Kiểm tra 1 tiết Vật lý 7 – Học kì 1

Kiểm tra 1 tiết Vật lý 7 – Học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)

Câu 1. Vì sao ta nhìn thấy một vật? Câu trả lời nào dưới đây là đúng

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.

C. Vì vật được chiếu sáng D. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

Câu 2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy B. Mặt Trăng

C. Mặt Trời D. Đèn ống đang sáng

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai ?

A. Trong thực tế có tồn tại một tia sáng riêng lẻ.

B. Trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ.

C. Ánh sáng được phát ra dưới dạng các chùm sáng

D. Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết Vật lý 7 – Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS TT Cửa Việt	KIỂM TRA 1 tiết VL7 – HK1
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)
 Vì sao ta nhìn thấy một vật? Câu trả lời nào dưới đây là đúng
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật	B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
C. Vì vật được chiếu sáng	D. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy	B. Mặt Trăng
C. Mặt Trời	D. Đèn ống đang sáng	
Phát biểu nào dưới đây sai ?
Trong thực tế có tồn tại một tia sáng riêng lẻ.
Trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ.
Ánh sáng được phát ra dưới dạng các chùm sáng
Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.
 Phát biểu đúng về đường truyền của ánh sáng trong không khí đồng tính?
A. là đường gấp khúc	B. là đường cong bất kì.
C. là đường thẳng	D. có thể là đường thẳng hoặc cong.
 Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?
Ban đêm khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.
Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
 Vùng bóng tối là vùng ...................
Nằm trên màn chắn không được chiếu sáng.
Nằm trước vật cản.
Ở sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Không được chiếu sáng.
 Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng?
A. Mặt kính trên bàn gỗ	B. mặt nước trong phẳng lặng
C. Màn hình phẳng tivi	D. Tấm lịch treo tường.
 Trong trường hợp nào thì tia phản xạ và tia tới cùng nằm trên một đường thẳng
Khi tia tới hợp với mặt gương một góc 45o
Khi tia tới vuông góc với mặt gương
Khi tia tới song song với mặt gương
Khi góc tới bằng 60o
 Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.	B. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.	D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.
 Ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn vì:
Ảnh ảo là nguồn sáng
Chùm tia phản xạ là chùm tia phân kì không hội tụ trên màn
Ảnh ảo là vật sáng
Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương
 Khi đứng trước gương phẳng ta thấy ảnh của mình ở trong gương. Hỏi phát biểu nào dưới đây sai ?
Ta không thể hứng được ảnh của mình trên màn chắn.
Ảnh của ta hay của một vật tạo bởi gương phẳng không thể sờ được.
Nhìn vào gương ta có thể thấy được ảnh của một vật trước gương.
Ảnh của người hay của vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn.
 Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ?
A. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.	B. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.
C. Hứng được trên màn, bằng vật.	D. Không hứng được trên màn, lớn hơn vật.
Lợi ích của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước người lái xe ôtô, xe máy là : 
Ảnh của các vật trong gương cầu lồi nhỏ hơn.
Nhìn rõ hơn.
Ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn.
Vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn.
 Tác dụng của gương cầu lõm là : 
Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.
Biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật.
Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ là chùm phân kì.
Chọn câu sai
Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh :
Ảo, lớn hơn vật.
Thật.
Ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương.
Hứng được trên màn chắn.
Chọn câu trả lời chính xác nhất.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Câu 2. Xác định trên hình 1 ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.
A
B
Hình 1
Câu 3. Chiếu tia tới SI lên gương phẳng (hình 2), xác định tia phản xạ. Cho SI tạo với gương một góc a = 25o. Xác định góc phản xạ.
S
I
a
Hình 2
Trường THCS TT Cửa Việt	KIỂM TRA 1 tiết VL7 – HK2
TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 9: CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT
Câu 1. Chọn câu sai.
A. Tất cả các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút hoặc đẩy vật không nhiễm điện.
C. Bàn ghế lau chùi càng mạnh thì càng dễ bị bám bụi.
D. Vật bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Câu 2. Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện tích âm. Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện tích gì?
	A. Trung hòa về điện	B. Nhiễm điện tích âm
	C. Nhiễm điện tích dương	D. Không mang loại điện tích nào
Câu 3. Trong vật nào dưới đây không có dòng điện chạy qua?
	A. Máy ảnh dùng pin lúc đang chụp ảnh.
	B. Máy tính lúc màn hình đang sáng.
	C. Nồi cơm điện lúc đang nấu cơm.
	D. Đồng hồ dùng pin lúc kim của nó đang đứng yên.
Câu 4. Chất nào dẫn điện tốt nhất trong các chất sau đây?
	A. Nhôm.	B. Đồng 	C. Sắt	D. Vàng.
Câu 5. Trong vật nào dưới đây không có các êlectrôn tự do.
	A. Một đoạn dây thép	B. Một đoạn dây đồng
	C. Một đoạn dây nhựa	D. Một đoạn dây nhôm
Câu 6. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
	A. Đèn LED	B. Máy sấy tóc	C. Bàn là điện 	D. Ấm điện đang đun nước
Câu 7. Một vật trung hoà về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
	A. Vật đó nhận thêm êlectrôn	B. Vật đó mất bớt điện tích dương
	C. Vật đó mất bớt êlectrôn 	D. Vật đó nhận thêm điện tích dương
Câu 8. Tác dụng nhiệt của dòng điện ở dụng cụ nào sau đây là không có ích?
	A. Bàn là điện	B. Ấm điện	C. Máy sấy	D. Quạt điện	
Câu 9. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây:
	A. sinh lí.	B. từ	C. phát ra âm thanh.	D. hoá học
CÂU 10, 11: ĐIỀN TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG
Câu 10. Có  loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì . nhau, mang điện tích khác loại thì . .... nhau.
Câu 11. Trong mạch điện kín, các êlectrôn tự do dịch chuyển từ cực..sang cực của nguồn điện,  chiều của dòng điện trong mạch.
Câu 12. Kết nối nội dung ở cột A với cột B
A
B
1. Tác dụng sinh lí	
2. 	Tác dụng từ	
3. Tác dụng hóa học	
4. Tác dụng nhiệt
5. Tác dụng phát sáng
a. Đèn LED
b. Mạ bạc
c. Nam châm điện
d. Bóng đèn dây tóc
e. Tê liệt thần kinh
1 →.; 2 →..; 3→..; 4→; 5 →.	
Câu 13. Cho 2 pin mắc nối tiếp, 1 bóng đèn, 1 công tắc và các dây dẫn. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện chạy trong mạch khi đèn sáng.
Câu 14. Dòng điện trong kim loại là gì?
Câu 15. Ở các nhà máy dệt, đôi khi xảy ra hiện tượng sợi bị mắc vào các răng lược làm rối và đứt sợi. Giải thích hiện tượng và nêu cách khắc phục.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra 1 tiet VL7 hoc ki 1 2.doc