1. Hiện tượng nhiễm điện
a) Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
b) Hai loại điện tích
c) Sơ lược về cấu tạo nguyên tử - Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
PHÒNG GD&ĐT TUẦN GIÁO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS MƯỜNG MÙN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Vật lí 7 1.Môn học: Vật Lí 7 2. Chương trình: Cơ bản Nâng cao Khác Học kỳ II. Năm học 2010 – 2011. 3. Họ và tên giáo viên: Bùi Thanh Đông Điện thoại: 01688959384 Địa điểm văn phòng tổ bộ môn: Email: thanhdongmm@gmail.com Lịch sinh hoạt tổ: 2lần /tháng. Phân công trực tổ: tổ trưởng 4. Chuẩn của bộ môn học (theo chuẩn do Bộ GD- ĐT); phù hợp với thực tế. Sau khi kết thúc học kì, học sinh sẽ: CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Hiện tượng nhiễm điện a) Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát b) Hai loại điện tích c) Sơ lược về cấu tạo nguyên tử - Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. - Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện. - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. - Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát. 2. Dòng điện. Nguồn điện - Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay - Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy. - Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện. - Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối. 3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại - Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. - Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng. - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. -Mắc mạch điện đơn giản. -Làm TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện. 4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện - Ghi nhớ được kí hiệu một số bộ phận của mạch điện - Nêu được quy ước về chiều dòng điện. - Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước. - Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. - Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. - Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện. 5. Các tác dụng của dòng điện - Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. - Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện. - Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ 6. Cường độ dòng điện - Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. - Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì. - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện. 7. Hiệu điện thế a) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện b) Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện - Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. - Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này. - Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. - Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó. - Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở. - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín. 8. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song - Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song. - Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song. - Mắc được hai bóng đèn nối tiếp, song song và vẽ được sơ đồ tương ứng. - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song. 9. An toàn khi sử dụng điện - Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người. - Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. 5. Yêu cầu về thái độ - Rèn tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập và nghiên cứu môn vật lý, tính cẩn thận khi tính toán. - Có tinh thần hoạt động nhóm, yêu thích môn học , có ý thức hoạt động nhóm. Nghiêm túc hợp tác khi tiến hành thí nghiệm 6. Mục tiêu chi tiết Mục tiêu chi tiết Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát - Mô tả được ít nhất một hiện tượng chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ xát. - Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát Giải thích được ít nhất một hiện tượng trong thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát. Bài 18. Hai loại điện tích - Có trường hợp hai vật bị nhiễm điện thì đẩy nhau, lại có trường hợp hai vật nhiễm điện lại hút nhau. Đó là vì: + Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). + Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau. - Sơ lược cấu tạo nguyên tử. + Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động. + Tổng điện tích âm của các eelectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. + Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. - Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron. - Giải thích được tại sao khi chưa cọ xát thì các vật chưa nhiễm điện, sau khi cọ xát các vật lại nhiễm điện Bài 19. Dòng điện - Nguồn điện - Bóng đèn điện sáng, quạt điện quay là những biểu hiện chứng tỏ có dòng điện chạy qua các thiết bị đó. - Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. - Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện. - Các nguồn điện thường dùng trong thực tế là pin và acquy. - Nguồn điện có hai cực là cực âm, kí hiệu là dấu trừ (-) và cực dương, kí hiệu là dấu cộng (+) - Nhận biết được các cực dương và cực âm của các loại nguồn điện khác nhau Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối. Bài 20. Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại Nêu được: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện. - Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do. Nêu được: - Kim loại, bán dẫn, than chì, các muối và ba zơ nóng chảy, các dung dịch muối, axit, ba zơ,... là các vật liệu dẫn điện. - Vật liệu dẫn điện thường dùng là dây dẫn bằng đồng, nhôm, chì, hợp kim,... - Không khí khô, nước tinh khiết về mặt hóa học, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa, dầu, tinh thể muối, ê bô nít, hổ phách,... là những vật liệu cách điện. - Vật liệu các điện thường dùng là vỏ nhựa, quả sứ, băng cách điện,... - Biết được các ứng dụng của chất dẫn điện và chất cách điện trong đời sống và kĩ thuật. Bài 21. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện Nêu được: chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. - Vẽ được sơ đồ mạch điện kín gồm nguồn điện, công tắc, dây dẫn, bóng đèn. - Dùng mũi tên để biểu diễn được chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện đơn giản gồm nguồn điện, dây dẫn, công tắc, 1 bóng đèn mắc nối tiếp Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện Nêu được: Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt. Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng quang. - Biết được khi dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt làm cho dây tóc bóng đèn nóng lên và phát sáng; khi cho dòng điện chạy qua bàn là thì bàn là nóng lên;... Biết được bóng đèn bút thử điện sáng là do vùng chất khí ở giữa hai đầu dây của bóng đèn phát sáng. - Điôt phát quang (LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng. Dựa vào tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện, người ta chế tạo ra các thiết bị điện để phục vụ đời sống của con người như: bàn là, bếp điện, ấm điện, lò sưởi, ...và các loại đèn điện. Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện Cấu tạo của nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt và có dòng điện chạy qua. Biểu hiện tác dụng từ của dòng điện: Dòng điện chạy qua nam châm điện có tác dụng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt thép. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì sau một thời gian, thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng. Hiện tượng đồng tách từ dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học. Nêu được: - Dòng điện chạy qua ống dây có tác dụng làm kim nam châm lệch ra khỏi vị trí cân bằng hoặc hút các vật bằng sắt hay thép. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. - Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện. Trong y học, người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh, châm cứu dùng điện (điện châm). Vận dụng được kiến thức để giải thích được một số hiện tượng liên quan như: hoạt động của chuông điện, hiện tượng mạ điện, Trong y học, người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh, châm cứu dùng điện (điện châm). Bài 24. Cường độ dòng điện - Tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. - Kí hiệu của cường độ dòng điện là chữ I. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiêu là A; để đo dòng điện có cường độ nhỏ ta dùng đơn vị mili ampe, kí hiệu mA. - Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện. Trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc mA. Mỗi ampe kế đều có GHĐ và ĐCNN nhất định - Hiếu được cách mắc ampe kế trong mạch điện. - Đổi được các đơn vị của cường độ dòng điện Sử dụng được ampe kế phù hợp để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn. Bài 25. Hiệu điện thế Biết được: - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. - Hiệu điện thế được kí hiệu là U. Đơn vị hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V; Đối với các hiệu điện thế nhỏ hoặc lớn, người ta còn dùng đơn vị mili vôn (mV) hoặc kilô vôn (kV): 1V = 1000mV 1kV = 1000 V. - Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế. Trên bề mặt vôn kế có ghi chữ V hoặc mV. Mỗi vôn kế đều có GHĐ và ĐCNN nhất định - Khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện. - Sử dụng được vôn kế phù hợp để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. Bài 26. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức. Mỗi dụng cụ điện hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó. Rút ra được kết luận: + Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. + Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng cao thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Bài 27. Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch nối tiếp Trong đoạn mạch nối tiếp: - Dòng điện có cường độ như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch. I1 = I2 = I3. - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên từng phần đoạn mạch. U13 = U12 + U23 - Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp (hình 27.1a và 27.1b - SGK). Vẽ được sơ đồ của các mạch điện này. - Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp và hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu (tr.78-SGK). Bài 28. Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch song song Trong đoạn mạch song song: - Dòng điện mạch chính có cường độ bằng tổng cường độ dòng điện qua các đoạn mạch rẽ. I = I1 + I2. - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ. U = U1 = U2 - Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song (hình 28.1a và 28.1b - SGK). Vẽ được sơ đồ của các mạch điện này. - Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song và hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu (tr.81 - SGK). Bài 29. An toàn khi sử dụng điện - Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua người làm co cơ rất mạnh, không thể duỗi tay ra khỏi dây điện khi chạm phải. - Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim. - Dòng điện có cường độ trên 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập. - Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. - Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện. - Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng (220V) và các thiết bị điện khi chưa biết rõ cách sử dụng. - Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu. 7. Khung phân phối chương trình (theo PPCT của Sở GD- ĐT ban hành) Học Kì II. 18Tuần 17 tiết. Nội dung bắt buộc /số tiết ND tự chọn Tổng số tiết Ghi chú Lí thuyết Thực hành Bài tập, ôn tập Kiểm tra 13 0 1 3 6 23 8. Lịch trình chi tiết: Bài học Tiết Hình thức tổ chức dạy học PP/Học liệu, PTDH Kiểm tra,đánh giá Đánh giá cải tiến Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát 19 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra miệng, Bài 18. Hai loại điện tích 20 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra miệng, Bài 19. Dòng điện - Nguồn điện 21 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra miệng, Bài 20. Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại 22 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra miệng, Bài 21. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện 23 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra miệng, Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện 24 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra miệng, Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện 25 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra miệng, Ôn tập 26 Kiểm tra 27 HĐ cá nhân Kiểm tra viết 45 phút kết hợp trắc nghiệm và tự luận Bài 24. Cường độ dòng điện 28 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra miệng, Bài 25. Hiệu điện thế 29 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra miệng, Bài 26. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch 30 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra miệng, Bài 27. Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch nối tiếp 31 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra báo cáo thực hành Bài 28. Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch song song 32 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Kiểm tra báo cáo thực hành Bài 29. An toàn khi sử dụng điện 33 HĐ cá nhân HĐ nhóm - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo Kiểm tra 15 phút 100% trắc nghiệm Bài 30. Tổng kết chương 3. Điện học 34 HĐ cá nhân - PP: Thực nghiệm, thảo luận, nêu vấn đề, giải quyêt vấn đề - Thiết bị, SGK, SGV, tài liệu tham khảo Kiểm tra HK II 35 HĐ cá nhân Kiểm tra viết 45 phút 100% tự luận 9. Kế hoạch kiểm tra - đánh giá. - Kiểm tra thường xuyên ( cho điểm / không cho điểm): Kiểm tra bài làm, hỏi trên lớp, làm bài test ngắn - Kiểm tra định kỳ: KT 15 phút, KT 45 phút. Hình thức KTĐG Số lần Hệ số Thời điểm/ nội dung KT miệng 1 1 Kiểm tra trong các tiết dạy KT 15 phút 1 1 Tiết 33 thực hành Tuần 34 viết KT 45 phút 1 2 Tiết 27 KTHK 1 3 Tiết 35 10. Kế hoạch triển khai các nội dung chủ đề bám sát (theo PPCT của Sở GD-ĐT ban hành) Tuần Nội dung Chủ đề Nhiệm vụ của học sinh Đánh giá 11. Kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Tuần Nội dung Chủ đề Nhiệm vụ học sinh Đánh giá GIÁO VIÊN TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN BGH Bùi Thanh Đông Bùi Đức Trọng
Tài liệu đính kèm: