Câu 1: (2đ)
a) Nguồn sáng có đặc điểm gì ? Cho hai ví dụ về vật sáng.
b) Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào? Cho ví dụ ứng dụng này trong thực tế.
Câu 2: (3đ)
a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
b) Hãy vẽ một tia sáng SI chiếu đến một gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 40o, từ đó vẽ tiếp tia phản xạ IR và xác định độ lớn của góc tới, góc phản xạ.
Họ và tên KIỂM TRA HỌC KỲ I . NĂM HỌC 2010 -2011 Lớp : MÔN : VẬT LÝ KHỐI 7 Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian chép, phát đề) Điểm ĐỀ 1 Câu 1: (2đ) a) Nguồn sáng có đặc điểm gì ? Cho hai ví dụ về vật sáng. b) Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào? Cho ví dụ ứng dụng này trong thực tế. Câu 2: (3đ) a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. b) Hãy vẽ một tia sáng SI chiếu đến một gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 40o, từ đó vẽ tiếp tia phản xạ IR và xác định độ lớn của góc tới, góc phản xạ. Câu 3: (2đ) a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có những tính chất gì giống và khác nhau? b) Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? Câu 4: (1đ) Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng Câu 5: (2đ) a) Một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong, khi bay tạo ra những tiếng “vo ve”. Em hãy giải thích vì sao ta nghe được các âm thanh đó? b) Một vật thực hiện dao động với tần số 20 Hz. Hỏi trong 2 phút vật thực hiện bao nhiêu dao động? ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 7 ĐỀ 1 Nội dung Biểu điểm Câu 1 Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. HS tự cho VD. Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. - HS tự cho VD. Câu 2: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới. HS vẽ hình - Tính góc tới, góc phản xạ: i= 90o – 40o = 50o i’=i= 50o Câu 3: a)* Giống nhau: Đều cho ảnh ảo. * Khác nhau : - Gương phẳng: cho ảnh to bằng vật. - Gương cầu lồi: cho ảnh nhỏ hơn vật. - Gương cầu lõm: cho ảnh lớn hơn vật.(Khi đặt vật gần sát gương) b) Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, vì vậy giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau, phòng tránh tai nạn giao thông. Câu 4 Câu 5: a) Do đôi cánh của chúng khi bay vẫy rất nhanh tạo ra dao động và âm phát ra, các âm thanh này có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz nên tai ta cảm thụ được các âm thanh đó. b) 2 phút = 2x60 = 1200s Số dao động: 2x1200 = 2400 dao động. (2đ) 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ (3đ) 1 đ 1đ 1đ (2đ ) 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 1 đ (1đ) (2đ) 1 đ 1đ Họ và tên KIỂM TRA HỌC KỲ I . NĂM HỌC 2010 -2011 Lớp : MÔN : VẬT LÝ KHỐI 7 Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian chép, phát đề) Điểm ĐỀ 2 Câu 1: (2đ) a) Ta nhìn thấy một vật khi nào? b) Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào? Cho ví dụ ứng dụng này trong thực tế. Câu 2: (3đ) a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng . b) Hãy vẽ một tia sáng SI chiếu đến một gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 30o, từ đó vẽ tiếp tia phản xạ IR và xác định độ lớn của góc tới, góc phản xạ. Câu 3: (2đ) a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có những tính chất gì giống và khác nhau? b) Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? Câu 4: (1đ) Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng Câu 5: (2đ) a) Dân gian có câu: “Thùng rỗng kêu to”. Điều này có đúng về mặt kiến thức vật lý không? Hãy cho biết ý kiến của em. b) Một vật thực hiện dao động với tần số 20 Hz. Hỏi trong 1 phút vật thực hiện bao nhiêu dao động? I. Lý thuyết 1. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.(1 điểm ) 2. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.(1 điểm ) 3.Ảnh tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng có những tính chất gì giống và khác nhau?(2 điểm) 4. Tần số là gì? Đơn vị của tần số?(1 điểm ) II. Bài tập 1.Tại sao khi nghe tàu hoả kéo còi từ xa, nếu ghé tai sát cột đèn cạnh đường ray thì bao giờ cũng nghe thấy tiếng xình xịch của bánh xe trước khi nghe được tiếng còi tàu?(2 điểm ) 2.Khi bay con muỗi thường vỗ cánh phát ra âm. Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai con côn trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn? Vì sao?.(1 điểm ) 3. Cho một điểm sáng S đặt trước môt gương phẳng.(2 điểm ) a. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh) b. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương. A S.. Duyệt của BGH Tổ trưởng Người ra đề ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ 7 ( NĂM HỌC 2010 – 2011) Đề 2 Phần Nội dung Biểu điểm I 1. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng 2. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyết của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. 3. Giống nhau: đều là ảnh ảo có cùng chiều với vật và không hứng được trên màn chắn Khác nhau * Gương phẳng: Ảnh có kích thước bằng vật, khoảng cách từ ảnh đến gương và khoảng cách từ gương đến vật bằng nhau. * Gương cầu lồi : Ảnh luôn nhỏ hơn vật, khoảng cách từ ảnh đến gương và khoảng cách từ gương đến vật là không bằng nhau. 4. Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị của tần số là héc(Hz) 1 điểm 1 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm II 1.Ta biết trong môi trường rắn, vận tốc truyền âm lớn hơn nhiều so với môi trường không khí. Tiếng còi tàu truyền trong không khí còn tiếng xình xịch của tàu truyền qua đường ray bằng thép đến tai, chính vì lí do này mà ghé tai sát cột đường ray thì bao giờ cũng nghe thấy tiếng xình xịch của bánh xe trước khi nghe được tiếng còi tàu. 2. Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con Ong đất tức là tần số âm do con muỗi phát ra lớn hơn. Như vậy, con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất (tính trong cùng một thời gian). 3 S A S’ 2 điểm 1 điểm 2 điểm Duyệt của BGH Tổ trưởng Người ra đáp án
Tài liệu đính kèm: