Giáo Trình Tin Học 8

Giáo Trình Tin Học 8

CHƯƠNG I: MỘT SỐ BỔ SUNG VỀ HỆ SOẠN THẢO NÂNG CAO

TIẾT 1-4: CHÈN BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC TOÁN HỌC VÀO VĂN BẢN, ĐỊNH DẠNG TEXT BOX, TABLE (NỀN, ĐƯỜNG KẺ), KẺ VẼ CÁC HÌNH TRONG VĂN BẢN.

I. Bảng biểu trong văn bản:

1. Chèn bảng biểu:

- Đặt con trỏ tới vị trí cần chèn

- Trên thanh thực đơn bạn vào Table/Insert/Table khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại gồm các mục:

+ Mục Number of Columns (năm bờ ợp coo lum): Để bạn nhập số cột

+ Mục Number of Rows (năm bờ ợp rao): Để bạn nhập số dòng

- Xong bạn bấm OK.

2. Chọn các ô hàng hay cột (bôi đen)

- Để chọn 1 ô: Di chuyển con trỏ tới mép trái của ô đó cho đến khi thấy mũi tên màu đen xuất hiện như hình vẽ thì nháy trái chuột

 

doc 24 trang Người đăng vultt Lượt xem 1519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Trình Tin Học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Một số bổ sung về hệ soạn thảo nâng cao
Tiết 1-4: Chèn bảng biểu, đồ thị, công thức toán học vào văn bản, định dạng Text Box, table (nền, đường kẻ), kẻ vẽ các hình trong văn bản.
I. Bảng biểu trong văn bản:
1. Chèn bảng biểu:
- Đặt con trỏ tới vị trí cần chèn
- Trên thanh thực đơn bạn vào Table/Insert/Table khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại gồm các mục:
+ Mục Number of Columns (năm bờ ợp coo lum): Để bạn nhập số cột 
+ Mục Number of Rows (năm bờ ợp rao): Để bạn nhập số dòng 
- Xong bạn bấm OK.
2. Chọn các ô hàng hay cột (bôi đen)
- Để chọn 1 ô: Di chuyển con trỏ tới mép trái của ô đó cho đến khi thấy mũi tên màu đen xuất hiện như hình vẽ thì nháy trái chuột	
- Để chọn 1 hàng: Giữ và rê chuột trái từ ô đầu đến ô cuối cùng của hàng đó
- Để chọn 1 cột: Di chuyển con trỏ tới mép trên của cột cho đến khi thấy mũi tên đen chỉ xuống như hình vẽ thì nháy trái chuột.
- Để chọn toàn bộ bảng: Đưa con trỏ vào trong bảng rồi vào Table/ Select/ Table
2. Chèn thêm các dòng, cột trong bảng:
 @ ý nghĩa để thêm các dòng hoặc các cột trong bảng
- Trước hết phải chọn (bôi đen) các dòng, cột cạnh vị trí sắp chèn 
- Vào Table/ Insert Columns nếu chèn cột rồi nhập số cột cần chèn vào
- Vào Table/ Insert Rows nếu muốn chèn hàng rồi nhập số hàng cần chèn vào.
Ví dụ: Bạn muốn chèn thêm 1 hàng sau hàng thứ 2 thì bạn bôi bôi đen hàng thứ 2 hoặc bạn bôi đen hàng thứ 3, sau đó bạn chọn Table/ Insert Rows
4. Gộp tách các ô trong bảng:
 @ ý nghĩa để gộp các ô lại thành một ô, và tách một ô thành nhiều ô.
- Gộp nhiều ô thành 1 ô ta thực hiện như sau:
+ Chọn các ô cần gộp lại
+ Vào Table/ Merge Cells (me gờ xeo)
- Tách 1 ô thành nhiều ô nhỏ ta thực hiện như sau:
+ Chọn ô cần tách
+ Vào Table/ Split Cells (sờ líp xeo) xuất hiện hộp thoại và bạn gõ số cột cần tách vào 
- Xong bạn chọn OK
5. Thay đổi hướng viết trong văn bản trong ô:
- Chọn (bôi đen) văn bản trong các ô cần thay đổi (bôi đen trong bảng giống như bôi đen bên ngoài bảng)
- Nháy phải chuột vào một ô đã chọn xuất hiện menu dọc chọn Text Direction (téc đi rếc sừn) sẽ xuất hiện hộp thoại và bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 hướng theo mẫu trong hộp thoại đó.
- Chọn xong bấm OK.
6. Căn chỉnh văn bản trong ô:
- Chọn (bôi đen) văn bản trong các ô cần thay đổi (bôi đen trong bảng giống như bôi đen bên ngoài bảng)
- Nháy phải chuột vào một ô đã chọn xuất hiện menu dọc chọn Cell Alignment(xeo ây lai mừn)- Sắp thẳng cột xuất hiện 1 số lựa chọn để bạn chọn căn chỉnh văn bản:
II. Chèn đồ thị –Chart (cha t)
 @ ý nghĩa để chèn các mẫu đồ thị vào văn bản của bạn
- Bạn đặt con trỏ ở vị trí cần chèn đồ thị vào.
- Bạn vào Insert/ Picture/ Chart
- Thay đổi các thông số tùy bạn chọn
III. Chèn công thức toán học vào văn bản:
@ ý nghĩa để bạn chèn các công thức trong toán học, hóa học, vật lý vào văn bản, mà các công thức này bạn không thể gõ trên bàn phím. Ví dụ: , 
- Trước tiên bạn đưa con trỏ tới vị trí cần chèn
- Vào Insert /Object chọn lớn Create New rồi nháy đúp chuột vào mục Microsoft Equation 3.0. Khi đó tại điểm chèn xuất hiện khung để nhập công thức và cửa sổ gồm 19 nút như hình dưới:
 1 2	 3	 4	 5 6 7 8 9 10	
 11 12 13 14 15 16 17 18 19
- Để kết thúc việc nhập công thức bạn nháy đúp ra ngoài 
- Để sửa công thức đã nhập bạn nháy đúp chuột trái vào công thức xuất hiện cửa sổ Equation cho phép bạn sửa công thức.
G Chú ý: Khi đánh công thức ta phải thường xuyên kích hoạt vào Equation do đó nếu dùng menu như trên thì rất lâu vì vậy ta đưa nút Equation vào thanh công cụ chuẩn Standard. Cách làm như sau:
- Vào Tools/ Customize(cáp từm mờ) chọn lớp Commands tìm mục Insert nháy vào đó rồi tìm nút Equation . Sau đó nháy chuột vào nút đó giữ trái chuột và kéo lên thanh công cụ chuẩn Standard.
III. Định dạng Text Box
 @ ý nghĩa dùng để vẽ khung và viết chữ trong khung
- Bạn vào Insert chọn TextBox xuất hiện con trỏ dấu cộng (+) bấm trái chuột và kéo để vẽ khung khi được khung thì nhả chuột sau đó viết chữ vào trong khung
Trường THCS Liên Châu
Địa chỉ: Tề Lỗ- Yên Lạc- Vĩnh Phúc
Ví dụ:
IV. Nền , đường kẻ của bảng:
	@ ý nghĩa để thay đổi nền, đường kẻ của bảng.
1. Tạo màu nền cho văn bản
- Trước tiên chọn bảng cần tạo nền
- Vào Format/ Borders and Shading (bo đờ en sét đinh) sẽ xuất hiện hộp thoại và bạn chọn lớp Shading bao gồm các mục:
+ Mục Fill (pheo) bạn chọn màu nền (No Fill là không có màu nền)
+ Mục Style(sờ tai lờ) để chọn mẫu tô cho nền
- Xong chọn OK
2. Tạo đường kẻ của bảng
- Đặt con trỏ vào bảng cần tạo đường kẻ
- Vào Format/ Borders and Shading sẽ xuất hiện hộp thoại bạn chọn lớp Borders bao gồm có các mục:
+ Settings (sét thing): chọn các mẫu kẻ khung. None(lăn): không kẻ khung, Box(búc): kẻ khung xung quanh 4 cạnh, Shadow(sa đao): khung có bóng, 3-D: khung nối kiểu 3 chiều, Custom(cáp từm): tự tạo khung bạn nháy vào các cần kẻ trong mục Preview.
+ Style (sờ tai lờ): Chọn kiểu đường kẻ để kẻ khung
+ Color ( ca lơ): Chọn màu đường kẻ
+ With (guýt): chọn độ rộng đường kẻ.
V. Kẻ vẽ các hình trong văn bản:
- Để vẽ ta cần bật thanh công cụ vẽ Drawing bằng lệnh View/ Toolbars/Drawing
- Lựa chọn các hình để vẽ như: đường thẳng, mũi tên, hình chữ nhật.
1. Lựa chọn các đối tượng đã vẽ:
- Lựa chọn 1 đối tượng vẽ: Nháy trái chuột vào hình đã vẽ khi đó đối tượng đã chọn được đánh dấu bởi 8 nút hình vuông nhỏ ở xung quanh.
- Lựa chọn nhiều đối tượng: ấn phím Shift trên bàn phím đồng thời nháy trái chuột vào các đối tượng. 
VI. Định số cột cho văn bản
 Là trình bày kiểu trang báo có thể chia thành nhiều cột trong một trang
- Vào Format/Columns xuất hiện hộp thoại bao gồm các mục sau:
+ Mục Presets: cớ các khả năng lựa chọn kiểu trình bày trang: One (trở lại một cột), Two (hai cột), Three(ba cột), Left và Right (hai cột nhưng một cột rộng một cột hẹp).
+ Mục Number of columns: gõ số cột vào
+ Mục Width and spacing: xác định độ rộng từng cột và khoảng cách của cột tới cột tiếp theo
+ Mục Equal columns width: nếu được đánh dấu thì độ rộng các cột bằng nhau.
+ Mục Line between: nếu được đánh dấu các cột sẽ có đường kẻ dọc ở giữa
+ Mục Appy to: xác định phạm vi văn bản được trình bày trên nhiều cột nếu chọn: Whole Document (toàn văn bản), chọn This Point Forward (từ vị trí con trỏ trở đi), chọn Selected Section (các phần văn bản được lựa chọn), chọn Selected Text (văn bản được lựa chọn).
VII. Tạo chữ cái lớn đầu dòng
- Chọn chữ cái hoặc đoạn văn cần tạo
- Vào Format/Drop Cap xuất hiện hộp thoại bao gồm các mục:
+ Mục Position chọn none: chữ bình thường, chọn Dropped hoặc Margin: chữ lớn đầu dòng
+ Mục Font để bạn chọn kiểu phông chữ
+ Mục Lines to drop: số dòng văn bản cần chừa cho chữ cái
+ Mục Distance from text: khoảng cách của văn bản so với chữ cái lớn
Ví dụ:
Q
uê hương là chùm khế ngọt
Cho conchèo hái mỗi ngày
 Quê hương là con đò nhỏ
 Tuổi thơ ta đã trải qua
Tiết 5- 8: Bài thực hành số 1: Thực hành các nội dung tiết 1,2
Thực hành các thao tác trong bảng: Chèn bảng mới vào văn bản, chọn ô, hàng cột trong bảng, chèn thêm các hàng, cột vào bảng, gộp tách các ô, thay đổi hướng viết văn bản của ô.
Ví dụ: chèn bảng như sau vào đoạn văn bản
STT
Họ và tên
Điểm thi
Điểm cộng
Tổng điểm
Văn
Toán
1
Nguyễn Hoàng Lâm
8
8
0
2
Phạm Hải Hà
6
9
1
3
Hoàng Minh Anh
7
7
2
4
Trần Đình Bình
9
8
0
5
Nguyễn Thị Hà
10
9
2
6
Phạm Thu Trang
8
8
0
Đưa nút Equation ra ngoài.Chèn công thức toán học vào văn bản:
Phân tích đa thức thành nhân tử: 
Nhôm và kẽm tan trong dung dịch kiềm:
Cho hàm số: F(x)=
Tiết 9-12: Tìm kiếm và thay thế, đặt gõ tắt, định dạng đường dẫn khi lưu văn bản, một số chức năng trong Options của Menu Tool
I. Tìm kiếm và thay thế
a. Tìm kiếm:
	ý nghĩa để tìm các ký thự hoặc các chuỗi ký tự trong văn bản
- Vào Edit/Find sẽ xuất hiện hộp thoại và chọn lớp Find(phin đờ)
- Bạn chọn mục Find what (phin goát) gõ chuỗi ký tự cần tìm vào
- Nháy chuột vào Find Next để tìm chuỗi ký tự cần tìm đầu tiên sau đó nháy tiếp vào Find Next nếu muốn tìm tiếp. Nháy chuột vào Cancel(can sồ) để ngắt không tìm tiếp.
Chú ý: nếu muốn thêm một số thông tin để tìm kiếm bạn nháy vào More để lựa chọn tiếp
b. Tìm kiếm và thay thế xâu ký tự:
 ý nghĩa để tìm các ký tự và chuỗi các ký tự sau đó thay thế bởi các ký tự hoặc chuỗi ký tự khác
- Vào Edit/ Find sẽ xuất hiện hộp thoại và chọn lớp Replace
+ Trong mục Find what bạn gõ chuỗi ký tự cần thay thế
+ Trong mục Replace with bạn gõ chuỗi ký tự thay thế 
- Chọn Replace nếu muốn thay thế tuần tự 
- Chọn Replace all nếu muốn thay thế hàng loạt
- Chọn Cacel nếu muốn ngừng thay thế
II. Đặt gõ tắt:
	Để cài đặt các chế độ tự động bạn vào Tools/ Autocorect(au tu co rếc) xuất hiện hộp thoại và bao gồm các lớp:
- Lớp Autocorrect: Bạn đánh dấu kiểm vào mục Replace text as you type thì sẽ tự động thay thế hay cho phép ta gõ tắt.
+ Mục Replace bạn gõ chữ tắt vào đó (ví dụ bạn gõ chữ vn)
+ Mục With bạn gõ dạng đúng của từ bạn muốn viết tắt (ví dụ Việt Nam)
- Sau đó bạn nháy vào mục Add
- Từ đó trở đi khi bạn gõ chữ vn và bấm phím cách thì chữ đó sẽ chuyển thành chữ Việt Nam.
Chú ý: nếu hủy bỏ chế độ gõ tắt bạn không đánh dấu kiểm vào mục Replace text as you type 
III. Định dạng đường dẫn khi lưu văn bản
- Để lưu văn bản bạn vào File/ Save sẽ xuất hiện hộp thoại
- Trong mục Save in bạn nháy vào mũi tên nhỏ để chọn đường dẫn và lưu văn bản vào đó
- Bạn gõ tên muốn lưu văn bản vào trong mục File name rồi nhấn Save.
Ví dụ: Bạn muốn lưu file có tên Khoi8 trong ổ C thì bạn nháy vào mũi tên nhỏ trong mục Save in rồi tìm ổ C và nháy trái chuột vào ổ C, sau đó bạn gõ tên file là Khoi8 vào mục File name. Cuối cùng bạn nháy chuột vào Save.
IV. Một số chức năng trong Options của Menu Tools
- Bạn vào Tools/ Options sẽ xuất hiện hộp thoại gồm nhiều lớp khác nhau
1. Spelling & Grammar(se ling gem mờ): chính tả và ngữ pháp bao gồm các mục như:
+ Check spelling as you type: Kiểm tra chính tả khi bạn gõ 
+ Igonne words in UPPER CASE: lờ đi những từ viết hoa
+ Check grammar as you type: kiểm tra ngữ pháp khi bạn gõ 
2. Save (sây): Lưu, ghi bao gồm các mục
+ Allow fast saves(ơ lao phát sây vờ): cho phép lưu nhanh	
+ Allow background save: cho phép lưu ở thứ cấp (lưu tiếp ở những lần sau).
+ Save AutoRecover info every: lưu thông tin phục hồi tự động mỗi..phút (chọn số phút để máy tự động lưu văn bản)
3. View(viêu): Nhìn
+ Status bar(sờ tây tồ): thanh trạng thái
+ Horizontal scroll bar(ho ri rôn tồ sờ co ba): thanh cuộn ngang
+ Vertical scroll bar(vớt ti cồ sờ co ba): thanh cuộn dọc
+ Drawings (đờ rô inh): vẽ
4. General(gen nồ): Chung
+ Recently used file list(ri sừn li iu phai lít): Danh sách tệp tin dùng gần đây
+ Measurement units ... thực hiện được trên máy tính, nó cần phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng chương trình mà ta gọi là chương trình dịch.
IV. Ngôn ngữ bậc cao
 Hợp ngữ là một ngôn ngữ khá thuận lợi cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng chưa thật thích hợp với đông đảo người lập trình.
 Từ đầu thập kỉ năm mươi, người ta xây dựng ngôn ngữ lập trình bậc cao trong đó các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể. Cũng như đối với hợp ngữ , mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cần có một chương trình để dịch nó sang ngôn ngữ máy.
 Ngôn ngữ bậc cao đầu tiên phải kể tới đó là ngôn ngữ FORTRAN dùng để giải các bài toán về khoa học và kỹ thuật vì ngôn ngữ này có một thư viện chương trình mẫu khá lớn. Tiếp theo là sự ra đời của ngôn ngữ bậc cao khác như COBOL (1959), BASIC (1965). Và hiện nay các ngôn ngữ lập trình bậc cao hay được sử dụng như: PASCAL (1971), C, JAVA. Với nhiều phiên bản khác nhau.
Tiết 49,50: Giải bài toán trên máy tính (xác định bài toán, xây dựng thuật toán, viết chương trình , chạy thử, hiệu chỉnh)
 Máy tính là một công cụ đắc lực để giải các bài toán. Vậy để giải một bài toán trên máy tính được thực hiện như thé nào?
 Việc giải một bài toán được tiến hành qua 5 bước: Xác định bài toán, xây dựng thuật toán, viết chương trình, chạy thử, hiệu chỉnh).
I. Xác định bài toán
 Như đã trình bày mỗi bài toán được đặc tả bởi 2 thành phần: Input và Output. Việc xác định bài toán chính là xác định rõ hai thành phần Input và Output. Các thông tin đó cần được nghiên cứu cẩn thận để có thể lựa chọn cấu trúc dữ liệu, thuật toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp.
II. Lựa chọn và xây dựng thuật toán
 1. Lựa chọn thuật toán:
 Khâu quan trọng để giải một bài toán là xây dựng một thuật toán.
 Mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán nào đó, nhưng có thể có nhiều thuật toán khác nhau cùng giải một bài toán. Cần phải chọn một thuật toán tốt để giải bài toán đó.
 Vậy như thế nào gọi là một thuật toán tốt?
 Khi máy tính thực hiện một chương trình cần phải cung cấp cho chương trình đó các tài nguyên như giờ CPU, số lượng ô nhớSố lượng các tài nguyên cần dùng thể hiện độ phức tạp của thuật toán. Thuật toán được xem là thuật toán tốt nếu chương trình sử dụng ít tài nguyên. Trong các loại tài nguyên người ta quan tâm nhiều nhaat đến thời gian vì đó là dạng tài nguyên không tái tạo được
 2. Diễn tả thuật toán:
 Thường sử dụng 2 cách để diễn tả thuật toán là cách liệt kê và cách dùng sơ đồ khối.
3. Viết chương trình.
 Việc viết chương trình là tổng hợp hữu cơ giữa việc lựa chọn cấu trúc dữ liệu và ngôn ngữ lập trình để diễn tả thuật toán.
 Khi viết chương trình ta có thể chọn một trong các loại ngôn ngữ lập trình như chọn một ngôn ngữ bậc cao, hoặc hợp ngữ, ngôn ngữ máy, hoặc một phần mềm chuyên dụng thích hợp với thuật toán đã lựa chọn.
Ví dụ: Bài toán tìm số lớn nhất của 2 số a và b dùng ngôn ngữ lập trình PASCAL (ngôn ngữ lập trình bậc cao)để giải thì chương trình được viết như sau:
 Program TimMax;
 Var
 a, b, max:integer;
 Begin
 Write(‘Cho 2 so : ‘);
 Readln(a,b);
 Max:=a;
 If max<b then Max:=b;
 Write(max);
 Readln;
 END.
 4. Hiệu chỉnh
 Sau khi chương trình được viết xong, ta cần phải thử chương trình bằng cách thực hiện nó với một số bộ Input tiêu biểu. Nếu có sai sót, ta phải sửa chương trình rồi thử lại. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh.
5. Viết tài liệu
 Cần thiết phải mô tả chi tiết toàn bộ bài toán, thuật toán, chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng. Tài liệu này rất có ích cho người sử dụng chương trình và cho việc đề xuất những khả năng hoàn thiện chương trình thêm.
Tiết 51-54: Bài tập: Cho học sinh xây dựng quy trình chi tiết để giải bài toán trên máy tính với các bài toán mô phỏng ở tiết 21,22,23.
Bài toán:
Bài toán tính tổng của 2 số, 3 số, n số (một dãy)
Tính tổng của dãy: 
Tìm UCLN của 2 số
Tìm Min, Max của 2 số, 3 số
Tiết 60: Kiểm tra 1 tiết
Tiết 61-62: Phần mềm máy tính: Khái niệm, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng
I. Khái niệm
 Sản phẩm chính thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán sẽ là cách tổ chức dữ liệu, chương trình và tài liệu. Chương trình đó có thể dùng để giải bài toán với nhiều bộ dữ liệu khác nhau. Một chương trình như vậy có thể coi là một phần mềm máy tính.
I. Phần mềm hệ thống
 Có những chương trình phải thường trực trong máy để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong mọi thời điểm của cả quá trình hoạt động của máy. Các chương trình như vậy trở thành môi trường làm việc cho các phần mềm khác và chúng được gọi là phần mềm hệ thống.
 Ví dụ: Hệ điều hành có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm việc. Đó là phần mềm hệ thống quan trọng nhất.
2. Phần mềm ứng dụng:
 Rất nhiều phần mềm máy tính được viết để giúp giải quyết các công việc hàng ngày hày hoạt động nghiệp vụ như soạn thảo văn bản, quản lý học sinh, lập thời khóa biểu, quản lý chi tiêu, quản lý tiền điện thoại của Bưu điện. Những phần mềm như vậy gọi là phần mềm ứng dụng.
 Có những phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung hàng ngày của nhiều người chứ không phải một người hay một tổ chức cụ thể nào. Ví dụ: các phần mềm soạn thảo văn bản (Microsoft), phần mềm thiết kế bản vẽ (AutoCad), phần mềm tra cứu Internet, phần mềm nghe nhạc. Phần mềm loại này được viết rất hoàn chỉnh, người sử dụng chỉ cần mua về và cài đặt lên máy của mình, thiết lập các chế độ phù hợp là có thể dùng được. Những phần mềm như vậy gọi là phần mềm đóng gói.
 Để hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm phần mềm, người ta lại dùng chính các phần mềm khác gọi là phần mềm công cụ. Các phần mềm hỗ trợ tổ chức tài liệu, phát hiện lỗi lập trình và sửa lỗi là các phần mềm công cụ. Do các phần mềm công cụ này được dùng với mục đích phát triển phần mềm nên gọi là phần mềm phát triển.
 Có một phần mềm ứng dụng chuyên trợ giúp cho ta khi làm việc với máy tính, nhằm nâng cao hiệu quả công việc gọi là phần mềm tiện ích. Ví dụ: phần mềm sao chép dữ liệu, sửa chữa một đĩa bị hỏng, kết nối hai máy tính với nhau, tìm và diệt virus.
Tiết 63-65: Giới thiệu một số phần mềm: Phần mềm học tập (vẽ hình toán, thí nghiệm ảo.), phần mềm vẽ hình Paint, phần mềm diệt virus
I. Phần mềm vẽ hình PAINT
 Paint là một công cụ cho phéo tạo và hiệu chỉnh các hình ảnh đồ họa
1. Khởi động:
- Vào Start/Programs/Accessories/Paint
2. Các bước chung để tạo một bức vẽ
- Chọn công cụ vẽ: nháy vào nút. Hình vẽ trên nút mô tả công cụ của nút, song nếu không biết chính xác hãy để con trỏ lên nút đó một lát thì tên nút đó bằng tiếng Anh sẽ xuất hiện.
- Chọn độ rộng đường, kiểu bút lông hay loại hình chữ nhật từ nhóm các lựa chọn phía dưới hộp công cụ.
- Chọn màu mặt tiền: nháy nút trái chuột lên màu cần chọn trong hộp màu
- Chọn màu mặt hậu: nháy nút phải chuột vào màu cần chọn trong hộp màu
- Tiến hành vẽ. Trong khi vẽ nếu dùng nút trái chuột sẽ lấy màu mặt tiền, dùng nút phải chuột sẽ lấy màu mặt hậu. Muốn hủy những gì vừa vẽ vào Edit/Undo.
- Ghi một bức vẽ: vào File/ Save hoặc File/Save As
II. Phần mềm diệt virus
 Là phần mềm dùng để diệt virus có trong máy như BKAV 2002, BKAV 2006,Norton Antivirus, D32.
Giới thiệu phần mềm diệt virus BKAV 2006:
- Trước tiên bạn cài đặt phần mềm vào máy (Có thể đưa biểu tượng ra màn hình Desktop)
- Mở chương trình BKAV 2006 như mở các chương trình khác. Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình Desstop (nếu có) hoặc bạn vào Start/Programs/BKAV 2006 và sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại:
+ Trong lớp Tùy chọn bạn có thể chọn ổ đĩa để diệt,chọn kiểu file để diệt, hoặc một số lựa chọn khác nữa.
+ Lớp Nhật ký cho bạn biết thời gian diệt virus, tổng số file đã diệt, số file bị nhiễm và số file đã diệt được.
+ Lớp Lịch quét cho bạn lựa chọn có thể quét hàng ngày, hàng tuần,hàng tháng, không định kỳ
+ Virus List: danh sách virus bị nhiễm
- Sau khi lựa chọn rồi nếu muốn quét virus thì bạn chọn mục Quét, nếu không muốn quét nữa thì bạn chọn mục Thoát.
Tiết 66-68: Ôn tập học kỳ II
Khái niệm bài toán, thuật toán
Các cách trình bày thuật toán thương dùng
Bài tập: trình bày thuật toán tìm UCLN, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số, cộng trừ, nhân, chia phân số.
Khái niệm ngôn ngữ lập trình
Các loại ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, Hợp ngữ, Ngôn ngữ bậc cao
Quy trình xây dựng bài toán trên máy tính
Khái niệm phần mềm máy tính, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng
Bài thực hành tổng hợp 1
Câu 1: Thực hiện trên Word:
Tạo biểu mẫu sau:
STT
Họ
Tên Đệm
Ngày sinh
Phái
Nơi Sinh
Điểm
1
Trần Thị
Hoa
20/11/1995
Nữ
Tam Hồng
7
2
Vũ Mạnh
Cường
04/05/1995
Nam
Tam Hồng
9
3
Trần Văn
Dược
05/12/1996
Nam
Nguyệt Đức
8
4
Hoàng Quỳnh
An
27/05/1996
Nữ
Minh Tân
8
5
Dương Vũ
Hà
15/12/1995
Nam
Minh Tân
5
6
Nguyễn Thị
Thu
20/11/1995
Nữ
Tề Lỗ
9
7
Lê Văn
Tám
06/08/1996
nam
Tam Hồng
10
- Sắp xếp tên theo thứ tự ABCD.(tăng dần): Đưa con trỏ vào bảng vào Table/ Sort hiện hộp thoại và bạn chọn sắp xếp theo cột thứ mấy Column 1,Columns 2..ở trong mục Sort by. Xong chọn OK.
+ Ascending: Sắp xếp theo chiều tăng
+ Descending: Sắp xếp theo chiều giảm dần
- Lưu lại bảng với tên của mình
Câu 2: Thực hiện trên Excel:
Lập bảng sau và tính toán theo yêu cầu rồi lưu với tên cau2
STT
Họ tên
Mức lương
Chức vụ
Ngày công
Thu nhập
Tạm ứng
Còn lại
1
Nguyễn Bình
20000
NV
24
2
Lê Hằng
18000
NV
24
3
Mai Trung
22000
PP
25
4
Thu Hà
30000
PP
24
5
Hà Mỹ
19000
NV
23
6
Trần Hiếu
37000
TP
26
Yêu cầu tính: - Thu nhập = mức lương * Ngày công
Tạm ứng = 1/2 thu nhập
Còn lại = thu nhập – tạm ứng
Bài thực hành tổng hợp 2
 Câu 1: Sử dụng chương trình Microsoft Excel thực hiện bảng tính sau:
Bảng điểm
STT
Họ và tên
Điểm thi
Điểm cộng
Tổng điểm
Văn
Toán
1
2
3
4
5
6
Điểm Văn,Toán cao nhất
Điểm trung bình Văn, Toán
Câu 2: Dùng chương trình soạn thảo Microsoft Word để thực hiện:
 Sử dụng công cụ vẽ Drawing để vẽ cây thư mục sau:
 Trường THCS Tề Lỗ
Khối 7
Khối 8
Khối 9
8A1
7A3
7A2
7A1
9A1
9A2
9A3
8A2
Bài thực hành tổng hợp 3
Câu 1: Dùng Microsoft Word để soạn thảo theo mẫu sau:
Phòng bán vé FPT luôn cung cấp các dịch vụ hoàn hảo cho quý khách
FPT Co Seles agent is always ready to supply services for customers
Bán vé máy bay chuyến nội địa và Quốc tế
Đặt giữ chỗ qua điện thoại và Fax.
Giao vé máy bay tận nơi miễn phí
Thanh toán tiện lợi
Có quà tặng lưu niệm cho quý khác
Sales air tickets of inbound and outbound flights.
Spce recervation through telephone and fax machine
Deliver air tickets at your address without any free
Convenient payment
Presents and souvernir for customers.

Tài liệu đính kèm:

  • doctin Khoi 8.doc