Ma trận đề kiểm tra học kì I Vật lí 6

Ma trận đề kiểm tra học kì I Vật lí 6

. ĐỀ BÀI

I. Trắc nghiệm khách quan (3đ): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Để đo chiều dài cuốn sách Vật Lí 6 cần chọn thước nào trong các thước sau đây:

A. Thước 15cm và ĐCNN tới mm. B. Thước 20cm và ĐCNN tới mm.

C. Thước 25cm và ĐCNN tới cm. D. Thước 25cm và ĐCNN tới mm.

Câu 2. GHĐ và ĐCNN của thước trong hình là:

Câu 3. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong các trường hợp sau:

A. V1 = 20,2cm3 B. V2 = 20,50cm3

C. V3 = 20,5cm3 D. V4 = 20cm3

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra học kì I Vật lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I VẬT LÍ 6
Phương án kiểm tra: Kết hợp TNKQ và Tự luận (30%TNKQ, 70% TL)
1. Cơ sở thiết lập ma trận
a. TRỌNG SỐ NỘI DUNG THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỷ lệ
Trọng số của bài kiểm tra
LT
VD
LT
VD
Chủ đề 1:
1. Đo lường
4
4
2,8
1,2
17,5
7,5
Chủ đề 2.
Khối lượng và lực
9
7
4,9
4,1
30,6
25,6
Chủ đề 3:
Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng
3
2
1,4
1,6
8,8
10
Tổng
16
13
9,1
6,9
56,9
43,1
b. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ
Cấp độ
Nội dung
Trọng số
Số lượng câu
Điểm số
Tổng số
TN
TL
Cấp độ (1, 2)
(Lí thuyết)
Chủ đề 1: Đo lường
17,5
3
2 (1đ)
0,5(1đ)
2đ
Chủ đề 2: Khối lượng và lực
30,6
1,5
1 (0,5đ)
0,5 (2,5đ)
3đ
Chủ đề 3: Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng
8,8
1
1 (1đ)
1đ
Cấp độ (3, 4)
(Vận dụng)
Chủ đề 1: Đo lường
7,5
1
1 (0,5đ)
0,5đ
Chủ đề 2: Khối lượng và lực
25,6
2,5
2 (1đ)
0,5(1,5đ)
2,5đ
Chủ đề 3: Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng
10
0,5
0,5(1đ)
1đ
Tổng
100
9
6 (3đ)
4 (7đ)
10
2. Ma trận 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1, MÔN VẬT LÍ LỚP 6.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đo lường
1. Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
 Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
 Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
10. Xác định được GHĐ, ĐCNN của thước mét, thước dây, thước kẻ.
12. Đo được độ dài của bàn học, kích thước của cuốn sách, độ dài của sân trường theo đúng quy tắc đo.
13. Xác định được GHĐ, ĐCNN của một số bình chia độ khác nhau trong phòng thí nghiệm.
14. Đo được thể tích của một lượng nước bằng bình chia độ.
15. Đo được thể tích của một số vật rắn không thấm nước như: hòn đá, cái đinh ốc, cái khóa.
Số câu hỏi
1 
C1.1
1
C10.2
1
C15.7
1
C14.3
Số điểm
0,5
0,5
1
0,5
2,5
2. Khối lượng và lực
12 tiết
2. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
 Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó.
3. Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.
4. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
5. Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
6. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Công thức:; trong đó, D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật; m là khối lượng của vật; V là thể tích của vật.
Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối, kí hiệu là kg/m3. 
7. Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
Công thức:; trong đó, d là trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật; P là trọng lượng của vật; V là thể tích của vật.
Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối, kí hiệu là N/m3.
11. Thông hiểu được: 
Công thức: P = 10m; trong đó, m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N.
16. Sử dụng cân để biết cân một số vật: Sỏi cuội, cái khóa, cái đinh ốc.
Chú ý:
17. Nêu được ít nhất 01 ví dụ về tác dụng đẩy, 01 ví dụ về tác dụng kéo của lực.
18. Nêu được 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
19. Đo được một số lực bằng lực kế: Trọng lượng của quả gia trọng, quyển sách, lực của tay tác dụng lên lò xo của lực kế... theo đúng quy tắc đo.
20. Vận dụng công thức P = 10m để tính được P khi biết m và ngược lại.
21. Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của một vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức để tính toán. 
- Đọc được khối lượng riêng của sắt, chì, nhôm, nước, cồn,... theo bảng khối lượng riêng của một số chất (trang 37 SGK).
22. Vận dụng được các công thức và để tính các đại lượng m, D, d, P, V khi biết hai trong các đại lượng có trong công thức.
Số câu hỏi
1 
C3.4
0,5
C6.8
2
C16.5
C20.6
0,5
C22.8
Số điểm
0,5
2,5
1
1,5
5,5
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng
8. Các máy cơ đơn giản thường gặp: 
- Mặt phẳng nghiêng: Tấm ván dày đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, dốc...
9. Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
Khi nền nhà cao hơn sân nhà, để đưa xe máy vào trong nhà nếu đưa trực tiếp ta phải khiêng xe, nhưng khi sử dụng mặt phẳng nghiêng ta có thể đưa xe vào trong nhà một cách dễ dàng, bởi vì lúc này ta đã tác dụng vào xe một lực theo hướng khác (không phải là phương thẳng đứng) và có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của xe.
23. - Nêu được một số phương án sử dụng mặt phẳng nghiêng và chỉ rõ lợi ích của chúng để đưa một vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng trong thực tế.
- Dựa vào hình ảnh đèo đốc, cầu thang xoáy ốc để giải thích về cái nêm, cái đinh ốc, đinh vít... là những vật dự trên nguyên lý của mặt phẳng nghiêng.
Số câu hỏi
0,5
C8.9
0,5
C23.10
Số điểm
1
1
2
3. ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan (3đ): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Để đo chiều dài cuốn sách Vật Lí 6 cần chọn thước nào trong các thước sau đây:
A. Thước 15cm và ĐCNN tới mm. B. Thước 20cm và ĐCNN tới mm.
C. Thước 25cm và ĐCNN tới cm. D. Thước 25cm và ĐCNN tới mm.
Câu 2. GHĐ và ĐCNN của thước trong hình là:
Câu 3. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong các trường hợp sau:
A. V1 = 20,2cm3 
B. V2 = 20,50cm3 
C. V3 = 20,5cm3 
D. V4 = 20cm3 
Câu 4. 
a. Đơn vị của lực là:
A. mét 
B. mét khối 
C. Khối lượng 
D. Nưu tơn
b. Đơn vị của lực kí hiệu là:
A. N 
B. kg 
C. kg/m3 
D. N/m3 
Câu 5. Muốn biết khối lượng một quả táo ta sử dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ nào sau đây:
A. Bình chia độ. B. Lực kế C. Thước. D. Mặt phẳng nghiêng.
Câu 6. Một vật có khối lượng 100g có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 100N. B. 10N. C. 1N. D. 0,1N.
II. Tự luận (7đ)
Câu 1. (1đ)
 Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng. 
Câu 2. (4đ) 
a. Hãy tính khối lượng riêng của một chất?. Biết khối lượng của nó là 1300kg và thể tích là 0,5m3. Em hãy cho biết chất phải tìm?. Biết rằng khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3, đá 2600kg/m3, sắt 7800kg/m3.
b. Tính trọng lượng riêng của chất đó?
Câu 3 (2đ) 
a) Hãy kể tên một số máy cơ đơn giản?
b) Tại sao đường ô tô qua đèo thường ngoằn ngoèo rất dài?
4. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm khách quan (3đ). Mỗi ý đúng 0,5điểm
1
2
3
4
5
6
D
C
a, D b, A
B
C
II. Tự luận (7đ)
Câu 1. (1đ) Để xác định thể tích quả trứng ta làm như sau:
- Đổ đầy nước vào bát (đặt trong đĩa không có nước). (0,25)
- Thả quả trứng vào bát. Nước trong bát tràn ra đĩa. (0,25)
- Đổ nước trong đĩa vào bình chia độ. (0,25)
Thể tích của nước trong bình chia độ là thể tích quả trứng (0,25)
Câu 2. (4đ)
Tóm tắt: (0,5đ)
m = 1300kg
V = 0,5m3 
a. D = ? ; Chất phải tìm là gì?
b. d = ? 
Lời giải.
a. Khối lượng riêng của chất phải tìm là:
Áp dụng CT: D = 
 = (kg/m3)
Chất phải tìm là: Đá
b) Trọng lượng riêng của đá là:
Áp dụng công thức: d = 10D
 = 10 . 2600
 = 26 000 (N/m3)
Điểm
0,75
0,75
0,5
0,75
0,75
Câu 3. (2đ)
a) Các máy cơ đơn giản là: Mặt phẳng nghiêng, Ròng rọc, đòn bẩy (1đ)
b) Đường ô tô thường ngoằn ngoèo rất dài để làm giảm độ nghiêng của dốc. (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki co ma tran theo chuan.doc