua bong đèn ? Trả lời cầu hỏi C5 ? Dây tóc vào khoảng 0,1A-1A. Vì vậy, Nên chọn cầu chì có ghi số 1,2A. III- Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện (10’) G Nhắc lại các quy tắc vừa nghiên cứu. C6. a) Không an toàn: Lõi dây điện có ? Trả lời câu hỏi C6 ? chỗ hở. Khắc phục: Ngắt mạch, dung G G ? ? G Hoạt động nhóm để trả lời cầu C6: Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 trường hợp. Thảo luận theo nhóm các phần mà nhóm mình được phân công và viết ra giấy phần không an toàn và khắc phục. Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm mình? Đánh giá cho điểm từng nhóm nếu hoàn thành tốt công việc được giao. băng dính cách điện bọc nhiều lớp thật kín hoặc thay dây mới. b) Không an toàn: Nắp cầu chì ghi 2A. Nhưng lại nối dây chì 10A. Nếu có sự cố dòng điện trong mạch lớn hơn 2A, nhỏ hơn 10A thì cầu chì chưa đứt. Không bảo về được dụng cụ điện. Khắc phục: Dùng dây chì 2A để thay vào nắp cầu chì c) Không an toàn: Đóng ngắt công tắc trong khi thay bóng đèn có thể làm bị điện giật. Chân người thay bong lại tiếp xúc trực tiếp với đất, không an toàn. Khắc phục: Thông báo không được đóng ngắt công tắc và đứng trên một vật khi thay bóng đèn để cách điện. c. Củng cố luyện tập (2’) - Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ điều gì ? * Ghi nhớ ( SGK ) d. Hướng dẫn về nhà (2’) + Học thuộc phần ghi nhớ. + Làm bài tập 29.1..29.4 SBT. + Ôn tập chương III: Điện học. Trả lời phần tự kiểm tra. Ngày soạn : 23/4/2011 Ngày dạy : 27/4/2011 lớp 7A,7B Ngày dạy : 28/4/2011 lớp 7C Ngày dạy : 28/4/2011 lớp 7D Tiết 34 :ÔN TÂP HỌC KÌ 2 1. Mục tiêu a. Kiến thức :Tự kiểm tra và củng cố kiến thức cơ bản của chương III: Điện học. 2. Kĩ năng:Vận dụng một cách tổng hợp kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan. 3. Thái độ: Kích thích thái độ hứng thú khi học tập, Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể. 2. Chuẩn bị a. GV: Bảng phụ: Trò chơi ô chữ. Tranh ảnh phóng to bài tập vận dụng. b. HS: ôn bài theo hướng dẫn từ tiết trước của GV. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ : (lồng vào bài ôn tập) * Đặt vấn đề : (1’) HS: Xem lại phần tự trả lời và hỏi những câu hỏi khó. GV: Tập chung các câu hỏi khó để cho HS thảo luận và giải đáp trên lớp. GV: Chú ý: Dùng từ chính xác để nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song. Chúng ta vừa cùng ôn lại các kiến thức cơ bản của chương III: Điện học. Vận dụng tổng hợp kiến thức đã học vào giải các bài tập : b. Bài mới: Giáo viên Học sinh I.TỰ KIỂM TRA. (5’) II. VẬN DỤNG (15’) G Yêu cầu các cá nhân chuẩn bị trả lời các câu hỏi từ 1-7 SGK/86 Từng HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. ? Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào ? 1. Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát. ? Lên bảng điền dấu cho câu2 ? 2. Có hai loại điện tích dương và âm: + Điện tích cùng loại thì đẩy nhau. + Điện tích khác loại thì hút nhau. ? Đọc và trả lời câu 3 ? G + Mảnh nilông nhiễm điện âm. Nó nhận thêm electron. + Miếng len bị mất electron. Nó nhiễm điện âm. 3. + Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron. + Vật nhiễm điện dương nếu mất đi G Ghi tóm tắt kiếm thức cơ bản: Electron. ? Hoàn thành câu 4 ? 4 HS lên bảng vẽ mũi tên đúng chiều chỉ chiều quy ước của dòng điện trong mạch. 4. Quy ước chiều của dòng điện: Đi từ cực dương của nguồn điện, qua dây dẫn và các dụng cụ điện về cực âm của nguồn điện. ? Trả lời câu 5 ? Quan sát hình 30.3 và trả lời câu 5: C 5. Chất dẫn điện và chất cách điện. + Chất dẫn điện: Dây nhôm, dây đồng. + Chất cách điện: Dây len, dây nhựa. ? Đọc và trả lời câu 6 ? G Dựa vào đặc điểm về hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp để trả lời câu 6 6. Đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp . Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất vì: Mỗi đèn sáng bình thường cần hiệu điện thế là 3V, Hai đèn lại mắc nối tiếp nên hiệu điện thế tổng cộng là 6V. ? Đọc và trả lời câu 7 ? Dựa vào đặc điểm về cườn độ dòng điện trong đoạn mạch song song để trả lời câu 7: 7. Đặc điểm của đoạn mạch song song. A2 Chỉ : 0,35-0,12=0,23 (A). III- TRÒ CHƠI Ô CHỮ (10’) G Chia lớp thành 2 đội. Chia mỗi dẫy bàn thành 1 đội. Cử trưởng nhóm điều khiển nhóm hoạt động tích cực. G Thông qua luật chơi: Mỗi đội được chọn 1 hàng ngang bất kỳ. Cử đại diện lên điền vào hàng ngang đó. Điền đúng được 1 điểm. sai thì không được điểm nào. Đội nào tìm ra từ hàng dọc trước được 2 điểm. 1. Cực dương. 2. An toàn điện. 3. Vật dẫn điện. 4. Phát sáng. 5. Lực đẩy. 6.Nhiệt. 7. Nguồn điện. 8. Vôn kế. Từ hàng dọc là: Dòng điện. G Tổng hợp trò chơi và xếp loại từng nhóm. III- BÀI TẬP.(10’) G Hướng dẫn HS một số bài tập dễ hiểu nhầm, hiểu sai. G Yêu cầu đọc Bài 20.3 SBT/21 ? Giải thích hiện tượng bài đã nêu ? Ôtô chạy, cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện các phần khác nhau Có thể nhầm lẫn: cho rằng ôtô bị cọ xát và nóng lên có thể cháy của ôtô.Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh ra tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Dây xích sắt là vật G Chuẩn lại lời giải thích cho HS dẫn điện, truyền điện từ ôtô xuống đất để tránh hiện tượng cháy nổ. ? Xác định dây thứ hai nối nguồn điện với đèn ? Bài 21.3 SBT: a) Dây thứ hai chính là khung xe đạp (thường bằng sắt) nối cự thứ hai của đinamô với đầu thứ hai của đèn. b) Hình vẽ: G Thông báo: Đinamô có cực dương và cực âm thay đổi luân phiên (nguồn điện xoay chiều) do đó, kí hiệu khác kí hiện nguồn đã biết. c. Củng cố luyện tập (3’) - Một vật nhiễm điện khi nào ? - khi nào vật nhiễm điện dương ? nhiễm điện âm ? - dòng điện có những tác dụng gì ? d. Hướng dẫn về nhà (1’) - Ôn tập lại toan bộ kiến thức của chương III như vừa ôn tập. - Xem lại toàn bộ kiến thức chương I và II.Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì 2 Ngày soạn : 25/4/2011 Ngày dạy : 4/5/2011 lớp 7A,7B Ngày dạy : 3/5/2011 lớp 7C Ngày dạy : 2/5/2011 lớp 7D Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ 2 1. Mục tiêu a. Kiến thức : học sinh cân nắm được một vật nhiễm điện khi nào ? có nhưng loại điện tích gì ? chiều của điện tích và electron. Các ứng dụng cua dòng điện . hiệu điện thế và cường độ dòng điện b. Kỹ năng : trình bày bài kiểm tra khoa học chính xác c. Thái độ : nghiêm túc làm bài 2. Đề kiểm tra A. MA TRẬN *Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình. Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) Chương III: Điện học Sự nhiễm điện, dòng điện, ngườn điện, các tác dụng của dòng điện 8 7 4,9 3,1 32,7 20,7 Cường độ dòng điện, hiệu điện thế 7 4 2,8 4,2 18,6 28,0 Tổng 15 11 7,7 7,3 51,3 48,4 Từ bảng trọng số nội dung kiểm tra ở trên ta có bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho mỗi chủ đề ở mỗi cấp độ như sau: Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T.số TL Cấp độ 1,2 Sự nhiễm điện, dòng điện, nguồn điện, các tác dụng của dòng điện 32,7 1,96» 2 2(18ph) 4,5đ (45%) Cường độ dòng điện, hiệu điện thế 18,6 0,1 » 1 1( 4ph) 0,5đ (5%) Cấp độ 3,4 Sự nhiễm điện, dòng điện, nguồn điện, các tác dụng của dòng điện 20,7 1,24 » 1 1(8ph) 1đ (10%) Cường độ dòng điện, hiệu điện thế 28,0 1,7 » 2 2(15ph) 4đ (50%) Tổng 100 6 6 câu 45 Phút 10 (100%) 45 Phút Đề : Câu 1.(2đ) Có mấy loại điện tích, nêu sự tương tác giữa hai điện tích đặt gần nhau ? Dòng điện là gì? Nêu chiều dòng điện trong kim loại? Câu 2.(2,5đ) a,Thế nào là dòng điện một chiều? Nêu các nguồn điện tạo ra dòng điện một chiều? b, Nêu các tác dụng của dòng điện? Câu 3.(0,5đ) Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn em dùng dụng cụ gì? Đổi 1A = ....mA. Câu 4.(1đ) Các dụng cụ điện hoạt động được khi nào? Một bóng đèn có ghi 6V được mắc vào hiệu điện thế 6V thì bóng đèn đó có hoạt động bình thường không? Câu 5.(2đ) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn điện 2 pin, 1 công tắc đóng, 1 ampekế, 1 bóng đèn. Câu 6.(2đ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, K Biết U1 = 6V, U2 = 3V. Mạch điện được mắc như thế nào? Đ1 Đ2 Tính hiệu điện thế giữa hai đầu của hai bóng đèn? 3. Đáp án và biểu điểm CÂU ĐÁP ÁN- nội dung cần đạt BIỂU ĐIỂM GHI CHÚ Câu 1 (2đ) -Có hai loại điện tích. -Khi hai điện tích đặt gần nhau thì chúng tương tác với nhau: Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích khác dấu thì hút nhau. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời của các electron có chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 (2,5đ) -Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều nhất định, không thay đổi. -Các nguồn điện tao ra dòng điện một chiều như: Pin, ắc quy -Các tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lý. 1đ 0,5đ 1,0đ Mỗi tác dụng 0,2 đ Câu 3 (0,5đ) -Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn em dùng ampekế. - 1A = 1000mA. 0,25đ 0,25đ Câu 4 (1đ) - Các dụng cụ điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua nó. Nếu đặt vào hai đầu bóng đèn hiệu điện thế U = 6V thì bóng đèn sáng bình thường. 0,5đ 0,5đ Câu 5 (2đ) K Đ Vẽ đúng 1,5đ Có kí hiệu chiều dòng điện 0,5đ Câu 6 (2đ) Mạch điện được mắc nối tiếp U = U1 + U2 = 6V + 3V = 9V 0,5đ 1đ 0,5đ Tổng 10,0đ 4. Nhận xét đánh giá ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... .....
Tài liệu đính kèm: