Câu 1: Câu cầu khiến là câu:
A. Có những từ dùng để ra lệnh như: Đi, thôi, hãy.
B. Có những từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào. hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh,yêu cầu, đề nghị, khuyện bảo.
C. Có những từ dùng để yêu cầu, đề nghị như: Hãy, đừng, chớ.
D. Có những từ dùng để khuyên bảo như: Đừng, thôi, nào.
Câu 2: Trong các câu sau câu nào là câu nghi vấn?
A. Việc này nó không làm thì ai làm.
B. Hãy đóng cửa vào.
C. Chao ôi, bông hoa đẹp quá!
D. Anh ấy tắt thuốc lá rồi.
Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆT 8 ( Tiết 127) 1.MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1: Câu phân loại theo mục đích nói (Câu cảm thán, câu cầu khiến, câu phủ định, câu nghi vấn) TN TL TN TL Thấp Cao Số câu: 5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Nhận biết được khái niệm, nhận diện một số kiểu câu qua ví dụ. Hiểu mục đích, tác dụng của một số kiểu câu trong VD cụ thể. Đặt câu phân loại theo mục đích nói . Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Chủ đề 2: Hành động nói - Xác định được hành động nói trong một đoạn văn cụ thể. Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Chủ đề 3: Hội thoại - Nhận ra quan hệ xã hội trong một tình huống hội thoại cụ thể. Xây dựng được một đoạn hội thoại và thể hiện các vai xã hội. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 2 Số điểm: 4,5 Tỉ lệ: 45% Chủ đề 4: Lựa chọn trật tự từ trong câu Hiểuđượcmục đích việc lựa chọn trật tự từ trong câu Sắp xếp lại trật tự từ trong câu cho trước. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 10 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT I/Trắc nghiệm khách quan (03 điểm): Chọn ý em cho là đúng nhất cho các câu hỏi và ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Câu cầu khiến là câu: A. Có những từ dùng để ra lệnh như: Đi, thôi, hãy... B. Có những từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.... hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh,yêu cầu, đề nghị, khuyện bảo... C. Có những từ dùng để yêu cầu, đề nghị như: Hãy, đừng, chớ. D. Có những từ dùng để khuyên bảo như: Đừng, thôi, nào... Câu 2: Trong các câu sau câu nào là câu nghi vấn? A. Việc này nó không làm thì ai làm. B. Hãy đóng cửa vào. C. Chao ôi, bông hoa đẹp quá! D. Anh ấy tắt thuốc lá rồi. Câu 3:Câu phủ định “Tôi không làm việc này” có mục đích gì? A. Thông báo sự việc. B. Xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất quan hệ nào đó. C. Phản bác một ý kiến, một nhận định. D. Bộc lộ cảm xúc. Câu 4: Tác dụng của câu cảm thán là gì? A. Dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc. B. Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. C. Dùng để hỏi. D. Dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm cảm xúc của người nói, viết. Câu 5: Vai xã hội trong đoạn hội thoại sau đây là: “Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có nhưu dạo trước đâu!” (Trích “Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng) A. Quan hệ trên- dưới theo tuổi tác. B. Quan hệ trên- dưới theo địa vị xã hội. C. Quan hệ trên- dưới theo thứ bậc gia đình. D. Quan hệ thân- sơ theo mức độ thân tình. Câu 6 : Dụng ý của việc sắp xếp trật tự từ của các phần in đậm trong khổ thơ sau là: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.” (“Ta đi tới” - Tố Hữu) A. Thể hiện thứ tự nhất định của sự việc hiện tượng. B. Nhấn mạnh hoàn cảnh của sự vật, đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. C. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. D. Liên kết câu với những câu khác trong đoạn văn. II/ Tự luận( 7 điểm): Câu 1 (1 điểm): Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau: “Lê Thận nâng gươm lên ngay đầu nói với Lê Lợi: - Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc!” ( Sự tích Hồ Gươm - Truyện truyền thuyết) Câu 2 (1 điểm): Sắp xếp lại trật tự từ của câu in đậm trong đoạn văn sau? “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Câu 3 (1 điểm): Hãy đặt một câu cầu khiến và một câu phủ định? Câu4 (4 điểm): Viết một đoạn hội thoại ngắn (từ 7-8 dòng) chủ đề tự chọn thể hiện được các vai xã hội? Xác định vai xã hội trong đoạn hội thoại đó. ......................................Hết....................................... ( Đề này có 2 trang ) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆT 8 (TIẾT 127). I.Trắc nghiệm khách quan: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm tổng 3 điểm. Câu Đáp án 1. B 2. A 3. C 4. D 5. C 6. B II/ Tự luận ( 7 điểm): Câu 1(1 điểm): Học sinh chỉ được hai hành động nói mỗi ý cho 0,5 điểm Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn-> Hành động trình bày. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc!-> Hành động hứa hẹn. Câu 2 (1 điểm): - Sắp xếp đúng trật tự từ được 0,5 điểm Thứ tự đúng là: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. - Nêu được mục đích của việc sắp xếp được 0,5 điểm Mục đích: Thể hiện thứ tự nhất định của sự việc, hiện tượng Câu 3: (1 điểm) Viết được1 câu cầu khiến và 1 phủ định đúng mỗi câu được 0,5 điểm tổng 1 điểm. VD: Câu cầu khiến ( Bạn đừng làm như thế) Câu phủ định ( Tôi đâu có nghỉ học ) Câu 4: (4 điểm) Học sinh viết được đoạn hội thoại trọn vẹn nội dung, đảm bảo hình thức được 3 điểm - Xác định được vai xã hội trong đoạn hội thoại được 1 điểm => Tổng 4 điểm. ......................................Hết.......................................
Tài liệu đính kèm: