PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đặc điểm của một số thể loại
a) Thơ lục bát
(Bài ca Côn Sơn – Văn bản dịch, Rằm tháng Giêng – Văn bản dịch)
- Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam, là thể thơ thuần Việt Nam.
- Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu 6 và một câu 8 tiếng được diễn giải như sau:
+/ Số câu thơ lục bát không hạn định, bài thơ lục bát ngắn nhất cũng phải gồm 1 cặp lục bát.
+/ Số tiếng: 1 câu 6 và 1 câu 8
+/ Vần:Chủ yếu là vần bằng, vần lưng và vần chân: Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8, tiếng thứ 8 của câu 8 vần với tiếng thứ 6 của câu 6, cứ như thế cho đến hết bài. Đôi khi để nhấn mạnh vào một tình cảm, cảm xúc hoặc một ý định nào đó, người viết có thể làm sai luật:
Ví dụ: Tò vò mày nuôi con nhện
Về sau nó lớn, nó quện nhau đi
(Ở đây gieo vần trắc.)
PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đặc điểm của một số thể loại a) Thơ lục bát (Bài ca Côn Sơn – Văn bản dịch, Rằm tháng Giêng – Văn bản dịch) - Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam, là thể thơ thuần Việt Nam. - Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu 6 và một câu 8 tiếng được diễn giải như sau: +/ Số câu thơ lục bát không hạn định, bài thơ lục bát ngắn nhất cũng phải gồm 1 cặp lục bát. +/ Số tiếng: 1 câu 6 và 1 câu 8 +/ Vần:Chủ yếu là vần bằng, vần lưng và vần chân: Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8, tiếng thứ 8 của câu 8 vần với tiếng thứ 6 của câu 6, cứ như thế cho đến hết bài. Đôi khi để nhấn mạnh vào một tình cảm, cảm xúc hoặc một ý định nào đó, người viết có thể làm sai luật: Ví dụ: Tò vò mày nuôi con nhện Về sau nó lớn, nó quện nhau đi (Ở đây gieo vần trắc.) +/ Luật bằng trắc: Các tiếng lẻ tự do Các tiếng chẵn theo luật:Nhất tam ngũ bất luận, Nhị tứ lục phân minh 2 B B 4 T T 6 B B 8 B Lưu ý: Các tiếng thứ 6 và thứ 8 trong câu bát đều là vần bằng nhưng không được trùng dấu. +/ Nhịp: Có thể là những nhịp sau: Với câu 6: 2/2/2; 2/4; 4/2; 3/3 Với câu 8: 2/2/2/2; 4/4; 2/4/2 Phổ biến nhất là nhịp chẵn Ghi nhớ: Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Câu 6 - B - T - BV - B Câu 8 - B - T - BV - BV b) Thơ thất ngôn bát cú Đường luật (Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà) Là thể thơ học tập từ Thơ Đường – Trung Quốc. - Thất ngôn tứ tuyệt gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. - Có gieo vần ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 ( Tức là 4 câu giữa). - Luật bằng trắc: Nhất – tam – ngũ bất luận; Nhị tứ lục phân minh - Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. c) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, Ngũ ngôn tứ tuyệt (Phò giá về kinh, Sông núi nước Nam, Bánh trôi nước, Cảnh khuya) - Thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, Ngũ ngôn tứ tuyệt gồm 4 câu, mỗi câu 5 tiếng. - Vần chân cuối tiếng thứ bảy các câu 1 – 2 – 4 có thể là vần bằng hoặc vần trắc. - Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 với thơ Thất ngôn; 2/3 hoặc 3/2 với thơ ngũ ngôn. d) Tuỳ bút (Một thứ quà của lúa non, Mùa xuân của tôi, Sài Gòn tôi yêu) Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi, thuộc loại Kí, thường ghi chép những hình ảnh sự việc, câu chuyện có thật nhà văn quan sát được, chứng kiến được. Tuỳ bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước những vấn đề đời sống. Do đó Tuỳ bút đậm chất chủ quan, đậm chất trữ tình. Tuỳ bút được coi là những bài thơ bằng văn xuôi. Nhưng đôi khi nó có xen các yếu tố tự luận, triết lí. Tuỳ bút thường không có cốt truyện như truyện ngắn, giàu tính biểu cảm, gần với thơ. Lời văn Tuỳ bút thấm đẫm cảm xúc, khá tự do, phóng khoáng theo dòng mạch cảm xúc của tác giả. 2. Những vấn đề chính cần lưu ý trong các tác phẩm TT T ÊN TP N ỘI DUNG CH ÍNH CHÚ Ý 1 NAM QUỐC SƠN HÀ (LÍ THƯỜNG KIỆT) Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép, bài thơ là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Chú ý phân tích các từ sau đây: +/ Quốc khẳng định nước ta là một nước độc lập chứ không phải một quận huyện của Trung Quốc như chúng vẫn quan niệm. +/ Đế Trung Quốc vẫn tự xưng mình là Đế, tác giả dùng từ này mà không phải từ dân là có hai dụng ý: Khẳng định nước ta cũng có Đế, tư tưởng đề cao Vua trong thời phong kiến. +/ Thiên thư: Sách trời không phải do người Việt viết mà là người Trung Hoa tự đặt ra. Ranh giới của nước ta đã được định sẵn trong sách trời, trong kinh của Nguyên Thuỷ Thiên Tôn nghĩa là đã được công nhận chủ quyền. +/ Câu cuối không chỉ khẳng định quyết tâm của quân ta mà còn một lần nữa khẳng định lại chân lí đã được định sẵn. +/ Bài thơ với giọng đanh thép, lời thơ chắc chắn, rõ ràng còn đánh thẳng vào tâm lí quân giặc. 2 PHÒ GIÁ VỀ KINH (TRẦN QUANG KHẢI) Với cách diễn đạt cô đọng, hàm súc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ thể hiện rõ hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. Chú ý: - Cách nhà thơ dẫn các chiến thẳng không theo trật tự thời gian, đó là hai chiến thắng vang dội, tiêu biểu của quân dân nhà Trần góp phần xoay chuyển thế trận. Hai câu thơ hàm chứa biết bao vui mừng,phấn chấn của vị tướng mưu lược - Lời động viên xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Đó là phương châm chiến lược, sách lược lâu dài để dựng nước và giữ nước của cha ông ta. 3 BÀI CA CÔN SƠN (NGUYỄN TRÃI) Với hình ảnh nhân vật Ta giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn nên thơ hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính N Trãi. Chú ý: - Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả chủ yếu qua các câu 6 của đoạn thơ. Phân tích cách so sánh của tác giả với Hồ Chí Minh - Phân tích được tâm trạng, hình ảnh của nhân vật Ta để thấy được sự giao hoà của thiên nhiên và con người, thấy được hình ảnh của một nhà hiền triết, một nhà Nho đang thả hồn mình hoà cùng thiên nhiên, thể hiện tâm thế nhàn của một người đang lánh đục về trong, lấy thiên nhiên làm bạn. 4 BÁNH TRÔI N ƯỚC (HỒ XUÂN HƯƠNG) Với ngôn ngữ bình dị và cách thể hiện độc đáo cho thấy HXH rất trân trọng vẻ đẹp phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt ngày xưa, vừa thương cảm sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. Chú ý: - Nghĩa đen của tác phẩm - Nghĩa bóng chỉ những người phụ nữ, cần tập trung vào các từ sau: +/ Thân em: là môtip quen thuộc của ca dao, nhưng ở đây HXH muốn ca ngợi chứ không dùng để gợi ra thân phận như trong ca dao. Cặp từ vừa - vừa. +/ Thành ngữ Bảy nổi ba chìm: nhấn mạnh số phận chìm nổi của người phụ nữ +/ Rắn – nát, mặc dầu: người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình, họ phải kệ cho cuộc đời đưa đẩy (Dẫn ca dao có mở đầu bằng Thân em). +/ Phân tích chữ mà, vẫn, tấm lòng son để thấy được phẩm chất cao quý của người phụ nữ, luôn giữ mình trong sạch, như đoá sen thơm ngát giữa đầm lầy. 5 QUA ĐÈO NGANG (BÀ HUYỆN THANH QUAN) Với phong cách trang nhã, cổ điển mang đậm chất Đường Thi, bài thơ vẽ lên cảnh tượng đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. Chú ý: * Về cái heo hút của cảnh để làm bật lên nỗi sầu của tâm trạng: +/ Thời gian được miêu tả: bóng xế tà gợi buồn. Bóng chiều buồn đã trở thành ám ảnh trong thơ ca nói chung và trong thơ BHTQ nói riêng. +/Cảnh tượng: - Cây cối, núi đá um tùm, chen chúc. Phân tích điệp từ chen. Nhưng nó không gợi lên sự trù phú mà gợi lên sự hoang vắng, hoang sơ - Có sự xuất hiện của con người nhưng chỉ là dấu hiệu, không phải là một cuộc sống có hơi ấm. Phân tích từ lom khom, lác đác được đặt đầu câu và biện pháp nghệ thuật đảo ngữ. - Trời, non, nước gợi ra cái bao la, mênh mông của cảnh đối lập với tâm trạng cô đơn của người lữ thứ. * Tâm trạng của tác giả: Chú ý phân tích các từ ngữ sau: - Bước tới: thể hiện phong thái ung dung của một nữ sĩ. - Các từ ngữ thể hiện trực tiếp tâm trạng: nhớ, đau lòng, thương, mỏi miệng. Đó là nỗi hoài cổ, niềm thương về một quá khứ vàng son đã qua của dân tộc. - Giữa cảnh núi đồi đèo Ngang heo hút như thế, nữ sĩ dừng chân đứng lại. Hành động đó nhấn mạnh thêm nỗi cô đơn trong lòng người: Một mảnh tình riêng ta với ta”. Câu thơ cứ trải mãi ra cái nỗi lòng! Phân tích các từ một, mảnh, riêng, ta với ta. So sánh với cụm ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến. * Nên phân tích tâm trạng và cảnh vật lồng nhau để thấy hết được nỗi lòng của tác giả. Ở đây dường như có sử dụng biện pháp nghệ thuật đòn bẩy. 6 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (NGUYỄN KHUYẾN) Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết “Bác đến chơi đây ta với ta”, nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà thắm thiết. Phân tích được tình bạn của Nguyễn Khuyễn thể hiện một cách độc đáo. - Câu thơ đầu tiên thể hiện niềm vui, niềm hân hoan khi bạn đến chơi, đón bạn như một vị khách quý. - Nhưng 6 câu thơ tiếp theo, tác giả vẽ ra một tình huống thật trớ trêu: muốn tiếp bạn rất nhiều thứ, mà quả thật nhà cũng có nhiều món đãi bạn nhưng ngặt một điều, có thứ chưa dùng được, có thứ hai ông bạn già không thể làm được - Nói như vậy không có nghĩa là không có gì tiếp bạn, vẫn có một thứ vô cùng quý giá, đó là tấm lòng thi sĩ, đó là cái vui thú uống nước suông và cùng đàm đạo thơ ca, việc đời. 7 CẢNH KHUYA Hai bài thơ miêu tả trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ. Có nhiều hình ảnh thiên nhiên đép, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên. Ở bài Cảnh khuya cần chú ý: - hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên: tiếng suối trong, trăng => Cảnh khuya được vẽ lên như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (Chú ý cách so sánh, sử dụng điệp từ lồngcho một đối tượng. Và chính tác giả đã kết luận: Cảnh khuya như vẽ -Tâm trạng của con người: Người chưa ngủ gắn liền với cái đẹp của cảnh khiến chúng ta dễ lầm tưởng. Cũng có phần người chưa ngủ vì cảnh quá nên thơ. Song lí do quan trọng hơn, gắn với một tình cảm thiêng liêng – Lòng yêu nước. Đó là tấc lòng của một vị lãnh tụ suốt đời vì dân - nước. Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc, Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh 8 RẰM THÁNG GIÊNG Rằm tháng giêng: - Chú ý cách miêu tả trăng của tác giả: nguyệt chính viên. - Phân tích từ xuân trong nguyên tác để thấy được không khí mùa xuân bao trùm lên không gian; và thấy được phần chưa hoàn thiện của bản dịch thơ. - Câu 3 vẽ lên không khí mờ ảo huyền hồ của đêm rừng Việt Bắc (yên ba thâm xứ) và hé cho người đọc cái không khí của thời đại, không khí hội họp, luận bàn việc quân. => Đây không phải cuộc du ngoạn của những ẩn sĩ nhàn tản, lánh đời. - Câu kết sáng ngời, tràn trề, lai láng ánh trăng. Câu thơ gợi nhớ câu thơ của Trương Kế trong Phong Kiều dạ bạc: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Nhưng câu thơ của Bác không có cái u buồn trầm mặc mà ngân lên bát ngát, cao vợi ánh trăng và lòng người ung dung, tự tin vào ý Đảng, lòng dân. Hình ảnh nguyệt mãn thuyền là hình ảnh ảo, nó như được nối tiếp từ mạch thơ Nguyễn Trãi “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then” và từ Nguyễn Công Trứ “Gió trăng chất một thuyền đầy, Của kho vô hạn biết ngày nào vơi”. 9 TIẾNG GÀ TRƯA (XUÂN QUỲNH) Tiếng gà trưa đã khơi gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ làm theo thể 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị chân thực. - Bắt nguồn từ một sự việc rất nhỏ (nghe thấy tiếng gà), mạch cảm xúc của nhà thơ được triển khai, những kỉ niệm tự nhiên ùa về. Chú ý phân tích tác dụng của tiếng gà và điệp từ nghe, này trong khổ thơ thứ nhất. - Khổ 2 là kỉ niệm về những tháng ngày tuổi thơ. - Khổ 3,4,5,6 là những kỉ niệm về bà với những tình cảm thương yêu tha thiết. Ở đây, chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình đã hoà làm một, khiến cho cảm xúc càng trở nên chân thực. Phân tích được yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả đan xen, hoà quyện trong các khổ thơ. - Phân tích điệp ngữ tiếng gà trưa là mạch cảm xúc đồng thời là mạch liên kết tác phẩm, được đặt làm nhan đề. - Khổ 7, 8: giấc ngủ hồng sắc trứng và Ổ trứng hồng tuổi thơ là hai hình ảnh kết thúc bài thơ - những hình ảnh đẹp mang nhiều ý nghĩa. Đó là ước mơ tuổi thơ đi vào giấc ngủ, ước mơ. Đó là hạnh phúc nhỏ bé mà trong lành của trẻ thơ. Đó cũng là lí do và mục đích cao cả để chúng ta chiến đấu, hi sinh. => Từ tình cảm của tuổi thơ đến tình cảm với gia đình đã nhân lên thành tình yêu Tổ quốc. 10 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (THẠCH LAM) Bằng ngòi bút tinh tế nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc: cốm. “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” PHẦN 2: TIẾNG VIỆT BẢNG PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT STT TT ĐỊNH NGHĨA ĐẶC ĐIỂM NGHĨA CỦA TỪ 1 TỪ GHÉP Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên. Có hai loại từ ghép: - Ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước. Ví dụ: Cây hoa, con gà, bánh bao - Ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân chính phụ). Ví dụ: sách vở, xây dựng, bố mẹ - Ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Ví dụ: Bánh bèo Bánh là tiếng chính chỉ chung các loại bánh; bánh bèo chỉ là tên một loại bánh của miền Nam. - Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ khái quát hơn nghĩa của các từ tạo nên nó. Ví dụ: Quần áo là hợp nghĩa của quần và áo 2 TỪ LÁY Là từ được tạo ra theo phương thức láy, là phương thức tác động vào một tiếng cơ sở làm xuất hiện tiếng thứ sinh Có hai loại từ láy: - Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hoà về âm thanh. Ví dụ: xinh xinh, đèm đẹp, - Láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Ví dụ:rung rinh, lóng ngóng, ngơ ngẩn Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các ttiếng. - Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như: +/ Nghĩa khái quát: chim chóc, người người, ngày ngày +/ Nghĩa sắc thái hoá: xa xôi, xa xăm +/ Thu hẹp phạm vi biểu vật của sự vật: Bối rối, ngỡ ngàng +/ Đem lại những ấn tượng cảm giác thuộc các giác quan khác nhau: vắt vẻo, lom khom 3 TỪ HÁN VIỆT Từ Hán Việt được cấu tạo từ các yếu tố HV. Phần lớn các yếu tố không dùng độc lập như từ mà chỉ để tạo từ ghép. NHiều yếu tố HV đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. Cũng gồm hai loại: ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Trật tự của các yếu tố trong ghép chính phụ: - Có trường hợp giống ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước. Ví dụ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng... - Có trường hợp ngược lại: thiên thư, thạch mã, tái phạm Những sắc thái tu từ của từ HV là: - Gợi sắc thái tao nhã: Tiểu tiện, thổ huyết, hoả hoạn, viêm họng - Gợi sắc thái trang trọng: phụ nữ, thiếu nhi, công nhân - Sắc thái khái quát: tự do, hạnh phúc, kháng chiến, - Sắc thái cổ: tịch dương, lệnh nữ, hiền muội, tiểu đệ 4 QUAN HỆ TỪ QHT dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quảgiữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. - là những từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ. - Không đảm nhiệm vai trò thành tố chính hoặc phụ của cụm từ mà chỉ thể hiện chức năng liên kết. - Không đảm nhiệm vai trò của thành phần câu. Chú ý: - Khi nói hoặc viết phải chú ý có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ, cũng có trường hợp không bắt buộc, cần sử dụng cho đúng. - Khi sử dụng cần tránh các lỗi sau: thiếu quan hệ từ, thừa quan hệ từ, dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa, dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết. 2. TỪ TIẾNG VIỆT PHÂN LOẠI THEO NGHĨA 2.1. TỪ ĐỒNG NGHĨA - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có 2 loại từ ĐN: ĐN hoàn toàn và không hoàn toàn. - Kh ông ph ải bao gi ờ c ác từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa để thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. Ví dụ: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, có đoạn viết: Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân +/ Phân tích cách dùng các từ dòng, kết, tràng của nhà thơ. +/ Các từ đồng nghĩa với các từ đó là: Dòng, đoàn, bọn, lũ, tốp, nhóm, đám Kết, bó, buộc, Tràng, bó, đoá, chùm, nhành, 2.2. TỪ TRÁI NGHĨA - Là những từ có nghĩa trái ngược nhau - Từ trái nghĩa dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động. Ví dụ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối 2.3. THÀNH NGỮ Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ. Thành ngữ ngắn gọn hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. Ví dụ: Khố rách áo ôm, Chuột chạy cùng sào, chó cắn áo rách, buồn ngủ gặp được chiếu manh, mèo mù vớ được cá rán, .. 2.4. ĐIỆP NGỮ - Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. - Điệp ngữ có nhiều dạng: +/ Phân theo cấu tạo có: Điệp từ: Ví dụ KHổ 1 và khổ cuối của bài Tiếng gà trưa. Điệp ngữ: lặp lại một cụm từ: Ví dụ: Điệp câu: lặp lại nguyên vẹn một câu. Ví dụ: Hồ Chí Minh, Hồ CHí Minh, Hồ Chí Minh, Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần. Điệp đoạn: lặp lại nguyên vẹn mộ đoạn nào đó. Ví dụ: Bài thơ Lượm của Tố Hữu lặp lại nguyên đoạn thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng . +/Phân theo cách điệp ta có các dạng: Điệp ngữ nối tiếp: Ví dụ a trong sgk tr152 Điệp ngữ cách quãng. Ví dụ: Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng tròn). Ví dụ: Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng nỗi lại hay ưa Hay ưa nên nỗi không chừa được Chừa được thì ta cũng chẳng chừa. (Chừa rượu - Nguyễn Khuyến)
Tài liệu đính kèm: