Kế hoạch phụ đạo Toán 7

Kế hoạch phụ đạo Toán 7

I- Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi:

- Tất cả giáo viên tham gia giảng dạy đểu đạt chuẩn và đang theo học lớp trên chuẩn, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Do được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện nay về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy mới: phát huy được tính tích cực tìm tòi và phát hiện kiến thức mới của các em học sinh, cùng với những tâm huyết của nghề nắm bắt được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh tại địa phương. Vì vậy phần nào cũng giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức của môn học một cách nhanh nhất và có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa hiện nay của bộ môn toán.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch phụ đạo Toán 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch phụ đạo toán 7
I- Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi:
- Tất cả giáo viên tham gia giảng dạy đểu đạt chuẩn và đang theo học lớp trên chuẩn, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Do được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện nay về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy mới: phát huy được tính tích cực tìm tòi và phát hiện kiến thức mới của các em học sinh, cùng với những tâm huyết của nghề nắm bắt được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh tại địa phương. Vì vậy phần nào cũng giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức của môn học một cách nhanh nhất và có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa hiện nay của bộ môn toán.
2. Khó khăn:
- Hầu hết học sinh trong trường đều là con em nông thôn nên điều kiện học tập còn hạn chế.
- Học sinh về tư tưởng nhận thức, động cơ học tập, thái độ học tập chưa đúng đắn, chưa tích cực học tập.
- Bên cạnh đó học sinh còn phải tham gia nhiều công việc nhà nông nên thời gian giành cho học tập còn ít. Vì vậy chất lượng học tập không được cao.
- Học sinh hầu hết có trình độ ở mức trung bình, học sinh giỏi còn ít, vẫn còn học sinh xếp loại yếu, đặc biệt là các em rất ngại học toán.
- Sự quan tâm đến việc học tập của học sinh của mỗi gia đình còn rất hạn chế.
- Về cơ sở vật chất trong nhà trường tương đối khang trang sạch sẽ tuy nhiên chưa có phòng dạy bồi dưỡng cho học sinh yếu.
- Một số trang thiết bị còn chưa phong phú như sách tham khảo, phòng thực hành, phòng tổ chuyên môn...
- Các mô hình trực quan con thiếu chưa phong phú.
II- Yêu cầu của bộ môn
1. Lý thuyết:
- Học sinh cần nắm các khái niệm, định nghĩa, định lý, tính chất, đặc biệt là phép vận dụng lý thuyết vào việc chứng minh hình học, vào thực tiễn, thực hành. 
- Học sinh cần nắm chắc các công thức toán học, các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ một cách đầy đủ có hệ thống. Phải thuộc lòng các nôi dung kiến thức đó để vận dụng vào làm các bài tập .
- Đồng thời phải có kỹ năng suy luận một cách chặt chẽ, có lôgic trước các vấn đề mới có tình huống đặt ra.
2.Bài tập:
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng giải các bài tập,nắm chắc các phương pháp:tính toán,cách vẽ đồ thị của hàm số y=ax,chứng minh các đẳng thức,chứng minh hình học,dựng hình ,vẽ hình.
-Học sinh biết giải quyết các tình huống khi làm bài tập.
-đồng thời học sinh biết vận dụng nội dung của một số bài tập gắn liền với cuộc sống thực tiễn.
III. Giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn toán
Công tác bồi dỡng học sinh giỏi môn Toán đã được thực hiện từ lâu, còn vấn đề phụ đạo học sinh yếu, kém hầu như chưa được chú trọng, bởi vì nếu bồi dưỡng học sinh giỏi có học sinh đạt giải thì được thưởng hoặc có tiếng. Còn phụ đạo học sinh yếu, kém nếu học sinh từ kém lên yếu hoặc yếu lên trung bình thì cũng là vấn đề bình thường do đó công tác phụ đạo học sinh yếu, kém hầu như giáo viên bộ môn ít quan tâm. Mặc dù vậy nhưng vấn đề phụ đạo học sinh yếu, kém là vấn đề quan trọng trong quá trình giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng đại trà của quá trình giáo dục đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn đặc biệt là môn Toán được xem là môn công cụ trong trờng THCS.
Để thực hiện được công tác này cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - giáo viên bộ môn - giáo viên chủ nhiệm - phụ huynh học sinh và học sinh.
Về phần giáo viên: Có tâm huyết với nghề, với ngành giáo dục và thực sự yêu thơng học sinh, coi học sinh như con, em của mình.
Về nhà trờng: Đầu tư thích đáng cho công tác phụ đạo học sinh yếu, kém và có kế hoạch cụ thể và thời gian cho giáo viên phụ trách công tác này
Về phụ huynh: Quản lý giờ học của con em mình một cách có khoa học và đầu t thời gian để các em học tập, đầu tư đầy đủ đồ dùng học tập, SGK, tài liệu có liên quan, dụng cụ học tập, vở bút. 
Về học sinh: Có ý thức học tập, có ý chí vươn lên trong khó khăn, có ý thức tự học và trả lời đợc câu hỏi học cho ai?, học để làm gì? học như thế nào? 
Để thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu, kém có hiệu quả mỗi giáo viên bộ môn phải thực hiện như sau:
1. Giáo viên bộ môn hểu biết tình hình, hoàn cảnh đạo đức của những học sinh yếu kém
2. Quan tâm thờng xuyên đối với những học sinh yếu kém, thường xuyên kiểm tra, theo dõi các hành vi, ý thức học tập của đối tợng học sinh đó để có hướng điều chỉnh cho học sinh. Động viên khuyến khích học sinh yếu khi các em trả lời đúng câu hỏi, gần gũi động viên để các em tự tin, phấn đấu trong học tập để vươn lên.
3. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm tình hình tiếp thu kiến thức qua từng giai đoạn của học sinh yếu kém. Phân bố đối tượng học sinh dàn trải đều cho các nhóm, số lợng học sinh khá, trung bình, yếu, kém tránh tình trạng học sinh khá giỏi ngồi vào một nhóm, học sinh yếu kém ngồi vào một nhóm, nhằm thúc đẩy lẫn nhau trong học nhóm.
4. Liên hệ với gia đình học sinh để phối hợp tác động đến việc học của học sinh. Gia đình quản lý chặt thời gian học ở nhà đảm bảo 1 tiết trên lớp phải học ở nhà 1 tiết (học bài cũ và đọc bài mới)
5. Tổ chức cho học sinh học theo nhóm nhỏ theo ngõ nhà, theo thôn, theo xóm. Chia đều các đối tợng để học sinh khá kèm học sinh yếu.
6. Quan tâm, tặng quà, sách, vở, bút cho học sinh yếu điều kiện hoàn cảnh khó khăn.
7. Phân loại học sinh yếu kém theo theo điều kiện hoàn cảnh kinh tế khó khăn hay ham chơi, nghich ngợm, lời học để từ đó có hướng tác động phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong trong công tác phụ đạo học sinh yếu, kém! 
Chương trình phụ đạo học sinh yếu - kém Toán 7
Buổi
Tên và nội dung bài phụ đạo
Ghi chú
20
trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh
21
trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác (cạnh – góc - cạnh)
22
trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc-cạnh-góc
23
luyên tập ba trường hợp băng nhau của hai tam giác
24
Luyện tập tam giác cân
25
Luyện tập định lý pi -ta -go
26
luyện tập các trường hợp băng nhau của tam giác vuông
27
Ôn tập chương II
28
Luyện tập quan hệ đường vuông góc và đường xiên,đường xiên và hình chiếu.
29
Luyện tập .Quan hệ giưa ba cạnh của tam giác
30
 Luyên tập tính chất ba đường trung tuyến, phân giác của tam giác.
31
Luyên tập tính chất ba đường trung trực,đường cao của tam giác.
32
Đơn thức
33
Đa thức
34
 Luyên tập cộng, trừ đa thức
35
Ôn tâp chương 
36,37
Ôn tâp cuối năm đại số
DANH SáCH HOC SINH YếU,KéM
TT
Họ Và TÊN
LớP
GHI CHú
1
Trần Đức Anh
7a
2
Hoàng Ngọc Bảo
7a
3
Trần Thị Thu Hà
7a
4
Trần Đức Hiếu 
7a
5
Trần Thị Hoài
7a
6
Trần Vũ Hoàng (b)
7a
7
Trần Văn Tuấn
7a
8
Hoàng Văn Luận
7b
9
Trần Thị Ly
7b
10
Nguyễn Thị Mai
7b
11
Hoàng Giang Nam
7b
12
Dương văn Tình
7b
13
Trần Thị Thu Trang
7b
14
Hoàng Văn Tuấn
7b
15
Lê Văn Tuấn
7b
16
Trần Đức Tuấn
7b
 Phù Hóa ngày 15/02/20011
 Gvbm
 Trần Thị Hoài Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docKHPD TOAN 7.doc