Khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 9 Trường thcs Ba Vinh

Khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 9 Trường thcs Ba Vinh

 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.

Câu 1: Văn bản “ Chiếu dời đô” là của tác giả nào?

 A. Lý Công Uẩn. B. Trần Quốc Tuấn.

 C. Nguyễn Trãi. D. Nguyễn Ái Quốc

Câu 2: Ở dạng viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu gì?

 A. Dấu chấm hỏi. B. Dấu chấm.

 C. Dấu chấm than. D. Dấu chấm lửng.

Câu 3: Câu phủ định là gì?

 A. Là câu dùng để tả hoặc kể một sự việc nào đó.

 B. Là câu nêu đều thắc mắc cần được giải đáp.

 C. Là câu sử dụng các từ ngữ phủ định (không, chưa, chẳng,.), dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc nào đó hoặc phản bác một ý kiến.

 D. Là câu thông báo xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 9 Trường thcs Ba Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BA TƠ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG THCS BA VINH MÔN NGỮ VĂN 9 – Năm học: 2008-2009
 Thời gian: 90’( Không kể giao đề)
Họ và tên:.. 
..
Lớp 9.
Điểm:
Lời phê của giáo viên:
I.Phần trắc nghiệm (5 điểm):
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản “ Chiếu dời đô” là của tác giả nào?
 A. Lý Công Uẩn. B. Trần Quốc Tuấn.
 C. Nguyễn Trãi. D. Nguyễn Ái Quốc
Câu 2: Ở dạng viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu gì?
 A. Dấu chấm hỏi. B. Dấu chấm.
 C. Dấu chấm than. D. Dấu chấm lửng.
Câu 3: Câu phủ định là gì?
 A. Là câu dùng để tả hoặc kể một sự việc nào đó.
 B. Là câu nêu đều thắc mắc cần được giải đáp.
 C. Là câu sử dụng các từ ngữ phủ định (không, chưa, chẳng,..), dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc nào đó hoặc phản bác một ý kiến. 
 D. Là câu thông báo xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất.
Câu 4: Thế nào gọi là “nói tranh lượt lời”?
 A. Nói khi người đối thoại đã kết thúc lượt lời.
 B. Nói khi được chủ toạ chỉ định.
 C. Nói xen vào sau khi đã xin lỗi người đối thoại và được người đối thoại đồng ý.
 D. Nói ngang lời người khác, khi người ấy chưa kết thúc lượt lời.
Câu 5: Vì sao tác giả viết “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ.” ( Tố Hữu), mà không viết: Ôi giang sơn Tổ quốc hùng vĩ.? 
 A. Vì giang sơn hùng vĩ là nói được sự hùng vĩ của núi sông Việt Nam.
 B. Vì từ Tổ quốc ít khi đi liền từ hùng vĩ.
 C.Vì trật tự từ trong câu thơ của Tố Hữu đảm bảo được sự hài hoà về ngữ âm.
 D. Vì từ ôi ít khi đi liền từ giang sơn.
Câu 6: Câu văn dưới đây sai ở chổ nào?
 “Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở Điện Biên Phủ.”
 A. Chủ ngữ và vị ngữ không tương ứng.
 B. Lặp lại nhiều từ vết thương.
 C. Câu trên diễn đạt lủng củng, trùng lặp.
 D. Câu trên mắc lỗi lô gíc “ cánh tay” và “Điện Biên Phủ” không cùng trường nghĩa, không cùng bình diện.
Câu 7: Văn bản “ Tức cảnh Pác Bó” là của tác giả nào?
 A.Hồ Chí Minh. B. Tố Hữu
 C. Nguyễn Trãi. D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 8: Văn bản “ Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ nào dưới đây?
 A. Thất ngôn bát cú. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
 C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Song thất lục bát.
Câu 9: Mục đích của Trần Quốc Tuấn khi viết bài “ Hịch tướng sĩ” là gì?
 A. Kêu gọi quân dân cả nước đồng lòng chống giặc ngoại xâm.
 B. Khích lệ tinh thần yêu nước của binh sĩ.
 C. Bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.
 D. Đánh bại tư tưởng bàng quan, cầu an hưởng lạc, thái độ thờ ơ với vận mệnh đất nước trong hàng ngũ tướng sĩ.
Câu 10: Qua văn bản “ Bàn về phép học”, để khắc phục hậu quả của “ lối học hình thức”, theo tác giả, việc học phải như thế nào để có hiệu quả thiết thực?
 A. Học từ tứ thư, ngũ kinh đến chư sử.
 B. Học phải kết hợp với hành.
 C.Khi học phải biết tóm lượt những ý chính.
 D. Khi tìm hiểu một văn bản, điều quan trọng nhất là phải quan tâm đến nội dung văn bản.
II. Tự luận. ( 5 điểm)
 Giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương Ba Tơ.
 BÀI LÀM
PHÒNG GD&ĐT BA TƠ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG THCS BA VINH MÔN NGỮ VĂN – Năm học: 2008-2009
 Thời gian: 90’( Không kể giao đề)
Họ và tên:.. 
..
Lớp 7.
Điểm:
Lời phê của giáo viên:
I.Phần trắc nghiệm (5 điểm):
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai?
A. Anh bộ đội. B. Anh du kích. C.Anh đội viên. D. Anh giải phóng quân.
Câu 2: Bài thơ “Lượm” (Tố Hữu) được làm theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do. B. Thơ bốn chữ. C. Thơ năm chữ. D. Đồng dao.
Câu 3: Chú bé Lượm ( Bài “Lượm” (Tố Hữu)) đã hi sinh trong hoàn cảnh nào?
A. Trên đường đi chiến đấu. C. Trên đường hành quân. 
B. Trên đường trở về chiến khu. D. Trên đường đi đưa thư.
Câu 4: Văn bản “Cô Tô”(Nguyễn Tuân) thuộc thể loại nào?
C. Kí. B. Tự sự. C. Trữ tình. D. Phóng sự.
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về vai trò thành phần chính của câu?
A. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt của câu.
B. Là những thành phần không bắt buộc phải có mặt của câu.
C. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
D. Giúp cho câu hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn.
Câu 6: Bài văn “Lao xao” (Duy Khán) tả và kể các loài chim theo thứ tự nào dưới đây?
A. Tự do, không theo trình tự nào.
B. Bài văn miêu tả các loài chim theo loài.
C. Bài văn miêu tả các loài chim theo hai nhóm: nhóm lành và nhóm dữ.
D. Bài văn miêu tả các loài chim theo hai loại: những loài chim nhỏ và những loài chim lớn.
Câu 7: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi viết về cầu Long Biên “đã trở thành chứng nhân lịch sử” ( Trích Văn bản “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử”) ?
A. Phóng đại. B. Liệt kê. C. So sánh. D. Nhân hoá. 
Câu 8: Quan điểm “ Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc” của Xi-át- tơn ( Trích “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”) tương ứng với thuật ngữ nào dưới đây?
A. Hệ sinh thái. B. Cân bằng sinh học. 
C. Đa dạng sinh học. D. Bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 9: Dòng nào chỉ ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất của bài văn “ Động Phong Nha” (Trần Hoàng) ?
A. Lòng yêu nước và tự hào dân tộc
B. Ý thức mở mang hiểu biết.
C. Ý thức bảo vệ thiên nhiên và danh lam thắng cảnh.
D. Thói quen tận dụng lợi thế thiên nhiên ban cho.
Câu 10: Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán - Việt?
A. Kiêu kì. B. Xanh thẳm. C. Đục ngầu. D. Tẻ nhạt. 
II. Tự luận. ( 5 điểm)
 Bằng những hiểu biết và trí tưởng tượng của mình, em hãy viết bài văn tả cảnh thôn bản của quê em vào một buổi sáng. 
 BÀI LÀM
 PHÒNG GD&ĐT BA TƠ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG THCS BA VINH MÔN NGỮ VĂN 9 – Năm học: 2008-2009
 Thời gian: 90’( Không kể giao đề)
 MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
I.Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức về chương trình Ngữ văn đã học ở lớp 8.
 - Qua bài khảo sát giúp học sinh định hướng học tập trong năm học lớp 9 tốt hơn.
 -Rèn luyện cho HS tính tự giác khi làm bài kiểm tra. II.Phạm vi cần đạt:
- Chiếu dời đô. - Câu cảm thán
- Câu phủ định. - Hội thoại.
- Lựa chọn trật tự từ trong câu. - Chữa lỗi diễn đạt.
- Tức cảnh Pác Bó. - Hịch tướng sĩ.
- Bàn về phép học. - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
III. Ma trận đề kiểm tra: Tỉ lệ: 5:5
 Mức độ
 Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chiếu dời đô
1
 0,5 
1
 0,5 
Câu cảm thán
1
 0,5
1
 0,5 
Câu phủ định
1
 0,5
1
 0,5 
Hội thoại
1 
 0,5
1
 0,5 
Lựa chọn trật tự từ trong câu
1
 0,5
1
 0,5 
Chữa lỗi diễn đạt
1
 0,5
1
 0,5 
Tức cảnh Pác Bó
1
 0,5
1
 0,5
2
 1
Hịch tướng sĩ
1
 0,5 
1
 0,5
Bàn về phép học
1
 0,5
1
 0,5
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
1
 5
1
 5
Cộng
4
 2
5
 2,5
2
 5,5
11
 10
 PHÒNG GD&ĐT BA TƠ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG THCS BA VINH MÔN NGỮ VĂN 7 – Năm học: 2008-2009
 Thời gian: 90’( Không kể giao đề)
 MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
I.Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức về chương trình Ngữ văn đã học ở lớp 6.
 - Qua bài khảo sát giúp học sinh định hướng học tập trong năm học lớp 7 tốt hơn.
 -Rèn luyện cho HS tính tự giác khi làm bài kiểm tra. II.Phạm vi cần đạt:
- Đêm nay Bác không ngủ. - Lượm.
- Cô Tô. - Các thành phần chính của câu.
- Lao xao. - Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. - Động Phong Nha.
- Từ Hán Việt. - Văn miêu tả.
III. Ma trận đề kiểm tra: Tỉ lệ: 5:5
 Mức độ
 Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đêm nay Bác không ngủ
1 
 0,5 
1
 0,5 
Lượm
1
 0,5
1
 0,5
2
 1 
Cô Tô
1
 0,5
1
 0,5 
Các thành phần chính của câu
1
 0,5
1
 0,5 
Lao xao
1
 0,5
1
 0,5 
Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử
1
 0,5
1
 0,5 
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
1
 0,5
1
 0,5
Động Phong Nha
1
 0,5 
1
 0,5
Từ Hán Việt
1
 0,5
1
 0,5
Văn miêu tả
1
 5
1
 5
Cộng
4
 2
5
 2,5
2
 5,5
11
 10
PHÒNG GD&ĐT BA TƠ ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL
TRƯỜNG THCS BA VINH MÔN NGỮ VĂN 7 – Năm học: 2008-2009
I/ TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu khoanh tròn đúng được 0,5 điểm, tổng 5,0 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
D
A
C
C
D
B
C
A
II/ TỰ LUẬN: Bài làm của học sinh cần đạt những yêu cầu sau:
1/ Hình thức : (1 điểm)
Viết đúng thể loại văn miêu tả.
Bài viết có bố cục ba phần : MB, TB, KB rõ ràng.
Văn phong trôi chảy, trong sáng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
2/ Nội dung: (4 điểm)
 a/ Mở bài: (0,5 điểm)
	Tả khái quát về thôn bản: vị trí địa giới, nêu cảm nhận đầu tiên về thôn bản vào một buổi sáng.
 b/ Thân bài: ( 3 điểm)
 Lần lượt miêu tả cảnh thôn bản vào một buổi sáng theo một thứ tự nhất định. Bài viết cần nêu được các ý sau:
Khung cảnh buổi sáng sớm ở thôn bản: sương núi, khói bếp từ các nhà, cảnh mặt trời lên,
Hoạt động của con người: người lớn đi làm; trẻ em đến trường,
Không khí tươi vui, nhộn nhịp của thôn bản.
c/ Kết bài: (0,5 điểm)
 Cảm xúc yêu quí thôn bản, quê hương, ý thức trách nhiệm của bản thân.
PHÒNG GD&ĐT BA TƠ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KSCL
TRƯỜNG THCS BA VINH MÔN NGỮ VĂN 9 – Năm học: 2008-2009
I/ TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu khoanh tròn đúng được 0,5 điểm, tổng 5,0 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
C
D
C
D
A
C
D
C
II/ TỰ LUẬN: Bài làm của học sinh cần đạt những yêu cầu sau:
1/ Hình thức : (1 điểm)
Viết đúng thể loại văn thuyết minh.
Bài viết có bố cục ba phần : MB, TB, KB rõ ràng.
Văn phong trôi chảy, trong sáng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
2/ Nội dung: (4 điểm)
 a/ Mở bài: (0,5 điểm)
	Giới thiệu khái quát về quê hương Ba Tơ, về đối tượng cần thuyết minh.
 b/ Thân bài: ( 3 điểm)
 Giới thiệu cụ thể về di tích lịch sử:
Thời gian xây dựng.
Quy mô di tích: diện tích xây dựng, cấu trúc, vẻ đẹp.
Nội dung và ý nghĩa của di tích.
c/ Kết bài: (0,5 điểm)
 Nêu cảm nghĩ về truyền thống quê hương, ý thức trách nhiệm của mọi người, bản thân trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương, dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KS.doc