Làm và sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS

Làm và sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS

II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Đổi mới phương pháp giảng dạy là tiến trình “Cải cách giáo dục”. Đảng và Nhà nước ta xác định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” thì việc làm và sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho môn học, ngành học là rất quan trọng, trong đó có bộ môn Tiếng Anh.

 Tiếng Anh là một bộ môn học có nét đặc trưng riêng mà người học phải chập chững những bước đi đầu tiên của tiến trình mà chương trìnhTHCS tiến hành.

 Trong những năm qua bộ môn Tiếng anh bậc THCS đã không ngừng được củng cố, nâng cao nhưng về cơ sở, vật chất còn thiếu nhiều như tranh ảnh, phòng máy, đài , Nên sự tiếp thu của học sinh còn nhiều hạn chế và thụ động. Giờ giảng của thầy thiếu sinh động. Để thiết thực đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS. Thực hiện Chỉ thị 32 (Tháng 11/1989) của Bộ Giáo dục về việc sử dụng thiết bị giáo dục trong nhà trường. Và đặc biệt với năm học 2008-2009 là năm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tôi thấy được và cần thiết phải sử dụng thiết bị trong bài giảng của bộ môn Tiếng Anh để những giờ lên lớp đạt hiệu quả cao. Đó cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài này.

 

doc 6 trang Người đăng phuongthanh95 Ngày đăng 13/07/2022 Lượt xem 174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Làm và sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng giáo dục & Đào tạo huyện chi lăng
sáng kiến kinh nghiệm
“Làm và sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp giảng dạy 
bộ môn tiếng anh ở trường THCS ”
Năm học 2008 - 2009
Họ và tên: Lê Thanh Hà
Đơn vị : Trường THCS xã Quang Lang
Quang Lang, tháng 5 năm 2009
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 Quang Lang, ngày 25 tháng 5 năm 2008
I/ Tên đề tài: “Làm và sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng anh ở trường THCS”
II/ Lý do chọn đề tài:
	Đổi mới phương pháp giảng dạy là tiến trình “Cải cách giáo dục”. Đảng và Nhà nước ta xác định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” thì việc làm và sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho môn học, ngành học là rất quan trọng, trong đó có bộ môn Tiếng Anh.
	Tiếng Anh là một bộ môn học có nét đặc trưng riêng mà người học phải chập chững những bước đi đầu tiên của tiến trình mà chương trìnhTHCS tiến hành.
	Trong những năm qua bộ môn Tiếng anh bậc THCS đã không ngừng được củng cố, nâng cao nhưng về cơ sở, vật chất còn thiếu nhiều như tranh ảnh, phòng máy, đài, Nên sự tiếp thu của học sinh còn nhiều hạn chế và thụ động. Giờ giảng của thầy thiếu sinh động. Để thiết thực đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS. Thực hiện Chỉ thị 32 (Tháng 11/1989) của Bộ Giáo dục về việc sử dụng thiết bị giáo dục trong nhà trường. Và đặc biệt với năm học 2008-2009 là năm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tôi thấy được và cần thiết phải sử dụng thiết bị trong bài giảng của bộ môn Tiếng Anh để những giờ lên lớp đạt hiệu quả cao. Đó cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài này. 
III/ Thực trạng:
Hiện nay mặc dù bộ môn Tiếng Anh được xem là một trong những bộ môn chính của chương trình nhưng một số học sinh còn nhận thức sai lệch về bộ môn Tiếng Anh: “Tiếng nước mình nói còn chưa sõi nói gì đến tiếng nước ngoài” do vậy khả năng nhận biết ngôn ngữ, tư duy, sáng tạo không có.
- Học sinh không nhớ chính xác từ mới, ngữ pháp. Một ví dụ chứng minh điển hình: Khi giáo viên nói học sinh nói theo rất tốt nhưng thực chất không hiểu gì về nghĩa của câu hoặc từ đó có nghĩa là gì.
	- Học sinh còn nhận thức rất kém về phong tục tập quán, nếp sống của đất nước Anh.
	 - Sử dụng “Phương pháp”, “Thầy đọc, trò ghi” tạo một không khí áp đặt, không hứng thú, sinh động trong giờ lên lớp. Học sinh ngồi học nhàm chán, học qua loa cho xong giờ. Như vậy những từ mới, cấu trúc ngữ pháp, không gây dấu ấn cho học sinh trong giờ lên lớp.
	Do những đặc trưng của bộ môn và do những ưu điểm và hạn chế cả thầy và trò trong dạy và học chúng ta không thể không có thiết bị giảng dạy nếu bài đó yêu cầu.
IV/ Nội dung:
1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
	 Khi nói đến đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường, Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ: “...Đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào tạo cho mọi người, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại và quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện tự học, tự nghiên cứu của học sinh”.
	Xuất phát từ đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường nói chung thì đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh cũng là quá trình chuyển từ phương pháp dạy học: “Thầy giảng – Trò nghe, thầy đọc – Trò ghi” sang phương pháp dạy học mới, trong đó người thầy là người tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tiếp cận, khai thác thông tin, tranh ảnh qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh là nhằm từng bước phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh trong tất cả các khâu. Trong cải tiến phương pháp dạy học môn Tiếng Anh chúng ta không thể không cải tiến việc: “Làm và sử dụng thiết bị dạy học” để làm cho bài giảng thêm sinh động và phong phú, tiết học mới hấp dẫn thu hút được sự chú ý của học sinh.
	Từ nhận thức triệt để về đặc trưng của bộ môn để nắm vững mục đích giáo dục trong nhà trường của Đảng và Nhà Nước ta: “Học đi đôi với hành”, “Lý luận phải có thực tiễn” vì vậy cả 4 kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Vì thế ngoài nhiên cứu tài liệu, sách tham khảo, soạn bài, giáo viên phải giảng chỉ bằng lời nói chưa đủ, chưa thể tái hiện được ngữ cảnh, tình huống của bài. Trong khi đó giáo viên lại dạy “Chay” thì dù bài giảng có hay biết mấy nếu không dùng “Thiết bị giảng dạy” như tranh ảnh, băng - đài thì tiết dạy ấy chẳng có ý nghĩa gì.
2. Cơ sở thực tế của vấn đề nghiên cứu:
	Trong giảng dạy chúng ta nói chung và của bản thân tôi nói riêng thấy sử dụng thiết bị giáo dục trong đổi mới phương pháp “Thầy chủ đạo - trò chủ động”
“Phát huy tính tích cực của học sinh” không chỉ cần thiết mà là cấp bách. Cũng trong quá trình giảng dạy tôi thấy ở học sinh có một số ưu và nhược điểm như đã nêu trên, bởi vậy xuất phát từ tình hình trên nên phương pháp trực quan sinh động trong bài giảng của giáo viên không thể thiếu được vì vậy người thầy phải làm và thực hiện tốt có khoa học 3 yêu cầu dưới đây:
a- Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học mà nhà nước, Bộ giáo dục ban hành. 
Từ lớp 8 đến lớp 9 ở chương trình THCS đều có tranh ảnh Bộ Giáo dục đã in sẵn phục vụ cho bài giảng, tiết giảng vì vậy giáo viên không thể bỏ qua bất cứ một chi tiết nào ngoài ra còn phải khai thác triệt để những tranh ảnh ấy làm sao để học sinh nắm bài, hiểu bài một cách nhanh chóng và sâu sắc.Đặc biêt ở chương trình Tiếng Anh lớp 9 hầu như tranh minh hoạ cho bài giảng gần đủ nên yêu cầu người thầy với lương tâm nghề nghiệp, với trách nhiệm của mình phải sử dụng một cách triêt để thiết bị, tranh ảnh mà nhà nước ban hành. 
b- Làm và sử dụng triệt để đồ dùng dạy học tôi đã tiến hành các tiết với bài giảng như sau: Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan (vật thật) để giới thiệu ngữ liệu mới, giới thiệu từ mới.....
Ví dụ 1: Unit 4: Period 24: C. Getting ready for school(C4-8)
Trong sách giáo khoa đồng hồ bé lại không có sự di chuyển giữa kim giờ và kim phút làm cho sự tiếp thu của học sinh khó khăn, thụ động, cứng nhắc thậm chí sự nhận biết ấy về thời gian của Tiếng Anh như là sự áp đặt, không khác gì thầy giảng, trò nghe mà học sinh không có khái niệm về thời gian qua chiếc đồng. Vì vậy tôi đã tận dụng chiếc đồng hồ treo tường cũ thiết kế lại thành giáo cụ trực quan để sử dụng vào giờ giảng giúp học sinh phát triển tư duy, sáng tạo và học sinh thực hành nói qua đồ dùng dạy học. Cụ thể là: ở phần C5 tôi điều chỉnh kim ngắn ở số 10, kim dài ở số 12 sau đó tôi hỏi học sinh bằng Tiếng Anh: What time is it? Và tôi tin rằng học sinh sẽ nhận biết ngay và sẽ trả lời: It ten o’clock. Cứ như vậy tôi lại điều chỉnh tiếp kim giờ và kim phút với những giờ và phút khác để học sinh tự nhận biết đó là mấy giờ, bao nhiêu phút. 
	Cũng với chiếc đồng hồ trên tôi có thể dạy được nhiều tiết tiếp theo như: Period 31: Grammar practice(Tiếng Anh 6); UNIT 4: Period 20:: At School(A1-3)(Tiếng Anh 7) 
Ví dụ 2: Unit 12: Period73: A. What are they doing? (A1-6)
	Trong phần 1: tôi phóng to 9 bức tranh và bỏ toàn bộ phần chữ dưới mỗi bức tranh. Khi sử dụng đồ dùng vào tiết dạy cụ thể bức tranh a) tôi đặt câu hỏi What is he doing? Học sinh quan sát tranh sẽ trả lời: “Anh ấy đang bơi” Qua câu trả lời của học sinh tôi sẽ giới thiệu cho học sinh từ mới “Swim(v): bơi”
Và lần lượt với các bức tranh còn lại học sinh sẽ nắm bắt đựoc ngay các từ mới trong bài. Qua phần giới thiệu từ mới đồng thời giới thiệu cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn qua các hoạt động trong tranh, cụ thể: What is he doing?- He is swimming. Từ đó học sinh quan sát tranh thực hành nói và viết.
Như vậy kết hợp với từ mới và cấu trúc câu học sinh quan sát tranh và thực hành một cách chủ động.
Ví dụ 3: Unit 14: Period 87:. B. Free time plans (B5-7) (Giáo án điện tử)
	Trong tiết này ở phần 5 SGK không có tranh ảnh tôi đã tìm tòi đồ dùng dạy học trên mạng để sử dụng vào phần này làm cho bài giảng sống động, học sinh học tập tích cực, không khí của một tiết trong lớp học sôi nổi hẳn lên. 
Cụ thể: Chiếc máy ảnh hiện ra trên màn hình, tôi đặt câu hỏi: What is this? Học sinh dễ dàng nhận biết đây là chiếc máy ảnh, với nhận biết này của học sinh tôi sẽ giới thiệu từ “ camera” hoặc hình ảnh một người đang chụp ảnh thì tôi chỉ vào hình ảnh đó và hỏi: What is he doing? Học sinh trả lời –“ Ông ấy đang chụp ảnh” Từ đó tôi dễ dàng giới thiệu từ mới “Take a photo”. 
c-- Cần có sự phối hợp đồng bộ với các bộ môn khác, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học để không ngừng nâng cao trình độ cho chính mình mà còn nâng cao chất lượng giờ lên lớp.
Ví dụ 1: Period 42,43 (Unit 8) Môn Tiếng Anh lớp 6 ngoài tranh ảnh minh họa trong SGK có thể kết hợp với bộ tranh về các biển báo giao thông của bộ môn GDCD để làm sinh động thêm cho giờ học đồng thời học sinh hiểu thêm về những loại biển báo khác. Thông qua giờ lên lớp bộ môn Tiếng Anh còn giáo dục được đạo đức về thực hiện luật giao thông trong nhà trường.
Ví dụ 2: Unit 8 Period 47: Read(Tiếng Anh 8) để giới thiệu ngữ liệu mới, tôi sử dụng tranh của bộ môn Địa lý về các thảm hoạ thiên nhiên như: Cháy rừng, hạn hán, lũ lụtđể vào bài đồng thời để giới thiệu từ mới.Cụ thể: với bức tranh hạn hán tôi giới thiệu từ “drought”, với bức tranh lũ lụt tôi giới thiệu từ “flood”, Qua những bức tranh này không những khắc sâu kiến thức cho học sinh,giờ dạy của giáo viên thêm sinh độmg mà còn giáo dục tinh thần bảo vệ rừng, tham gia chống hạn, ngăn lũ, có tinh thần dân tộc và tinh thần quốc tế cao cả.
V/ Kết quả úng dụng sáng kiến:
Như vậy:Làm và sử dụng thiết bị giáo dục trong những giờ lên lớp là rất cần thiết không thể thiếu được và rất bổ ích, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
- Giúp học sinh không chỉ nắm được kiến thức cơ bản của bài học mà còn làm cho các em hiểu được những phong tục, tập quán, những việc làm có ích cho xã hội.
- Giúp các em có tinh thần quốc tế hóa cao và đặc biệt do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước nhà.
- Rèn luyện tính tư duy sáng tạo và vận dụng đồ dùng học tập một cách thành thạo, cũng từ đó giúp các em hiểu rõ hơn về một số nhà phát minh, các kỳ quan thế giới, một số sự kiện và những hoạt động học tập và vui chơi của học sinh nước ngoài.
- Một trong những ý nghĩa “ Làm và sử dụng thiết bị giáo dục ở nhà trường THCS còn giúp cho người thầy đổi mới phương pháp giảng dạy từ phương pháp dạy học “ Thầy giảng- trò nghe”, “Thầy đọc- trò ghi” Sang phương pháp dạy học mới trong đó người thầy là người tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tiếp cận, khai thác thông tin, sự kiện rồi tự mình hình thành kiến thức. Học sinh tự mình đánh giá , giải thích chứ không thụ động ghi nhớ những điều thầy nói , những nội dung sách giáo khoa viết. Nói cách khác việc cải tiến trên có tác dụng phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, trong quá trình học tập làm giầu thêm năng lực không chỉ ở thầy mà còn làm cho học sinh yêu mến bộ môn.
Ngày nay đồ dùng trực quan phục vụ cho các môn học gần như đầy đủ nhưng sử dụng như thế nào để thu hút được sự chú ý của học sinh là điều cần thiết. Vì vậy, nâng cao hiệu quả dạy và học là mục tiêu phấn đấu của toàn ngành giáo dục trong các môn học có môn Tiếng Anh. Trong giảng dạy môn Tiếng Anh một điều không thể thiếu được đó là: “Làm và sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp giảng dạy”trong những giờ lên lớp là rất cần thiết. Nâng cao chất lượng dạy và học để đào tạo một thế hệ công dân mới có đủ đức, tài để thực hiên sự nghiệp “ Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước”.
Với sự cần thiết: “Làm và sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS” giờ lên lớp sẽ nhẹ nhàng, sinh động và học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức đã đạt được kết quả như sau:
 + Tiếng Anh khối 9: 	Tổng số học sinh 94
	- Giỏi: 04 hs: 4,3% (đạt 92,6 % trung bình trở lên	+ Tiếng Anh lớp 6C: 	Tổng số học sinh 23
	- Giỏi: 05 hs: 21,7% (đạt 95,7 % trung bình trở lên)
“Làm và sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS” đây là ý kiến nhỏ của bản thân tôi, hy vọng góp một phần nhỏ vào những giờ giảng chất lượng cao trong nhà trường. Mong được sự góp ý xây dựng của các cấp lãnh đạo.
Thủ trưởng đơnvị 
 Nhận xét và xác nhận
 Người viết
 Lê Thanh Hà

Tài liệu đính kèm:

  • doclam_va_su_dung_thiet_bi_trong_doi_moi_phuong_phap_giang_day.doc