Giáo án Vật lý lớp 7 Tiết 19 đến tiết 25

Giáo án Vật lý lớp 7 Tiết 19 đến tiết 25

Tiết 19 : Bài 17

SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS mô tả được một hiện tượng hoặc 1 TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

- Giải thích được 1 số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế( chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện)

2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.

II- CHUẨN BỊ:

1. Thầy:

* Mỗi nhóm:

-1 thước nhựa,1 thanh thuỷ tinh hữu cơ,1mảnh nilông.

-1 quả cầu nhựa xốp,1giá treo.

 

doc 31 trang Người đăng vultt Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 Tiết 19 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/01/2009
Tiết 19 : Bài 17
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS mô tả được một hiện tượng hoặc 1 TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
Giải thích được 1 số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế( chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện)
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.	
3. Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
II- CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
* Mỗi nhóm:
-1 thước nhựa,1 thanh thuỷ tinh hữu cơ,1mảnh nilông.
-1 quả cầu nhựa xốp,1giá treo.
-1mảnh len hoặc lông thú,1mảnh dạ,1 mảnh lụa,cần phải sấy khô nếu thời tiết ẩm.
-1 số mẩu giấy vụn.
-1mảnh tôn, 1mảnh nhựa.
-1bút thử điện thông mạch
* Cả lớp: phôtô bảng ghi kết quả thí nghiệm1 tr.48 cho các nhóm hoặc cho HS chép sẵn ra vở.
2. Trò: Xem trước bài mới.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp : (1) Kiểm tra sĩ số, quan sát lớp.
2. Kiểm tra bài cũ . ( Không)
3. Giảng bài mới :
+ Giới thiệu chương và bài mới (3’)
- GV gọi 2 HS mô tả hiện tượng trong ảnh đầu chương III, nêu thêm các hiện tượng khác?
- GV gọi HS nêu mục tiêu của chương III.
- Để tìm hiểu các loại điện tích, trước hết ta tìm hiểu một trong các cách nhiễm điện cho các vật là “ Nhiễm điện do cọ xát”.
- Vào những ngày hanh khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em đã từng thấy hiện tượng gì?
- GV thông báo hiện tượng tương tự xảy ra ngoài tự nhiên là hiện tượng sấm sét và đó là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát ( Bài mới).
	+ Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
15’
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm 1, phát hiện nhiều vật bị cọ xát có tính chất mới.
I. Vật nhiễm điện
Thí nghiệm 1: (sgk)
Kết luận 1:
	Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm1, nêu mục đích thí nghiệm, các dụng cụ thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm.
- GV lưu ý HS trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa, mảnh nilông, thanh thuỷ tinh lại gần giấy vụn, quả cầu xốp để kiểm tra xem đã có hiện tượng gì xảy ra chưa?(chưa thấy hiện tượng gì xảy ra).
- Khi HS tiến hành TN, GV nhắc nhở HS các nhóm lưu ý cách cọ xát các vật (cọ mạnh nhiều lần theo một chiều) sau đó đưa lại gần các vật cần kiểm tra để phát hiện hiện tượng xảy ra rồi ghi kết quả vào bảng kết quả TN 1.
- Cho HS làm thí nghiệm tương tự khi cọ xát thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, mảnh phim nhựa và ghi kết quả quan sát vào bảng.
- Từ bảng kết quả TN HS các nhóm thảo luận, lựa chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống phù hợp.
- GV hướng dẫn HS thảo luận để đưa ra kết luận đúng ghi vở
- HS đọc TN 1 trong SGK, nêu được mục đích thí nghiệm, dụng cụ và cách tiến hành TN.
- Tiến hành TN theo nhóm, mỗi HS trong nhóm đều phải tiến hành thí nghiệm với ít nhất một vật, ghi kết quả vào bảng kết quả TN 1.
- HS làm thí nghiệm tương tự khi cọ xát thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, mảnh phim nhựa và ghi kết quả quan sát vào bảng.
- Tham gia thảo luận trong nhóm, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận.
15’
Hoạt động 2: Thí nghiệm 2: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện (hay mang điện tích).
Thí nghiệm 2
Kết luận 2
	 Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
	* Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất đã nêu trong các kết luận trên được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
- Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khác?
-GV hướng dẫn HS kiểm tra với các phương án HS nêu ra ví dụ như: do vật bị cọ xát nóng lên hay vật sau khi cọ xát có tính chất giống nam châm.
- Gv kiểm tra việc tiến hành TN của một số nhóm, nếu hiện tượng xảy ra chưa đạt phải giải thích cho HS nguyên nhân.
- GV có thể làm lại TN cho HS quan sát lại hiện tượng để hoàn thành kết luận 2 ghi vở.
- GV thông báo các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
- HS suy nghĩ, nêu phương án trả lời và cách làm thí nghiệm kiểm tra.
-HS tiến hành TN 2 theo nhóm. Chú ý quan sát hiện tượng xảy ra, thấy được : bóng đèn của bút thử điện sáng.
- HS hoàn thành kết luận 2, thảo luận trên lớp, ghi kết luận đúng vào vở.
10’
Hoạt động 3: Vận dụng – Củng cố
II. Vận dụng:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (2HS – 1bàn) thảo luận câu hỏi C1, C2,C3 sau đó thảo luận chung cả lớp. GV chốt lại câu trả lời đúng để HS hoàn thành câu trả lời vào vở.
- Khi HS trả lời, GV lưu ý sửa chữa cho HS cách sử dụng các thuật ngữ chính xác.
* Củng cố
- Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ điều gì?
- Hiện tượng khi cởi áo len đã nêu ở đầu bài tương tự hiện tượng chớp và sấm sét xảy ra trong tự nhiên như thế nào? Để trả lời câu hỏi này các em đọc phần “ Có thể em chưa biết”.
Trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài đó chính là nội dung bài tập 17.4(SBT tr.18).
- Thảo luận nhóm câu trả lời cho câu C1, C2, C3. 
- Tham gia nhận xét câu trả lời của các nhóm trên lớp, sửa chữa nếu sai.
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đề bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lựoc nhựa hút kéo thẳng ra.
	C2: Khi thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Mép cách quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên bị nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chổ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
	C3: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
- HS học thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp.
- HS đọc phần “Có thể em chưa biết” để hiêu nguyên nhân của hiện tượng chớp và sấm sét, liên hệ giải thích được hiện tượng cởi áo len trong những ngày hanh khô.
 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(1’)
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 17.1, 17.2, 17.3 (SBT- tr.18)
(Bài 17.1, 17.3: Khi làm TN, lưu ý các vật làm nhiễm điện phải sạch, khô)
- Xem trước bài 18: “Hai loại điện tích” để tiết sau học
IV- RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 18/01/2009
Tiết 20 Bài 18
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ: 	Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II- CHUẨN BỊ
1. Thầy:
* Cả lớp:
- Tranh phóng to mô hình đơn giản của nguyên tử (tr.51)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung (Phôtô cho các nhóm)
 Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phần sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
Ở tâm nguyên tử có một..mang điện tích dương.
Xung quanh hạt nhân có các..mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đốiđiện tích dương hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
.có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
* Mỗi nhóm:
2 mảnh nilông 70 x 12mm hoặc 1 mảnh 70 x 250mm.
1 bút chì gỗ + 1 kẹp nhựa.
1 mảnh len hoặc dạ, 1mảnh lụa.
1 thanh thuỷ tinh hữu cư, 2 thanh nhựa êbônít.
1 mũi nhọn đặt trên đế nhựa.
2. Trò: Học thuộc bài cũ, xem trước bài mới.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp : (1) Kiểm tra sĩ số, quan sát lớp.
2. Kiểm tra bài cũ . ( 5’)	
CH: Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì ?
CHp: Tại sao vào những lúc thời tiết khô ráo, khi lau cửa kính, gương soi bằng khăn bông khô thường thấy có các bụi vải vẫn còn bám trên đó ?
TL:- Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
- Vật nhiễm điện có khả năng hút vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện.
TL: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
3. Giảng bài mới :
+ Giới thiệu bài mới (1’)
 Ở bài trước ta đã biết có thể làm cho các vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Các vật nhiễm điện có thể hút được vật nhẹ khác.
 Vậy nếu 2 vật nhiễm điện để gần nhau chúng có khả năng tương tác với nhau ntn? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này( Bài mới).
	+ Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
10’
Hoạt động 1
Làm thí nghiệm tạo 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng.
I. Hai loại điện tích 
1.Thí nghiệm 1 (H18.1)
 Nhận xét 1: Hai mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện cùng loại và chúng đẩy nhau.
- GV yêu cầu HS đọc TN 1(tr.50) tìm hiểu mục đích TN, các dụng cụ cần thiết và cách tiến hành TN.
- Gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành TN.
- Yêu cầu HS chuẩn bị TN 1(H18.1) theo nhóm. Yêu cầu đại diện 1 HS trong nhóm cầm kẹp hai mảnh nilông lên và nêu hiện tượng ban đầu giữa 2 ảnh nilông. HS các nhóm khác quan sát kẹp 2 mảnh nilông của nhóm mình nhận xét ý kiến nhóm bạn.
- Cho các nhóm tiến hành TN H18.1. Lưu ý HS cách cọ xát đều, không cọ quá mạnh để ... trong thực hành TN, thảo luận nhóm). 
- Yêu thích môn học thông qua các dụng cụ TN trực quan.
- Giáo dục học sinh an toàn khi sử dụng điện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: 
* Cả lớp:
+ 1 thanh nam châm, kim nam châm, đinh sắt
+ Tranh phóng to cấu tạo của chuông điện, bình điện phân.
+ Vật mạ kim loại.
+ Tải ảnh chụp của cần cẩu điện.
+ 1 con ếch.
* Các nhóm:
1 bộ nguồn DC (3V) ,1 bóng đèn pin, bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat (CuSO4) .
1 Công tắc, 1 cuộn dây, 1 kim nam châm, 1 thanh đồng (nhôm), đinh sắt.
5 đoạn dây có vỏ bọc cách điện, bản điện, chuông điện.
2. Trò: Học thuộc bài cũ xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, quan sát lớp.
Lớp
7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
Sĩ số
H. diện
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
CH: Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã học? Ứng dụng của từng tác dụng?
TL: 
- Dòng điện có tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng.
	- Ứng dụng: Đèn sợi đốt, bàn là, đèn huỳnh quang, LED,
3. Giảng bài mới
a) Giới thiệu bài mới (1’)
Dùng thanh nam châm: Đây là thanh nam châm chắc ai cũng biết khi thầy đưa lại gần đinh sắt có khả năng hút sắt, thép. Khi đưa một kim nam châm lại gần thì một trong hai cực bị đẩy, cực còn lại bị hút. Người ta nói rằng thanh nam châm có tính chất từ. Vậy, khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây thì cuộn dây có tính chất tương tự như trên không? Hay nói cách khác, dòng điện có tác dụng từ hay không? 
Þ Tiết này chúng ta cùng tìm hiểu các tác dụng của dòng điện còn lại.
b) Tiến trình bài dạy: 	
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1
 Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện và nam châm điện
I. Tác dụng từ: 
 Dòng diện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
- GV dùng hình 23.1, giới thiệu về nam châm điện. Yêu cầu HS mắc mạch điện như hình 23.1 theo nhóm để khảo sát tính chất của nam châm điện.
H. Khi đóng (ngắt) công tắc: đưa lần lượt dây sắt, dây đồng, dây nhôm lại gần cuộn dây thì vật nào bị cuộn dây tương tác (hút hay đẩy)?
H. Khi công tắc đóng, đưa một trong hai cực của nam châm lại gần cuộn dây thì cuộn dây có tương tác với kim nam châm không?
H. Nếu đổi đầu cuộn dây, hiện tượng xảy ra như thế nào?
H. Qua thí nghiệm em có nhận xét gì
GV: thông báo cuộn dây (có lõi sắt) có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
GV: Bằng nhiều TN tương tự trên người ta cũng thu được kết quả tương tự thế.
H. Hoàn thành kết luận SKG( trang 63)
H. Vậy, qua TN và phân tích trên em có kết luận gì về tác dụng từ của dòng điện?
GV: Nêu thêm ứng dụng của nam châm điện: Loa điện, chuông điện thoại, điện báo, cần cẩu điện (Cẩu các công tay nơ, cẩu sắt vụn..), động cơ điện(máy bơm nước, quạt điện,)
GV: minh họa bằng các vật gần HS (bơm nước, quạt điện,..) và hình vẽ cần cẩu điện đang làm việc
- HS tiến hành TN theo nhóm. Thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập
a. Khi công tắc ngắt: không có hiện tượng gì.
- Khi công tắc ngắt đầu cuộn dây hút dây sắt, không hút dây đồng, nhôm.
b. khi đưa một trong hai cực của nam châm lại gần thì cực này của nam châm hoặc bị hút hoặc bị đẩy.
- Nếu đổi đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút, nay bị đẩy và ngược lại.
- Qua TN, thấy được:
+ Khi có dòng điện chạy qua lõi sắt thì cuộn dây có tác dụng giống như một nam châm.
+ Nam châm này cũng có hai từ cực.
- Hoàn thành kết luận:
1. nam châm điện. 2. tính chất từ .
TL: Dòng diện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
8’
Hoạt động 2
Tìm hiểu hoạt động của chuông điện
GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của chuông điện mắc sơ đồ mạch điện như hình 23.2.
H. Chỉ ra những bộ phận của chuông điện?
GV: nêu lại các bộ phận chính của chuông điện sau khi HS nêu xong.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu hoạt động của chuông điện. Đưa ra các câu hỏi gợi ý:
H. Khi đóng công tắc, cuộn dây có tác dụng gì đối với thanh sắt ? Kết quả của sự tác trên như thế nào?
H. Ngay sau đó mạch điện bị hở. Hãy chỉ ra chỗ hở mạch này. Giải thích tại sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm?
H. Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng?
GV thông báo hoạt động của chuông điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện. Đầu gõ chuông chuyển động làm chuông kêu liên tiếp. Đó là biểu hiện tác dụng cơ học của dòng điện.
- Các nhóm HS mắc mạch điện như hình 23.2 và cho chuông điện hoạt động. 
Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của giáo viên về cấu tạo và hoạt động của chuông điện khi có dòng điện chạy qua.
- Tìm hiểu hoạt động của chuông điện.
TL: Khi đóng công tắc, có dòng điện qua cuộn dây, cuộn dây trở thành nam châm điện và hút miếng sắt làm đầu gõ chuông đập vào chuông nên chuông kêu.
TL: Chỗ hở của mạch là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm.
- Khi mạch điện hở cuộn dây không có dòng điện chạy qua nên không hút thanh sắt nữa. Nhờ lá thép đàn hồi của thanh kim loại kéo thanh sắt trở về tì vào tiếp điểm. 
TL: Khi miếng sắt tì vào tiếp điểm, mạch kín. Cuộn dây bị hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào chuông. Mạch điện lại hở  cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng.
10’
Hoạt động 3
Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện
II. Tác dụng hóa học: Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
- Đặt vấn đề: gới thiệu tác dụng hóa học của dòng điện: dùng một số vật mạ kim loại. Có khi nào các em nghĩ người ta tráng một lớp kim loại bằng cách nào không? Dựa và nguyên tắc nào tráng lớp kim loại này?
GV giới thiệu dụng cụ TN hình 23.3. Yêu cầu HS tiến hành TN.
- Cho HS quan sát màu sắc ban đầu của hai thỏi than.
H. Cho biết màu sắt của hai thỏi than chì?
Yêu cầu HS chỉ rõ cực nào nối với cực âm của nguồn điện. Đóng mạch điện cho đèn sáng.
H. Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách điện?
H. Dung dịch CuSO4 Là chất dẫn điện hay cách điện? Căn cứ vào đâu em biết?
- Sau vài phút ngắt công tắc, GV Nhất thỏi than nối với cực âm của nguồn. 
H. Nhận xét màu sắc thỏi than so với ban đầu?
H. Thỏi than đỏ nhạt nối với cực nào?
- GV: Lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng. Hiện tượng tách đồng ra khỏi dung dịch đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện cso tác dụng hóa học.
- Cho HS hoàn thành kết luận:
- GV yêu cầu HS dùng khăn khô lau hết lớp đồng bám vào thỏi than cho sạch.
H. Lấy một số ứng dụng của tác dụng hóa học của dòng điện mà em biết.
- GV thông báo thêm một số ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện trong thực tế và yêu cầu HS về nhà đọc lại phần có thể em chưa biết.
HS: Tùy vào HS có câu trả lời.
- Tìm hiểu dụng cụ TN và quan sát màu sắc ban đầu của các thỏi than chì.
TL: Hai thỏi than có màu nâu đen.
TL: Than chì là chất dẫn điện.
TL: Dung dịch CuSO4 cũng là chất dẫn điện. Căn cứ vào đèn sáng.
TL: một thỏi than có màu đỏ nhạt.
TL: Thỏi than nối với cực âm có màu đỏ nhạt.
Hoàn thành kết luận: 
 Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
TL: Ứng dụng như mạ vàng, mạ kẽm, mạ đồng
6’
Hoạt động 4
Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện
III. Tác dụng sinh lí: 
 Dòng điện có tác dụng sinh lí khi qua cơ thể người và các động vật.
GV: Nếu sơ ý có thể bị điện giật làm chết người. Điện giật là gì?
Đề nghị HS đọc phần III SGK và trả lời câu hỏi trên.
H. Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại? Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì?
GV lưu ý HS: không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- GV: Dùng một số hình ảnh người bị điện giật giáo dục HS an toàn về điện, phải thực sự cẩn thận khi sử dụng điện sinh hoạt gia đình.
GV: mở rộng thêm một số ứng dụng của tác dụng sinh lí của dòng điện có lợi: Khi dòng điện qua cơ thể người thích hợp thì có thể chữa một số bệnh.
GV chẳng những dòng điện có tác dụng sinh lí khi qua cơ thể người mà còn có tác dụng sinh lí khi qua cơ thể các động vật: liên hệ thực tế.
- Đọc phần III SGK và trả lời câu hỏi của GV.
TL: Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng con người.
5’
Hoạt động 5: Củng cố – Vận dụng
- Cho HS đọc mục ghi nhớ cuối bài.
- Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi:
- C7: (dùng bảng phụ)
- C8: (dùng bảng phụ)
Bài tập bổ sung: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện và các cột cho phù hợp. Nếu một hiện tượng có liên quan đến nhiều tác dụng, thì chọn tác dụng nổi bậc nhất.
A. Nhà bác học Ganvani nhận thấy đùi ếch bị co giật khi chạm dao mổ bằng kim loại vào.
B. Màn hình TV đang hoạt động.
C. Rơle nhiệt.
D. Mạ vàng đồ trang sức.
E. Máy giặt đang hoạt động.
E. Màn hiện số của máy tính điện tử bỏ túi.
- Đọc mục ghi nhớ cuối bài.
Hoàn thành câu hỏi của GV.
- C7: C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
- C8: D. Hút các vụn giấy.
Tác dụng nhiệt
C
Tác dụng từ
E
Tác dụng hóa học
D
Tác dụng phát sáng
B,G
Tác dụng sinh lí
A
4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau: (1’)
Học thuộc phần ghi nhớ
Đọc phần “ có thể em chưa biết”
Làm bài tập: 23.1 đến 23.4 tr.24 SBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTu T19Den T25.doc