Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 9: Tổng kết Chương I - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 9: Tổng kết Chương I - Năm học 2010-2011

A.Mục đích

Kiến thức:

 - Củng cố lại một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy, vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi,gương cầu lõm, xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.

 Kĩ năng.

- Vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng .

- Vận dụng được kiến thức vào giải thích một số hiện tượng

 Thái độ:

- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác khi vẽ ảnh.

B. Đồ dùng dạy học:

GV : Vẽ sẵn ô chữ , thước kẻ

HS: Thước kẻ

C. Tổ chức giờ học.

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 9: Tổng kết Chương I - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 9/10/2010
Ngày gíảng:11/10/2010
 Tiết 9 - tổng kết chương I
Quang học
A.Mục đích
Kiến thức:
 - Củng cố lại một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy, vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi,gương cầu lõm, xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
 Kĩ năng.
- Vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng .
- Vận dụng được kiến thức vào giải thích một số hiện tượng
 Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác khi vẽ ảnh.
B. Đồ dùng dạy học:
GV : Vẽ sẵn ô chữ , thước kẻ
HS: Thước kẻ
C. Tổ chức giờ học..
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: ôn lại kiến thức cơ bản
(15 phút )
Mục tiêu: Củng cố lại một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản
Cách tiến hành: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS trả lời lần lượt từng câu hỏi mà HS đã chuẩn bị 
- GV hướng dẫn HS thảo luận -> kết quả đúng, yêu cầu sửa chữa nếu cần.
GV có thể hỏi thêm:
- Bố trí thí nghiệm như thế nào để xác định được đường truyền ánh sáng.
- Mô tả lại thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh, của vật tạo bởi gương phẳng.
- Bố trí thí nghiệm như thế nào để quan sát được ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm. 
-Kết luận : GV chốt lại định luật và đặc điểm của ảnh.
I. Tự kiểm tra.
HS trả lời lần lượt từng câu hỏi
1. C
2. B
3. + trong suốt 
 + đồng tính
 + đường thẳng 
4. + tia tới, pháp tuyến 
 + góc tới 
5. ảnh ảo, có độ lớn bằng vật cách gương 1 khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương 
6. Giống: ảnh ảo
 Khác: nhỏ hơn 
7. Khi 1 vật đặt gần sát gương ảnh này lớn hơn vật 
8. ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật 
- ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật 
- ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật 
9. Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhì thấy trong gương phẳng có cùng kích thước. 
Hoạt động2 : Vận dụng (20 phút )
Mục tiêu : Vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng .
- Vận dụng được kiến thức vào giải thích một số hiện tượng
Cách tiến hành: HĐ cá nhân, HĐ nhóm
Bước 1 : HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1bằng cách vẽ vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ lên bảng.
Bước 2 : HĐ nhóm
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2. (4 nhóm)
Bước 3 : HĐ cá nhân
+ So sánh ảnh của cùng 1 vật trong 3 gương, lõm, phẳng, lồi
Yêu cầu trả lời C3.
? Muốn nhìn thấy nhau thì phải có điều kiện gì.
-Yêu cầu HS kẻ tia sáng. GV chú ý sửa cho HS cách đánh mũi tên chỉ đường truyền ánh sáng.
- Kết luận: Gv chốt lại cách vẽ ảnh, vùng nhìn thấy của gương phẳng.
II. Vận dụng:
- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C1
* Với phần a, vẽ ảnh của điểm S1, S2 tạo bởi gương phẳng có thể vẽ theo 2 cách :
+ lấy S1/ đối sứng với S1 qua gương 
+ lấy S2/ đối sứng với S2 qua gương 
* Với phần b, lấy 2 tia tới đến 2 mép gương, tìm tia phản xạ tương ứng , S2 tìm tương tự 
* Với phần c, đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn ảnh của S1 và S2 
HS hoạt động theo nhóm trả lời C2 
C2: ảnh quan sát được trong 3 gương đều là ảnh ảo. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn trong gương cầu lõm 
C3: 
HS :Muốn nhìn thấy nhau thì ánh sáng từ bạn phải lọt tới mắt mình.
Ví dụ ánh sáng từ An, Hải tới thanh 
Hoạt động 3 : Tổ chức trò chơi ô chữ
( 8 phút )
 Mục tiêu:Củng cố một số khái niệm cơ bản
Đồ dùng dạy học:
GV : Vẽ sẵn ô chữ , thước kẻ
HS : Thước kẻ
Cách tiến hành: HĐ cá nhân
GV cử 1 HS lên điều khiển, gọi các bạn lên điền ô chữ 
Gọi các HS khác nhận xét 
-Kết luận: GV thống nhất kết quả.
III. Trò chơi ô chữ:
Vật sáng ;
Nguồn sáng ;
ảnh ảo 
Ngôi sao
Pháp tuyến 
Bóng đen 
Gương phẳng 
Từ hàng dọc là áNH SáNG 
Tổng kết, hướng dẫn về nhà (2 phút)
Tổng kết
GV chốt lại các kiến thức cơ bản trong chương
- Hướng dẫn về nhà
ôn tập toàn bộ chương I
Chuẩn bị cho bài kiểm tra chương I tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_9_tong_ket_chuong_i_nam_hoc_2010_2.doc