Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn học Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn học Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023

STT Thiết bị dạy học Số lượng Các bài thí nghiệm/thực hành Ghi chú

1 * Dụng cụ:

- Các loại lực kế trong PTN; các miếng gỗ có hình hộp chữ nhật với kích thước khác nhau.

- Cân điện tử.

- Một số dụng cụ đo (nếu có): Cổng quang điện; Đồng hồ đo thời gian hiện số.

- Ống nghiệm; giá ống nghiệm.

* Hóa chất: muối ăn; đường; đá vôi (dạng bột); nước. . Bài 1: Mở đầu

2 - Bìa carton, giấy màu vàng, các viên bi nhựa to màu đỏ và các viên bi nhỏ màu xanh.

- Mô hình nguyên tử carbon, nitrogen, oxygen hoặc hình ảnh về cấu tạo một số nguyên tử này. . Bài 2: Nguyên tử

3 – - Các tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của một số nguyên tử.

– - Các mẫu đồ vật: hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập.

– - Bảng tên gọi, KHHH và khối lượng nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. . Bài 3: Nguyên tố hóa học

 

docx 13 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn học Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 
(Năm học 2022 - 2023)
THIẾT BỊ DẠY HỌC
STT
Thiết bị dạy học
Số lượng
Các bài thí nghiệm/thực hành
Ghi chú
1
* Dụng cụ: 
- Các loại lực kế trong PTN; các miếng gỗ có hình hộp chữ nhật với kích thước khác nhau.
- Cân điện tử.
- Một số dụng cụ đo (nếu có): Cổng quang điện; Đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Ống nghiệm; giá ống nghiệm.
* Hóa chất: muối ăn; đường; đá vôi (dạng bột); nước.
.....
Bài 1: Mở đầu
2
- Bìa carton, giấy màu vàng, các viên bi nhựa to màu đỏ và các viên bi nhỏ màu xanh.
- Mô hình nguyên tử carbon, nitrogen, oxygen hoặc hình ảnh về cấu tạo một số nguyên tử này.
.....
Bài 2: Nguyên tử
3
- Các tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của một số nguyên tử.
- Các mẫu đồ vật: hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập...
- Bảng tên gọi, KHHH và khối lượng nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.
.....
Bài 3: Nguyên tố hóa học
4
- 18 thẻ ghi thông tin 18 nguyên tố đầu tiên theo mẫu trong Hình 4.1.
- Bảng tuần hoàn các NTHH.
- Hình ảnh sắp xếp các electron ở vỏ nguyên tử. 
.....
Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
5
- Mô hình môt số đơn chất ở thể rắn, lỏng, khí và một số hợp chất (nếu không có sưu tầm hình ảnh) 
.....
Bài 5: Phân tử- Đơn chất- Hợp chất
6
- Đồng hồ bấm giây, tấm gỗ phẳng, thước dài, bút dạ, xe ô tô đồ chơi(hoặc xe lăn)
- Bộ thiết bị đo tốc độ (Addestation)
..
Bài 9: Đo tốc độ
7
- Thanh thép đàn hồi, lò xo, giá thí nghiệm, âm thoa
- Máy phát âm tần(nếu có)
- Bộ thiết bị tạo biểu diễn sóng âm (Addestation)
.....
Bài 12: Sóng âm
8
- Thanh thép đàn hồi, giá thí nghiệm, âm thoa.
- Bộ thiết bị tạo biểu diễn sóng âm (Addestation)
.....
Bài 13: Độ to và độ cao của âm
9
- Biến áp nguồn, đèn, màn chắn, vật cản.
- Bộ thiết bị thu năng lượng ánh sáng (Addestation)
.....
Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
10
- Đèn, biến áp nguồn, thước đo góc, gương phẳng
.....
Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
11
-Gương phẳng, nến, bìa trắng, tấm kính.
.....
Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng
12
- Nam châm, giá thí nghiệm, dây không dãn, kim nam châm.
.....
Bài 18: Nam châm
13
- Nam châm, mạt sắt, xốp, kim khâu
.....
Bài 19: Từ trường
14
- Đinh sắt, dây đồng, pin, kẹp giấy,
.....
Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản
15
* Dụng cụ: Giá thí nghiệm, cốc thủy tinh loại 250ml, nhiệt kế, panh, ống nghiệm, đèn cồn, đĩa petri, pipep
* Hóa chất: cồn 90o, dd iot.
- Bộ thiết bị thí nghiệm quang hợp (Addestation)
.....
Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh
Hoạt động trải nghiệm 
16
* Dụng cụ: đĩa petri, cốc thủy tinh loại 250ml, nhiệt kế, giấy thấm, bông y tế, nhiệt kế, chuông thủy tinh, 
* Hóa chất: nước vôi trong.
- Bộ thiết bị thí nghiệm hô hấp (Addestation)
.....
Bài 27: Thực hành hô hấp ở thực vật
17
*Mô hình cấu tạo phân tử nước
.
Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
18
* Tranh: Mô tả khái quát con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật; Mô tả quá trình vận chuyển các chất theo 2 vòng tuần hoàn ở người.
..
Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
19
* Dụng cụ: Cốc thủy tinh loại 250ml, dao mổ, kính lúp
- Nước pha màu, túi nilon trong suốt.
.....
Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
20
* Dụng cụ: Chậu/khay nhựa trồng cây, chai nhựa đục lỗ, que tre, hộp carton
.....
Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật
21
* Tranh: Mô tả vòng đời của các nhóm động vật 
.
Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
22
* Dụng cụ: Dao hoặc kéo.
- Chai nhựa đã qua sử dụng, đất trồng cây, bình tưới nước có vòi phun sương, nước ấm, thước chia đơn vị, video/tranh ảnh (nếu có) về sinh trưởng và phát triển ở một số loài động vật: muỗi, bướm, gà, ếch đồng
.....
Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
23
Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật
 ..
*Tranh sinh sản vô tính ở sinh vật
Lưu ý: 
- Không thay đổi các thiết bị trong danh mục TB dạy học tối thiểu môn học theo Thông tư 38 đã kê trong biểu.
- Cập nhật bổ sung các thiết bị trong danh mục thiết bị theo CT 2006 có thể sử dụng được cho CT 2018 hiện có của nhà trường.
- Có thể bổ sung thêm các thiết bị: trong danh mục TB dạy học tối thiểu dùng chung cho tất cả các môn học theo TT 38; thiết bị dạy học tối thiểu của môn học khác có thể sử dụng được cho môn học. 
PHÒNG HỌC BỘ MÔN
STT
Tên phòng
Số lượng
Phạm vi và nội dung sử dụng
Ghi chú
1
....
2
....
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 
Học kỳ I: 72 tiết, học kỳ 2: 68 tiết; cả năm: 140 tiết
HỌC KỲ 1: 72 TIẾT
1. Phân phối chương trình:
Tuần
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
TS 
Bài 
1
2
2,3 
4
4,5
5
6
7
Ôn tập và Kiểm tra giữa kì I
8
9,10
11,12
13
13,14
15
16
17
Ôn tập và Kiểm tra cuối kì I
17
GV môn
KHTN
Hóa 
Hóa 
Hóa 
Hóa 
Hóa 
Hóa 
Hóa 
Hóa 
Lý
Lý
Lý
Lý
Lý
Lý
Lý
Lý
Lý
Hóa
Số tiết 
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
72
HỌC KỲ 2: 68 TIẾT
Tuần
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
TS
Bài
18,19
19,20
21,22
23,24
25,26
27,28
28,29
30
Ôn tập và kiểm tra giữa kì II
31
31,32,
33
34,35,
36
36,37
38,39
39,40
41,42
Ôn tập và kiểm tra cuối kì II
25
GV môn
Lý
Lý
Sinh
Sinh
Sinh
Sinh
Sinh
Sinh
Lý
Sinh
Sinh
Sinh
Sinh
Sinh
Sinh
Sinh
Sinh
Lý
Sinh
Số tiết
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
68
2. Phân phối chương trình chi tiết
STT
Bài học
Số tiết
Yêu cầu cần đạt
1
Bài 1: Phương pháp và kỹ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.
04
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn KHTN.
+ Phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
+ Thực hiện được các kĩ năng, tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, ...
- Sử dụng một số dụng cụ đo (trong nội dung môn KHTN).
- Làm được báo cáo, thuyết trình.
- Cách sử dụng các dụng cụ thí nghiêm. 
2
Bài 2: Nguyên tử
05
- Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford- Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).
- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử)
3
Bài 3: Nguyên tố hóa học
03
- Phát biểu được khái niệm về NTHH và kí hiệu của NTHH. Viết được KHHH và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.
4
Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
07
- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các NTHH.
- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm:
+ Ô nguyên tố.
+ Chu kì.
+ Nhóm. 
- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chia các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm.
5
Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất
05
- Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.
- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.
6
Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học
04
- Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2, ...).
- Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO, ).
- Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị.
7
Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học
04
- Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị), cách viết công thức hoá học.
- Viết được công thức hoá học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản, thông dụng.
- Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học của hợp chất.
- Tính được phần trăm nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.
 - Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử.
8
Ôn tập giữa kì I
02
- Kiến thức về nguyên tử, nguyên tố hóa học, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, phân tử, đơn chất, hợp chất, liên kết hóa học, hóa trị và công thức hóa học.
- Vận dụng các kiến thức về nguyên tử, nguyên tố hóa học, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, phân tử, đơn chất, hợp chất, liên kết hóa học, hóa trị và công thức hóa học để giải bài tập.
9
Bài 8: Tốc độ chuyển động
03
- Nêu được ý nghĩa Vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng
tốc độ = quãng đường vật đi/ thời gian đi quãng đường đó.
- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
10
Bài 9: Đo tốc độ
02
- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
11
Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian
04
- Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.
- Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật)
12
Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông 
03
- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
13
Bài 12: Sóng âm 
03
- Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
14
Bài 13: Độ to và độ cao của âm
03
- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.
- Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz).
- Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.
- Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.
15
Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn
03
- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
16
Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
04
- Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.
- Thực hiện thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.
- Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.
- Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán
17
Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
04
- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.
- Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.
18
Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng
04
- Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng và dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.
Ôn tập cuối kì I
02
- Kiến thức chương I, II, III, IV, V, VI.
- Vận dụng các kiến thức thuộc chương I, II, III, IV, V, VI để giải bài tập.
19
Bài 18: Nam châm
02
- Tiến hành thí nghiệm để nêu được:
+ Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau;
+ Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).
- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.
21
Bài 19: Từ trường
04
- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chiu tác dụng của lực từ được gọi là từ trường. 
- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
- Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm.
- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.
- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
- Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.
22
Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản
02
- Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện.
23
Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
02
- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. 
- Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể. 
24
Bài 22: Quang hợp ở thực vật
02
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. 
25
Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
02
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp. - Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh. 
26
Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh
02
 - Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.
27
Bài 25: Hô hấp tế bào
02
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ thể hiện hai chiều tổng hợp và phân giải. 
28
Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
02
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp ở tế bào.
- Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...).
29
Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật
02
- Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
30
Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật
03
- Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá. 
- Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng. 
- Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người). 
31
Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
03
- Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước.
- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. 
32
Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
04
- Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật, cụ thể: 
+ Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây; 
+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống); 
+ Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước; 
+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; 
- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây). 
33
Ôn tập giữa kì II
02
- Kiến thức chương I, II, III, IV, V, VI.
- Vận dụng các kiến thức thuộc chương I, II, III, IV, V, VI để giải bài tập.
34
Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
05
- Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở động vật, cụ thể: 
+ Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người); 
+ Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người); 
+ Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người. 
 - Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...). 
35
Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
02
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
36
Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
01
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật). 
- Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật. 
- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ. 
- Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật. 
37
Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
02
- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt). 
38
Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật
01
- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc). 
- Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật. 
39
Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
02
- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. 
 - Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên. - Dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật (một ví dụ về thực vật và một ví dụ về động vật), trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó. 
40
Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
03
- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). - Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kính thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường). 
- Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi). 
41
Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
02
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng. 
- Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật, động vật. 
42
Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật
03
- Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật. 
- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật. 
- Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. 
- Dựa vào hình ảnh, phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. 
- Nêu được vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn. 
- Trình bày được các ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn (nhân giống vô tính cây, nuôi cấy mô). 
43
Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
03
- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật. Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. 
- Dựa vào sơ đồ mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: 
+ Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính, phân biệt với hoa đơn tính. 
+ Mô tả được thụ phấn; thụ tinh và lớn lên của quả. 
- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh) mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng). 
- Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính và một số ứng dụng trong thực tiễn. 
44
Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
03
- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật. 
 - Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính). Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.
45
Bài 42: Cơ thể sinh vật là một khối thống nhất
01
- Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường (tế bào – cơ thể – môi trường và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng – sinh trưởng, phát triển – cảm ứng – sinh sản) chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
46
Ôn tập cuối kì II
02
- Kiến thức chương VI, VII, VIII, IX, X
- Vận dụng các kiến thức thuộc chương VI, VII, VIII, IX, X để giải bài tập.
3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ:
Bài kiểm tra, đánh giá
Thời gian
Thời điểm
Yêu cầu cần đạt
Hình thức
Giữa Học kỳ 1
90 phút
Tuần 9
- Kiến thức bài 1 và chương I, II
- Vận dụng các kiến thức thuộc chương I, II để giải bài tập
Viết (trắc nghiệm và
 tự luận)
Cuối Học kỳ 1
90 phút
Tuần 18
- Kiến thức chương I, II, III, IV, V, VI.
- Vận dụng các kiến thức thuộc chương I, II, III, IV, V, VI để giải bài tập.
Viết (trắc nghiệm và
tự luận)
Giữa Học kỳ 2
90 phút
Tuần 27
- Kiến thức chương VI, VII.
- Vận dụng các kiến thức thuộc chương VI, VII để giải bài tập.
Viết (trắc nghiệm và
tự luận)
Cuối Học kỳ 2
90 phút
Tuần 35
- Kiến thức chương VI, VII, VIII, IX, X
- Vận dụng các kiến thức thuộc chương VI, VII, VIII, IX, X để giải bài tập.
Viết (trắc nghiệm và
 tự luận)

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_cua_to_chuyen_mon_mon_hoc_khoa_hoc_tu_nhien.docx