Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Bài 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Bài 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh

- Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống , đặc điểm chung của văn bản nghị luận

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ : - Sự chuẩn bị bài mới của học sinh.

3. Bài mới : Giới thiệu : Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình qua các thể loại kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Người ta thường bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giới thiệu hay nhận định. Đó là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với thể loại này.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Bài 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	
Tuần 19	
TiÕt 76
I. Mục tiêu bài học :	Giúp học sinh	
- Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống , đặc điểm chung của văn bản nghị luận
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :	- Sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
3. Bài mới : Giới thiệu : Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình qua các thể loại kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Người ta thường bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giới thiệu hay nhận định. Đó là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với thể loại này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :
- Gọi học sinh đọc phần 1, nhu cầu nghị luận.
+ Trong đời sống em có gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như thế kg?
Ä Đó là những câu hỏi mà ta thường bắt gặp trong đời sống.
+ Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự ?
- Muốn sống cho đẹp ta phải làm gì ?
-Vì sao hút thuốc lá là có hại ?
+ Khi gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó em trả lời bằng cách nào trong các cách sau : kể, tả, biểu cảm, nghị luận
Ä (Dùng văn nghị luận vì văn nghị luận dùng lý lẽ để phân tích, bàn bạc, đánh giá và giải quyết vấn đề ).
+ Vì sao các phương thức còn lại không đáp ứng yêu cầu trả lời các câu hỏi? Nó có tác dụng gì đối với văn nghị luận?
- Trong đời sống em thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào
- Hãy kể các loại văn bản nghị luận mà em biết?
( + Tuyên ngôn độc lập
 + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 23/ 9 của Bác Hồ)
* Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào?
Hoạt động 2 : Gọi học sinh đọc văn bản chống nạn thất học?
- Bác viết bài này để làm gì? Cụ thể Bác kêu gọi nhân dân làm gì?
- Em hãy gạch dưới các câu văn thể hiện ý kiến đó? (luận điểm)
( + Có kiến thức xây dựng đất nước
+ Biết đọc, viết, truyền bá chữ quốc ngữ, giúp đồng bào thoát nạn mù chữ.
+ Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi, bổn phận của mình  nước nhà. )
- Để có sức thuyết phục Bác Hồ đã nêu những lý lẽ nào ? Kể ra?
+ Vì sao nhân dânta phải biết đọc, biết viết?
(Pháp cai trị tiến hành chính sách ngu dân.
- 95% Người Việt Nam mù chữ 
- Nay dành được độc lập phải nâng cao dân trí. )
+ Việc chống nạn mù chữ có thực hiện được hay không?
- Bài phát biểu của Bác nhằm xác lập cho người đọc, người nghe những tư tưởng, quan điểm nào?
( Bằng mọi cách phải chống nạn thất học để xây dựng nước nhà, giúp đất nước tiến bộ, phát triển.)
- Những luận điểm Bác đưa ra có rõ ràng và thuyết phục hay không? 
* Vậy đặc điểm chung của văn nghị luận là gì ?
- Theo em mục đích của văn nghị luận là gì?
- Mời 1 em đọc cho cô phần ghi nhớ. Sau đó gọi 3 học sinh khác nhắc lại.
Hoạt động 3 : Gọi học sinh đọc văn bản “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”.
* Nêu câu hỏi trong sách giáo khoa
- Đây có phải là văn nghị luận không? Vì sao.
- Tác giả đã đề xuất ý kiến gì? Gạch dưới câu thể hiện.
- Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu lý lẽ, dẫn chứng nào?
- Vấn đề nhà văn nêu có trong thực tế không?
- Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao?
Hoạt động 4 :
* Gọi học sinh đọc văn bản : Hai Biển Hồ!
- Bài văn là văn tự sự hay văn nghị luận, vì sao?
- Học sinh làm vào vở.
- Chấm điểm, từ 5 đến 7 em làm nhanh nhất.
* Hs trả lời
* Hs trả lời
* Học sinh thảo luận theo tổ.
Ä ( Nó có tác dụng hỗ trợ làm cho lập luận sắc bén, thêm sức thuyết phục.)
Ä Bài xã luận, bình luận, phát biểu cảm nghĩ, các ý kiến trong cuộc họp
* Hs kể
Kêu gọi, thuyết phục nhân dân chống nạn thất học.
* HS thực hiện
* Hs trả lời
- Được
 - Người biết chữ dạy cho người không biết.
- Người chưa biết gắng sức học.
- Người giàu có mở lớp học ở tư gia.
- Phụ nữ cần phải học để theo kịp nam giới.
* Có, rõ ràng và thuyết phục.
+ Nhân dân không biết bị lừa dối, bóc lột
+ Có liến thức mới có thể xây dựng đất nước
+ Phụ nữ phải học để bình đẳng với nam giới.
- Luận điểm rõ ràng
- Lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.)
* Nhằm xác lập cho nguời đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
- Là văn nghị luận vì tác giả đã nêu ý kiến của mình nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm là : Cần tạo ra một thói quen tốt trong đời sống xã hội là vấn đề cần giải quyết; Xóa bỏ thí quen xấu, hình thành thói quen tốt.
Hs trả lời
- Là văn tự sự vì nó kể lại đặc điểm của 2 Biển Hồ, tuy tác giả đã rút ra ý nghĩa chung từ 2 đặc điểm đó nhưng không nêu lên tư tưởng, quan điểm của người viết để giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
1. Nhu cầu nghị luận
a. Ví dụ a, b, c/SGK.
b. Ghi nhớ: Ý 1/SGK.
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
a. Ví dụ: SGK/Trang 7
. Ghi nhớ: ý 2, 3/SGK.
II. Luyện tập: Thực hiện bài tập SGK.
4. Củng cố, dặn dò :
- Gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ, chuẩn bị : Tục ngữ về con người và xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • doc76+.doc