Kiểm tra văn 1 tiết môn: Ngữ văn lớp 9 (phần thơ hiện đại)

Kiểm tra văn 1 tiết môn: Ngữ văn lớp 9 (phần thơ hiện đại)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây được nhà thơ sáng tác khi đang nằm trên giường bệnh?

A- Con cò. B- Mùa xuân nho nhỏ.

C- Viếng lăng Bác. D- Nói với con.

Câu 2: Hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên có ý nghĩa biểu tượng gì?

A- Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.

B- Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay.

C- Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.

D- Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 6587Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra văn 1 tiết môn: Ngữ văn lớp 9 (phần thơ hiện đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:
Ngµy thùc hiÖn:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 135
 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng thơ hiện đại Việt Nam.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận.
2. Thời gian: 45 phút	 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
Thơ hiện đại
- Nhận biết được:
+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
+ Nội dung bài thơ 
+ Tên bài thơ với tác giả bài thơ.
- Nhớ chép lại được khổ thơ và chỉ ra nội dung chính khổ thơ.
- Hiểu ý nghĩa, hình ảnh thơ.
Nhận xét ý nghĩa của các yếu tố, hình ảnh trong bài thơ.
Viết bài văn ngắn nghị luận về một đọan thơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 7
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 7
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT
THCS&THPT TIÊN YÊN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 (Phần thơ hiện đại)
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
	Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Bài thơ nào dưới đây được nhà thơ sáng tác khi đang nằm trên giường bệnh?
A- Con cò.	B- Mùa xuân nho nhỏ.
C- Viếng lăng Bác.	D- Nói với con.
Câu 2: Hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên có ý nghĩa biểu tượng gì?
A- Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
B- Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay.
C- Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
D- Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru.
Câu 3: Trong bài thơ SANG THU em hiểu từ “chùng chình” trong hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về” như thế nào?
A- Đi rất chậm, dò từng bước một.
B- Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả.
C- Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói.
D- Ngập ngừng như không muốn đi.
Câu 4: Trong bài thơ NÓI VỚI CON “người đồng mình” có những đức tính tốt đẹp nào?
A- Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí.
	B- Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khất.
	C- Bền bỉ, nhẫn lại, chịu đựng, hi sinh.
	D- Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai.
Câu 5: Nối nội dung từ cột A sang cột B sao cho phù hợp.
Tên bài thơ (A)
Tên tác giả (B)
1. Mùa xuân nho nhỏ
a. Hữu Thỉnh
2. Sang thu
b. Thanh Hải
3. Viếng lăng Bác
c. Chế Lan Viên
4. Nói với con
d. Viễn Phương
e. Y Phương
II- TỰ TUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Đoạn mở đầu một bài thơ có câu: “Mọc giữa dòng sông xanh”
 	a) (1,0 điểm) Hãy chép tiếp năm câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ đầu của bài thơ và cho biết nội dung chính của khổ thơ.
b) (1 điểm) Trong khổ thơ này những câu thơ nào thể hiện hình ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình, bộc lộ cảm xúc vui tươi, trong trẻo của tác giả trước cảnh mùa xuân? Nhận xét cách dùng từ của tác giả.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích những cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau :
	“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
	Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
	Mà sao nghe nhói ở trong tim !”
	(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
----------------------------Hết------------------------
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM:
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
- Câu 1,2,3,4: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (tổng 2,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
D
A
- Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm (tổng 1,0 điểm)
+ Nối 1 với b
+ Nối 2 với a
+ Nối 3 với d
+ Nối 4 với e
II- TỰ TUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Chép đúng năm câu thơ tiếp theo (0,5 điểm)
“Mọc giữa dòng sông xanh
	Một bông hoa tím biếc
	Ơi con chim chiền chiện
	Hót chi mà vang trời
	Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng”.
- Nội dung chính của khổ thơ (0, 5 điểm): Cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên.
- Hình ảnh thơ được thể hiện trong hai câu thơ (0,5 điểm):
“Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng”.
- Nhận xét: (0,5điểm) tác giả dùng từ “giọt”, “hứng”-> nghệ thuật chuyển đổi cảm giác -> yêu mến, nâng niu, trân trọng tinh túy của đất trời.
Câu 2: (5 điểm)
1. Nội dung (4,5 điểm).
a) Mở bài (0,5điểm)
- Giới thiệu tác giả, bài thơ, nội dung đoạn thơ.
b) Thân bài (3,5 điểm)
Phân tích được cảnh trong lăng và cảm xúc của tác giả.
* Cảnh trong lăng (2,5 điểm)
+ Không gian trong lăng với sự yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ được diễn tả : hình ảnh ẩn dụ thích hợp “vầng trăng sáng dịu hiền” –> nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác.
 	 -> Giấc ngủ bình yên: cảm giác Bác vẫn còn, đang ngủ một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc.
 	-> Giấc ngủ có ánh trăng vỗ về. Trong giấc ngủ vĩnh hằng có ánh trăng làm bạn.
- Trời xanh -> hình ảnh tượng trưng, ẫn dụ -> sự bất tử của Bác.
* Cảm xúc (1 điểm)
+ “Vẫn biết trời xanh . Trong tim’: Động từ , câu cảm: -> sự bất tử của Bác, Bác sống mãi với trời đất non sông, nhưng lòng vẫn quặn đau, một nõi đau nhức nhối tận tâm can à Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ đã được biểu hiện rất chân thành, sâu sắc.
c) Kết bài (0,5 điểm)
- Khái quát, khẳng định giá trị của khổ thơ
2. Hình thức (0,5 điểm)
- Trình bày sạch sẽ, không sai chính tả, bố cục cân đối
----------------------------Hết------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 135.doc