ĐỀ BÀI VÀ PHẦN LÀM BÀI
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ?
A. Ếch ngồi đáy giếng B. Đói cho sạch, rách cho thơm
C. Chết trong hơn sống đục D. Người ta là hoa đất
Câu 2: Câu tục ngữ “Ăn cây nào, rào cây ấy.” đã rút gọn thành phần nào?
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ D. Bổ ngữ
Câu 3: Câu nào dưới đây là câu đặc biệt?
A. Trăng lên. B. Mặc kệ!
C. Đường chúng ta đi rất đẹp. D. Học đi đôi với hành.
Trường THCS: ......................................... Họ và tên: ................................. Lớp: 7/... KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2008-2009 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 7 ĐIỂM: Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề ) ĐỀ BÀI VÀ PHẦN LÀM BÀI I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý trả lời mà em cho là đúng. Câu 1: Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ? A. Ếch ngồi đáy giếng B. Đói cho sạch, rách cho thơm C. Chết trong hơn sống đục D. Người ta là hoa đất Câu 2: Câu tục ngữ “Ăn cây nào, rào cây ấy.” đã rút gọn thành phần nào? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Bổ ngữ Câu 3: Câu nào dưới đây là câu đặc biệt? A. Trăng lên. B. Mặc kệ! C. Đường chúng ta đi rất đẹp. D. Học đi đôi với hành. Câu 4: Câu nào sau đây không phải là câu bị động? A. Em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi. B. Nó bị mọi người ghét bỏ. C. Bạn ấy được mọi người yêu mến. D. Nam bị thầy giáo phê bình. Câu 5: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh rất giản dị trong lời nói và bài viết? A. Vì Bác có năng khiếu văn chương B. Vì Bác được sinh ra ở nông thôn C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được Câu 6: Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của một bài văn nghị luận, được gọi là: A. Lập luận B. Suy luận C. Luận cứ D. Luận điểm Câu 7: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công nhất trong truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là gì? A. Tương phản B. Tăng cấp C. Tương phản và tăng cấp D. Liệt kê và tăng cấp Câu 8: Dòng nào nêu đúng giá trị nhân đạo của truyện “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn)? A. Thể hiện lòng căm thù bọn thống trị B. Thể hiện niềm thương cảm trước cuộc sống lầm than của nhân dân C. Tố cáo thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền D. Phê phán thói đam mê cờ bạc của quan phụ mẫu Câu 9: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu “Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”? A. Nhân hoá B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Liệt kê Câu 10: Cho biết cụm chủ - vị trong câu văn ở câu 9 làm thành phần gì của câu? A. Làm chủ ngữ B. Làm vị ngữ C. Làm phụ ngữ trong cụm động từ D. Làm phụ ngữ trong cụm tính từ Câu 11: Dấu chấm lửng trong câu “Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi!” (Phạm Duy Tốn) được dùng để làm gì? A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết B. Thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ C. Làm dãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một nội dung bất ngờ, ngoài dự đoán D. Làm cho lời nói được kéo dài, nhấn mạnh nội dung cần truyền đạt Câu 12: Có thể thêm trạng ngữ nào dưới đây vào câu văn có ở câu số 11? A. Lúc đó B. Ở đây C. Ngoài kia D. Đã từ lâu II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Ghi lại hai câu tục ngữ có nội dung trái nghĩa với câu “Ăn cháo đá bát.” Cho biết ý nghĩa khái quát của hai câu tục ngữ mà em vừa tìm. Câu 2: (5 điểm) Hãy giải thích điều dạy thứ hai trong Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng: “Học tập tốt, lao động tốt”. Bài làm (Phần này, học sinh phải dùng thêm giấy để làm đủ nội dung bài viết) ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC: 2008 – 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM: NGỮ VĂN 7 I. Trắc nghiệm. (3 điểm) Khoanh tròn. Mỗi đáp án đúng ghi 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A B A D D C B D B B C II. Tự luận. (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) - HS tìm được hai câu tục ngữ có nội dung trái ngược với câu “Ăn cháo đá bát” (1 điểm). Chẳng hạn: * Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. * Uống nước nhớ nguồn. - Nêu khái quát nội dung: Các câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của người hưởng thụ đối với những người đã làm ra thành quả... (1 điểm) Câu 2. (5 điểm) 1. Yêu cầu a. Kĩ năng: - Biết vận dụng kiểu bài nghị luận giải thích. - Cần giải thích gọn, rõ; vững chắc trong lập luận; dẫn chứng có tính thuyết phục. - Bố cục rõ, lời văn sáng sủa, dễ hiểu, đảm bảo sự liên kết giữa các phần, các đoạn. b. Kiến thức: * Giải thích được nội dung của lời dạy: - Thế nào là học tập tốt? Lao động tốt? + Học tập tốt là học tập chuyên cần, chăm chỉ, có mục đích, có kế hoạch + Lao động tốt là hoạt động tự giác có năng suất, có chất lượng, hiệu quả - Vì sao phải học tập tốt, lao động tốt? + Học tập là nhiệm vụ chính của người học sinh, đó là biết rèn luyện thành người có ích cho gia đình, xã hội + Lao động tốt để tạo ra của cải phục vụ bản thân, gia đình, xây dựng trường lớp; lao động tốt nhằm rèn luyện sức khoẻ - Để học tập tốt, lao động tốt cần phải làm gì? + Xác định mục đích, phương pháp trong học tập, lao động + Có phương pháp học tốt, lao động tốt, biết say mê và chịu khó trong lao động, học tập * Từ việc giải thích, hiểu được ý nghĩa của lời dạy và xác định được ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập và rèn luyện 2. Biểu điểm + Điểm 4,5-5: Đảm bảo tốt các yêu cầu cơ bản về kĩ năng và kiến thức. Diễn đạt trong sáng, xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, thuyết phục, còn một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt. + Điểm 3,5-4: Thể hiện tương đối rõ đặc trưng của kiểu bài nghị luận giải thích, làm rõ được nội dung vấn đề. Diễn đạt dễ theo dõi, tuy có chỗ sắp xếp ý chưa thật hợp lí, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt. + Điểm 2,5-3: Tỏ ra hiểu được vấn đề nhưng lập luận chưa rõ, chưa thật thuyết phục, còn nhiều lúng túng trong diễn đạt. + Điểm 1,5-2: Chưa vận dụng được phương pháp, sơ sài về nội dung. Mắc nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt. + Điểm 0-1: Bài viết quá sơ sài hoặc lạc đề, bỏ giấy trắng GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA HK II Môn: Ngữ văn 7. Năm học : 2008-2009 I. Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao đông sản xuất, Tục ngữ về con người và xã hội, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sống chết mặc bay. II. Tiếng Viêt: Câu rút gọn, Câu đặc biệt, Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu, Thêm trạng ngữ cho câu, Dấu chấm lửng, Liệt kê. III. Tập làm văn: Đặc điểm của văn bản nghị luận, Nghị luận giải thích.
Tài liệu đính kèm: