Câu 1: Tiếng Việt ( 2 điểm)
-Thế nào là chỉ từ?
-Xác định chỉ từ trong câu sau: “ Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.”
( Bánh chưng, bánh giầy)
Câu 2: Văn học (2 điểm)
Trong các nhân vật của các truyện dân gian đã học, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
Câu 3: Làm văn (6 điểm)
Hãy kể về những đổi mới ở quê em.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2009-2010 HUYỆN BA TƠ MÔN: Ngữ văn, KHỐI: 6 Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian phát đề) Trường: THCS Ba Vinh Ngày kiểm tra:../../.. Họ và tên:. Lớp: 6 Buổi:. SBD:. Điểm: Lời phê của giáo viên: Người chấm bài ( Kí, ghi rõ họ và tên) Người coi kiểm tra ( Kí, ghi rõ họ và tên) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: Tiếng Việt ( 2 điểm) -Thế nào là chỉ từ? -Xác định chỉ từ trong câu sau: “ Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.” ( Bánh chưng, bánh giầy) Câu 2: Văn học (2 điểm) Trong các nhân vật của các truyện dân gian đã học, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? Câu 3: Làm văn (6 điểm) Hãy kể về những đổi mới ở quê em. Bài làm: PHÒNG GD-ĐT BA TƠ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2009-2010 TRƯỜNG THCS BA VINH MÔN: Ngữ văn, KHỐI: 6 Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian phát đề) --------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1: Tiếng Việt ( 2 điểm) Học sinh cần thực hiện đúng các yêu cầu: - Phát biểu định nghĩa về chỉ từ: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.(1,5 điểm) - Xác định đúng chỉ từ trong câu: Chỉ từ: “đấy” (0,5 điểm.) Câu 2: Văn học (2 điểm) Học sinh có thể thể hiện sự yêu mến của mình về bất cứ nhân vật nào trong các truyện dân gian đã học (nhân vật thiện), nội dung lí giải cần nói rõ: vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện, những ấn tượng sâu sắc của em về nhân vật đó. Câu 3: Làm văn (6 điểm) Bài làm của học sinh cần đạt những yêu cầu sau: a/ Hình thức : (1 điểm) Viết đúng thể loại văn tự sự. Bài viết có bố cục ba phần : MB, TB, KB rõ ràng. Văn phong trôi chảy, trong sáng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả. b/ Nội dung: (5 điểm) Học sinh có những cách viết khác nhau song bài văn cần đảm bảo các nội dung sau: */ Mở bài: (0,5 điểm) Nêu những nét khái quát về quê hương em. */ Thân bài: ( 4 điểm) Kể lại những đổi mới của quê hương: - Những đổi mới về cơ sở vật chất: có điện, có đường, có trường mới, các trụ sở làm việc, nhà được xây mới, khang trang hơn,(1,5 điểm). - Những đổi mới trên các phương diện: đời sống, văn hoá, dịch vụ, (1,5 điểm). - Sự phấn khởi, tình yêu quê hương của người dân (1 điểm). */ Kết bài: (0,5 điểm) Nêu cảm xúc của bản thân đối với quê hương: yêu mến, cố gắng học tập ----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: