Kế hoạch bộ môn Toán 7

Kế hoạch bộ môn Toán 7

I – CĂN CỨ LÀM KẾ HOẠCH

Căn cứ Chỉ thị số: 4899/CT-BGD&ĐT ngày 4 tháng 9 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm ngành giáo dục năm học 2009- 2010; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 Bậc Trung học số 7394/BGD&ĐT-GDTrH ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về kế hoạch thời gian năm học 2009-2010;

 Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009-2010 số 1306/SGD&ĐT-GDTrH ngày 20/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương; Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 Số 196/PGD&ĐT-THCS của Phòng giáo Dục và Đào tạo Gia Lộc; Chỉ thị của UBND huyện Gia Lộc về nhiệm vụ năm học 2009- 2010 Số 05/CT-UBND

 Căn cứ vào kế hoạch của trường THCS gia lương và kế hoạch của tổ Tự nhiên. Tôi xây dựng kế hoạch bộ môn

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bộ môn Toán 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Gia Lương
Tổ KHTN
*****
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
*****************
Gia lương, Ngày 10 tháng 10 năm 2009
Kế hoạch bộ môn
Toán 7
A. Kế hoạch chung
I – Căn cứ làm kế hoạch
Căn cứ Chỉ thị số: 4899/CT-BGD&ĐT ngày 4 tháng 9 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm ngành giáo dục năm học 2009- 2010; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 Bậc Trung học số 7394/BGD&ĐT-GDTrH ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về kế hoạch thời gian năm học 2009-2010;
	Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009-2010 số 1306/SGD&ĐT-GDTrH ngày 20/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương; Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 Số 196/PGD&ĐT-THCS của Phòng giáo Dục và Đào tạo Gia Lộc; Chỉ thị của UBND huyện Gia Lộc về nhiệm vụ năm học 2009- 2010 Số 05/CT-UBND 
	Căn cứ vào kế hoạch của trường THCS gia lương và kế hoạch của tổ Tự nhiên. Tôi xây dựng kế hoạch bộ môn
1- Thuận lợi:
	a) Giáo viên:
	- Được đào tạo đúng chuyên ngành
	- Là những người có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ, vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, có tinh thần phấn đấu thi đua đạt các mục tiêu đề ra.	
	b) Học sinh:
	- Là con em khu vực nông thôn nên nhìn chung các em thuần chất ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ, cần cù trong lao động và học tập.
	- Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học hành của con em mình. Hội phụ huynh học sinh luôn gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhà trường.
	-Hội phụ huynh luôn gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhà trường
	-Đa số học sinh đều có ý thức học tập tốt, giúp đỡ nhau trong học tập, có đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết và đã được làm quen với phương pháp học tập tích cực.
	c) Cơ sở vật chất:
	- Có đủ phòng, bàn ghế, quạt, đèn điện.
	- Được trang bị đồ dùng dạy học theo yêu cầu: Tranh vẽ, bảng phụ, sách tham khảo, máy chiếu vật thể, máy chiếu đa năng
2- Khó khăn:
	a) Giáo viên:
	- Tuổi nghề chưa cao nên còn ít kinh nghiệm trong giảng dạy.
	b) Học sinh:
	- Kết quả năm học 2008-2009 còn có nhều học sinh xếp loại học lực yếu
	- Các em hầu hết là con nhà nông nên phần nào chưa có sự đầu tư về mặt thời gian.
	- Còn một bộ phận HS chưa có tinh thần tự giác trong học tập
	c) Cơ sở vật chất;
	- Hiện nay diện tích đất sử dụng, bãi tập còn thiếu, khu vệ sinh của giáo viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn của một đơn vị, cơ quan văn hoá, tường bao chưa đẹp và chưa đảm bảo về công tác an ninh, trật tự.
II- Nhiệm vụ bộ môn
1- Nhiệm vụ chung:
	Môn Toán ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục đích đào tạo của nhà trường. Môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống cơ bản và thiết thực về toán học, hình thành ở các em một số kĩ năng phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống.
2- Nhiệm vụ cụ thể:
a) Kiến thức:
- Nắm được cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, so sánh các số hữu tỉ, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên luỹ thừa, các kiến thức về tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau, số thập phân hữu hạn, vô hạn, cách làm tròn số, căn bậc hai, bước đầu làm quen về số thực. Đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, định nghĩa hàm số, mặt phẳng toạ độ, đồ thị hàm số y=ax (a#0), y=a/x. Biểu thức đại số, giá trị của biểu thức đại số, đơn thức, bậc của đơn thức, đơn thức đồng dạng, đa thức nhiều biến, cộng trừ các đa thức đã sắp xếp,..
- Nắm được ý nghĩa của việc thống kê, thu thập số liệu thống kê, tần số, bảng phân phối thực nghiệm,
- Nắm được một số kiến thức : hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, tiên đề Ơclít về đường thẳng song song, khái niệm định lí, cách chứng minh định lí; tổng ba góc trong một tam giác, hai tam giác bằng nhau, tam giác cân, tam giác vuông, định lí Pi-ta-go, các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông; quan hệ giữa góc và cạnh trong một tam giác, quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên,
b) Kĩ năng:
- HS thực hiện được các phép toán trên tập số hữu tỉ.
- Vẽ được đồ thị hàm số y=ax, y=a/x.
- Biết cách tìm bậc của đơn thức, đa thức, thực hiện được các phép tính về đơn thức, đa thức: cộng, trừ đơn thức đồng dạng, cộng, trừ hai đa thức đã sắp xếp,
- Biết lập bảng tần số, tìm dấu hiệu,
- Kĩ năng vẽ hình, tính độ dài, góc, chứng minh hai tam giác bằng nhau.
- Ước lượng kết quả đo đạc và tính toán, suy luận, chứng minh.
- Giải toán và vận dụng toán học vào trong học tập và đời sống.
c) Tư duy:
- Khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và lôgic.
- Các thao tác tư duy cơ bản: Phân tích, tổng hợp.
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
- Phát triển trí tưởng tượng không gian.
d) Thái độ:
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.
- Nhận biết được vẻ đẹp của môn Toán và yêu thích bộ môn Toán.
III. Chỉ tiêu phấn đấu:
 Chất lượng đại trà:
 XL
Khối
G
K
Tb
Y
Kém
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
6
9,4
27
42,2
26
40,6
5
7,8
0
0
IV- Biện pháp thực hiện:
1- Giáo viên:
	- Nghiên cứu kĩ chương trình, xác định yêu cầu bộ môn, nắm chắc trình độ của học sinh để đề ra kế hoạch từng bài, chương, kì cho phù hợp.
	- Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. nắm vững phương pháp bộ môn để nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi.
	- Tăng cường kiểm tra đánh giá đúng chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp học thường xuyên.
	- Kết hợp với gia đình để cùng nâng cao chất lượng dạy và học. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
	- Phát huy vai trò chủ đạo của giáo viên trong thiết kế bài giảng. 
	- Tổ chức hợp lý cho học sinh học tập theo nhóm hoặc cá nhân để bồi dưỡng hứng thú, giáo dục thái độ tích cực, tinh thần chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh.
	- Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, gần gũi, coi trọng động viên khuyến khích học sinh.
	- Dạy học sát đối tượng coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh có học lực yếu.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ đổi mới PPDH. Tăng cường khai thác ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH và ứng dụng công tác quản lý chuyên môn theo chỉ đạo của Bộ GDĐT.
	- Coi trọng thực hành, thí nghiệm, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho HS, đảm bảo cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của CTGDPT. Khai thác tối đa hiệu quả các phòng học bộ môn, nâng cao kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực của HS.
- Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS. Đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng, đảm bảo cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (Biết, Hiểu, Vận dụng sáng tạo) với yêu cầu về kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với HS.
	2- Học sinh:
	- Xác định động cơ học tập đúng đắn.
	- Tự giác thực hiện yêu cầu học tập và có ý thức lập kế hoạch học tập và thực hiện theo kế hoạch đó.
	- Có ý thức phấn đấu vươn lên, học hỏi bạn bè thầy cô.
	- Có phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả.
B. Kế hoạch cụ thể từng chương
Phần Đại số
Tên chương
Mục tiêu của chương
Chuẩn bị của GV - HS
Kiểm tra
I
Số hữu tỉ - Số thực
(Từ tiết 1 đến tiết 22)
* Kiến thức: 
- HS nắm được một số kiến thức về số hữu tỉ, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và nâng nên luỹ thừa trong tập số hữu tỉ. 
- Nhận biết được số thập phân vô hạn, hữu hạn, quy ước làm tròn số, bước đầu có khái niệm về làm tròn số vô tỉ, số thực và căn bậc hai.
- Nhận biết được sự tương ứng 1-1 giữa tập hợp R và các điểm trên trục số, thứ tự của các số thực trên trục số.
- Học sinh hiểu và vận dụng được các tính chất của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng nhau.
* Kĩ năng: 
- Thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, biết làm tròn số để giải các bài toán có nội dung thực tế, có thể rèn cho hs kĩ năng sử dụng mái tính bỏ túi để giảm nhẹ những khâu tính toán không cần thiết.
- Biết vận dụng các tính chất của tỉ lệ thức. Biết cách viết một số hữu tỉ dưới dạng số thập phân hữu hạn, vô hạn tuần hoàn.
* Thái độ:
 Bước đầu có ý thức vận dụng các hiểu biết về số hữu tỉ, số thực để giải quyết bài toán nảy sinh trong thực tế.
* GV: Sách tham khảo, phiếu học tập, bảng phụ, máy tính, giấy trong, máy chiếu..
* HS: Đồ dùng học tập, làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Miệng
+ 15 phút
 (Tiết 8 )
+ 45 phút 
(Tiết 22)
II
Hàm số và đồ thị
(Từ tiết 23 đến tiết 40)
* Kiến thức:
- HS hiểu được công thức đặc trưng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, có hiểu biết ban đầu về khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số, biết cách cho hàm số bằng công thức.
- Biết khái niệm về đồ thị hàm số, biết dạng đồ thị hàm số y=ax (a#0), y=a/x (a#0)
* Kĩ năng: 
- Vận dụng các công thức và tính chất để giải các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. Biết vẽ hệ trục toạ độ, xác định toạ độ của miột điểm cho trước và xác định một điểm theo toạ độ của nó. Biết vẽ đồ thị hám số y=ax, biết tìm giá trị của biến số và hàm số trên đồ thị.
- Biết tìm trên đồ thị giá trị gần đúng của hàm số khi cho trước giá trị của biến và ngược lại.
 * Thái độ:
 Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thấy được mối quan hệ giữa Toán học với đời sống.
* GV: Sách tham khảo, phiếu học tập, bảng phụ, tranh vẽ, máy tính, giấy trong, máy chiếu
* HS: Đồ dùng học tập, làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Miệng
+ 15 phút
(Tiết 30)
 + Kiểm tra học kì ( Tiết 38, 39 )
III
Thống kê
(Từ tiết 41 đến tiết 50)
* Kiến thức:
 Bước đầu hiểu được một số khái niệm cơ bản như số liệu thống kê ban đầu, dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số, bảng tần số, công thức tính số trung bình cộngvà ý nghĩa đại diện của nó, ý nghĩa của mốt.
* Kĩ năng:
 Biết tiến hành thu thập số liệu từ những cuộc điều tra nhỏ, đơn giản, gần gũi trong học tập, trong cuộc sống. Biết cách tìm giá trị khác nhau trong bảng số liệu thống kê và tần số tương ứng, lập bảng tần số, biết biểu diễn bằng biểu đồ cột đứng mối quan hệ nói trên. Biết sơ bộ nhận xét sự phân phối các giá trị của dấu hiệu theo công thức và biết tìm mốt của dấu hiệu.
* Thái độ: 
Thấy được vai trò của thống kê trong thực tiễn, biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
* GV: Sách tham khảo, phiếu học tập, bảng phụ, máy tính, giấy trong, máy chiếu..
* HS: Đồ dùng học tập, làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Miệng
+ 45 phút 
(Tiết 50)
IV
biểu thức đại số
(Từ tiết 51 đến tiết 70) 
* Kiến thức: 
- Học sinh viết được một số ví dụ về biểu thức đại số, biết tính giá trị của biểu thức đại số. Nhận biết được đơn thức, đa thức, đơn thức đồng dạng.
- Biết các khái niệm bậc của đơn thức, đa thức.
 - Hiểu khái niệm nghiệm của đa thức.
* Kĩ năng: 
Tính được giá trị của biểu thức đại số. Thu gọn đơn thức, đa thức. Cộng trừ đa thức, đặc biệt là đa thức một biến. Biết kiểm tra xem một số có là nghiệm của một đa thức hai không.
* Thái độ:
 Rèn tính cẩn thận, chính xác, tư duy khái quát hoá đặc biệt hoá.
* GV: Sách tham khảo, phiếu học tập, bảng phụ, máy tính, giấy trong, máy chiếu..
* HS: Đồ dùng học tập, làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Miệng
+ 15 phút
 (Tiết 55)
+ Kiểm tra cuối năm (tiết 68, 69)
phần Hình học
Tên chương
Mục tiêu của chương
Chuẩn bị của GV - HS
Kiểm tra
I
Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song
(Từ tiết 1 đến tiết 16)
* Kiến thức: 
HS nắm được khái niệm về hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song. Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song.
* Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đo đạc, gấp hình, vẽ hình tính toán đặc biệt học sinh biết vẽ thành thạo hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song bằng eke và thước thẳng.
- Dùng eke vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng đã cho.
- Biết sử dụng tên gọi của các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
* Thái độ: 
Học sinh được rèn luyện các khả năng quan sát, dự đoán, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tập suy luận có căn cứ và bước đầu biết thế nào là chứng minh định lí.
* GV: Thước thẳng, eke, thước đo góc, bảng phụ, sách tham khảo, phiếu học tập, giấy trong, máy chiếu.
* HS: Đồ dùng học tập, làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
+ Miệng
+ 15 phút
(Tiết 9)
+ 45 phút 
(Tiết 16)
II
Tam giác
(Từ tiết 17 đến tiết 46)
* Kiến thức:
- HS được cung cấp một cách tương đối có hệ thống các kiến thức về tam giác: Tính chất tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800, tính chất góc ngoài của tam giác, một số dạng tam giác đặc biệt: tam giác cân, vuông, vuông cân, đều và các trường hợp bằng nhau của tam giác, hai tam giác vuông.
- Biết các khái niệm tam giác cân, đều, vuông và các tính chất của tam giác cân, đều.
- Biết định lí Pi-ta-go thuận và đảo.
* Kĩ năng:
- HS được rèn luyện các kĩ năng về đo đạc, vẽ hình, tính toán, nhận biết được hai tam giác bằng nhau và vận dụng các kiến thức vào tính toán, chứng minh đơn giản, bước đầu biết trình bày một chứng minh hình học.
- Biết vận dụng tam giác bằng nhau để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau. Kĩ năng vận dụng định lí Pi-ta-go.
* Thái độ:
 HS được rèn luyện các khả năng quan sát, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tập dượt suy luận có căn cứ, vận dung các kiến thức đã học vào thực tế. 
* GV: Thước thẳng, eke, thước đo góc, mô hình, bảng phụ, sách tham khảo, phiếu học tập, giấy trong, máy chiếu.
* HS: Đồ dùng học tập, làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
+ Miệng
+ 15 phút
(Tiết 39)
+ 45 phút 
(Tiết 46)
III
Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác.
(Từ tiết 47 đến tiết 70)
* Kiến thức:
- Học sinh nắm được các yếu tố về cạnh, góc trong tam giác, đặc biệt trong tam giác vuông là quan hệ giữa đường vuông góc - đường xiên - hình chiếu, khoảng cách từ một điểm tới một đường thẳng. 
- Nắm được các loại đường đồng quy, các điểm đặc biệt của một tam giác và các tính chất của chúng.
* Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, tính toán, sử dụng eke vẽ đường cao, dùng thước thẳng, compa vẽ đường trung trực của tam giác. Rèn luyện kĩ năng gấp hình, vận dụng các định lí vào giải bải toán.
- Vận dụng các định lí về sự đồng quy của các đường trong tam giác vào giải bài tập.
* Thái độ:
 HS được rèn luyện các khả năng quan sát, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tập dượt suy luận có căn cứ, vận dung các kiến thức đã học vào thực tế.
* GV: Thước thẳng, eke, thước đo góc, tranh vẽ, mô hình, bảng phụ, sách tham khảo, phiếu học tập, giấy trong, máy chiếu.
* HS: Đồ dùng học tập, làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
+ Miệng
+ 15 phút
(Tiết 54)
+ 45 phút 
(Tiết 67)
	Người lập kế hoạch:
 Nguyễn Văn Sáng
Kế hoạch giảng dạy chủ đề tự chọn toán 7
Năm học 2008-2009
Tên chủ đề
số tiết
Nội dung tiết dạy
ghi chú
1
Các phép tính về số hữu tỉ, số thực
 4
Tiết 1: Ôn tập các phép tính về phân số.
Tiết 2: Luyện tập các phép tính về số hữu tỉ.
Tiết 3: Luyện tập các phép tính về số hữu tỉ (tiếp).
Tiết 4: Luyện tập về luỹ thừa của số hữu tỉ.
2
Tỉ lệ thức
 3
Tiết 1: Luyện tập về tỉ lệ thức, tính chất của tỉ lệ thức.
Tiết 2: Luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Tiết 3: Luyện tập về tính chất của tỉ lệ thức và của dãy tỉ số bằng nhau.
3
Hàm số và đồ thị
 4
Tiết 1: Luyện tập về đại lượng tỉ lệ thuận .
Tiết 2: Luyện tập về đại lượng tỉ lệ nghịch.
Tiết 3: Luyện tập về hàm số.
Tiết 4: Luyện tập về đồ thị của hàm số.
4
Thống kê
 3
Tiết 1: Luyện tập về bảng tần số.
Tiết 2: Luyện tập về số trung bình cộng.
Tiết 3: Ôn tập về thống kê.
5
biểu thức đại số
 4
Tiết 1: Luyện tập về biểu thức đại số và giá trị của biểu thức đại số.
Tiết 2: Luyện tập về đơn thức, đơn thức đồng dạng.
Tiết 3: Luyện tập về đa thức, cộng trừ đa thức.
Tiết 4: Luyện tập về nghiệm của đa thức một biến.
6
Đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song
 3
Tiết 1: Luyện tập về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song.
Tiết 2: Luyện tập về quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.
Tiết 3: Luyện tập về định lí.
7
Hai tam giác bằng nhau
 4
Tiết 1: Luyện tập về hai tam giác bằng nhau.
Tiết 2: Luyện tập về trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.
Tiết 3: Luyện tập về trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác.
Tiết 4: Luyện tập về trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác.
8
Tam giác cân, tam giác vuông
 3
Tiết 1: Luyện tập về tam giác cân.
Tiết 2: Luyện tập về định lí Pitago.
Tiết 3: Luyện tập về các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
9
Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác
 3
Tiết 1: Luyện tập về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam 
 giác.
Tiết 2: Luyện tập về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường 
 xiên và hình chiếu.
Tiết 3: Luyện tập về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
10
Các đường đồng quy trong tam giác
 4
Tiết 1: Luyện tập về tính chất ba đường trung tuyến của tam giác.
Tiết 2: Luyện tập về tính chất ba đường phân giác của tam giác.
Tiết 3: Luyện tập về tính chất ba đường trung trực của tam giác.
Tiết 4: Luyện tập về tính chất ba đường cao của tam giác.

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBM To¸n 7.doc