Kiểm tra tiếng việt 1 tiết môn: Ngữ văn lớp 9

Kiểm tra tiếng việt 1 tiết môn: Ngữ văn lớp 9

Câu 1: Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?

A- Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

B- Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói.

C- Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa.

D- Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.

Câu 2: Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc ?

A- Nặng lòng xót liễu vì hoa,

 Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.

B- Cỏ non xanh tận chân trời,

 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

C- Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,

 Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.

D- Cửa sài vừa ngỏ then hoa,

 Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1355Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra tiếng việt 1 tiết môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:
Ngµy thùc hiÖn:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 77
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì I lớp 9 của học sinh.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
 Trau dồi vốn từ
 Nhớ đặc điểm cỏc đơn vị từ vựng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Sự phát triển của từ vựng
Nhận biết được ý nghĩa của từ trong câu..
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Các phương châm hội thoại
- Nhớ đặc điểm các PCHT
- Nhận biết các phương châm hội trong các mẫu văn bản cụ thể.
Hiểu được các phương châm hội thoại.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %:
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Thuật ngữ 
Nhớ được khái niệm thuật ngữ và đặc điểm của thuật ngữ..
Đặt câu có thuật ngữ và giải nghĩa chỳng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
Vận dụng cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp để viết một đoạn văn theo chủ đề..
Các biện pháp tu từ
Hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 2
Số điểm: 5,5
Tỉ lệ: 55%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỷ lệ
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 9
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 TIẾT
THCS&THPT TIÊN YÊN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
	Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?
A- Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
B- Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói.
C- Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa.
D- Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
Câu 2: Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc ?
A- Nặng lòng xót liễu vì hoa,
 Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.
B- Cỏ non xanh tận chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
C- Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,
 Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
D- Cửa sài vừa ngỏ then hoa,
 Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang.
Câu 3: Trong giao tiếp, nói thừa từ ngữ là vi phạm đến phương châm hội thoại nào?
A- Phương châm về chất. B- Phương châm về lượng.
C- Phương châm quan hệ. D- Phương châm cách thức.
Câu 4: Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A- Phương châm về chất. B- Phương châm về lượng.
C- Phương châm quan hệ. D- Phương châm cách thức.
Câu 5: Để không vi phạm các phương châm hội thoại ta cần phải làm gì?
A- Hiểu rõ nội dung mình định nói.
B- Biết im lặng khi cần thiết.
C- Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
D- Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
Câu 6: Hình ảnh ẩn dụ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” được hiểu như thế nào?
A- Tấm lòng son là tấm lòng thương nhớ người yêu không bao giờ nguôi quên.
	B- Những thứ son phấn Kiều dùng để trang điểm không dễ gột rửa đi được.
	C- Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị vùi dập, hoen ố, biết bao giờ gột rửa được.
	D- Tấm lòng son sắt của Kiều với gia đình, quê hương không bao giờ phai nhạt.
II- TỰ TUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ.
Đặt câu có thuật ngữ và giải nghĩa của chúng.
Câu 2: (5 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp:
“Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”. 
(Đặng Thai Mai-“Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”).
----------------------------Hết------------------------
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM:
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
- Câu 1,2,3,4,5,6: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (tổng 3,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
B
B
C
D
C
II- TỰ TUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2điểm) 
a) Khái niệm thuật ngữ (0,5 điểm): Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Đặc điểm (0,5 điểm):
+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thi một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ.
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
b) Đặt câu có thuật ngữ (0,5 điểm): Trong môn Toán, chúng em đã được học định nghĩa về tam giác vuông.
- Giải nghĩa thuật ngữ tam giác vuông (0,5 điểm): Tam giác vuông là tam giác có một góc bằng 90 độ.
Câu 2: (5 điểm)
- Câu dẫn trực tiếp (2,5 điểm): Trong tác phẩm “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, Tác giả Đặng Thai Mai đã nêu rõ: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.” 
- Câu có lời dẫn gián tiếp (2,5 điểm): Trong tác phẩm “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, Tác giả Đặng Thai Mai đã khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. 
----------------------------Hết------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 77.doc