Ôn tập-Nâng cao kiến thức Tập làm văn

Ôn tập-Nâng cao kiến thức Tập làm văn

VĂN BIỂU CẢM

I.Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.

1.Khái niệm.

Văn biểu cảm là loại văn thể hiện những tình cảm, cảm xúc, nói lên những rung động, những ý nghĩ trước cảnh vật, con người và sự việc mà đối tượng hướng tới.

Văn biểu cảm (Còn gọi là văn trữ tình) là kiểu văn bản có nội dung biểu đạt, tư tưởng, tình cảm, bộc lộ những cảm xúc của người viết-Thường là những ấn tượng thầm kín, sâu sắc về con người, sự vật, về những kỉ niệm, những hồi ức khó quên trong cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, văn biểu cảm có khả năng khơi gợi cảm xúc chân thành ở người đọc, tạo sự đồng cảm ở người đọc và người viết. Như vậy văn biểu cảm ra đời là để đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Khi vui, khi buồn, khi hạnh phúc hay đau khổ, bao giờ con người cũng muốn được thổ lộ , giãi bày, chia sẻ.

 

doc 18 trang Người đăng vultt Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập-Nâng cao kiến thức Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN BIỂU CẢM
I.Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
1.Khái niệm.
Văn biểu cảm là loại văn thể hiện những tình cảm, cảm xúc, nói lên những rung động, những ý nghĩ trước cảnh vật, con người và sự việc mà đối tượng hướng tới.
Văn biểu cảm (Còn gọi là văn trữ tình) là kiểu văn bản có nội dung biểu đạt, tư tưởng, tình cảm, bộc lộ những cảm xúc của người viết-Thường là những ấn tượng thầm kín, sâu sắc về con người, sự vật, về những kỉ niệm, những hồi ức khó quên trong cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, văn biểu cảm có khả năng khơi gợi cảm xúc chân thành ở người đọc, tạo sự đồng cảm ở người đọc và người viết. Như vậy văn biểu cảm ra đời là để đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Khi vui, khi buồn, khi hạnh phúc hay đau khổ, bao giờ con người cũng muốn được thổ lộ , giãi bày, chia sẻ.
So với khái niệm văn phát biểu cảm nghĩ (Về tác phẩm văn học, về nhân vật văn học) trước đây thì khái niệm văn biểu cảm rộng hơn nhiều bởi nó gắn với toàn bộ đời sống tình cảm vốn rất phong phú, đa dạng của con người. Một bài thơ trữ tình, một trang tuỳ bút, những cảm xúc khi đọc một tác phẩm văn học hay đứng trước một cảnh đẹp thiên nhiên...đều là những văn bản biểu cảm.
Nếu không miêu tả một cảnh vật, một sự vật cụ thể , nếu không kể một câu chuyện cụ thể thì nhà văn lấy gì, dựa vào gì mà biểu cảm ?Văn biểu cảm phải có nội dung hiện thực và có yếu tố trữ tình. Bởi lẽ văn chương phải từ cuộc sống mà có, rồi lại phải từ tác phẩm mà trở về cuộc sống. đó là những điều cần biết.
*vd(a)
... Đã đi Điện Biên Lai Châu được, mà không nhân chuyến ấy mà lái sang tỉnh bạn Lào Cai, thì đó cũng là một điều không nên có đối với việc mở rộng thêm kiến thức nói chung của mình về các tỉnh biên thuỳ, nó là những lá bình phong bàng lá che giữ mặt sau của thủ đô .Thêm nữa, tuyến đường từ tỉnh lị Lai Châu sang tỉnh lị Lào Cai rất tốt(...)nhiều kì quan hơn, và cảnh đẹp luôn luôn thay đổi nối tiếp.
Chỉ trong một ngày xe tốc độ không cần nhanh lắm, buổi sớm tan sương, anh lăn xe qua mặt cầu sông Đà, thì vàng mặt trời xe anh đã tới Cốc Lếu. Lại vượt cầu to mà sang sông Hồng, dừng lại ở mép phố Lào Cai chỗ bờ sông, mà cái nhìn mặt giời của anh, buổi sáng nó còn chiếu xuống mặt cấúăt sông Đà thì buổi chiều cùng ngày nó lại tô đỏ thêm sông Hồng đây, và nhuộm tía cả mấy ngọn núi lam Ngũ Chi Sơn đang như cái bàn tay Lào Cai xoè đủ năm ngón mà chào khách từ xa lại. Chao ơi, chỉ trong một ngày mà vượt qua hai con sông hùng vĩ của Miền Bắc ; qua đất Tam Đường núi nhú nhú lên như 99 cái bánh bao tày đình ; qua cánh đồng Bình Lư mà ao lớn, ao con đưng 99 cái đĩa đựng tài báo ; băng qua dãy Pu Cam Cáp ngọn lênh khênh trên trờiTây Bắc ; rồi là lọt vào trận địa tiền tiêu của hệ Hoàng Liên Sơn hiểm trở, và chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên tay phải anh là đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Tổ Quốc tươi đẹp ta đấy ! lại mây Ô Quy Hồ đang đội mũ cho Phan Xi Păng tuyệt đỉnh, và hết đèo Ô Quy Hồ thì qua khu rừng thừa lương Sa Pa mà thẳng ruổi về thành phố biên phòng Lào Cai... 
(Trích tuỳ bút Tây Bắc và Lào Cai-Nguyễn Tuân)
->Đây là một trích đoạn trong bài tuỳ bút Tây Bắc và Lào Cai của Nguyễn Tuân, tiêu biểu cho văn biểu cảm. Nội dung hiện thực của đoạn văn này là cảnh quan Lào Cai vô cùng hùng vĩ. Từ Lai Châu đến Lào Cai phải một ngày xe, phải vượt qua hai con sông lớn : Sông Đà và Sông Hồng. Bao kì quan đẹp dần dần hiện ra : Ngũ Chỉ Sơn, đất Tam Đường, cánh đồng Bình Lư, dãy Pu Cam Cáp, sơn hệ Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng, đèo Ô Quy Hồ, ......Tác giả vừa miêu tả, vừa biểu cảm qua những ấn dụ, so sánh và nhân hoá rất sáng tạo tài hoa. Nào Ngũ Chỉ Sơn Như cái bàn tay của Lào Cai xoè đủ năm ngón mà chào khách từ xa lại,.... Nào là 99 ngọn núi ở đất Tam Đường nhú nhú lên như 99 cái bánh bao tày đình. Nào là 99 cái ao, hồ ở cánh đồng Bình Lư Như 99 cái đĩa đựng tài báo Còn có mây Ô Quy Hồ như “Đang đội mũ cho Phan Xi Păng  có lúc tác giả biểu cảm một cách trực tiếp Chao ơi chỉ trong một ngỳ mà vượt qua hai con sông hùng vĩ của Miền Bắc ...hoặc ồ lộ bên tay phải anh là đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Tổ quốc tươi đẹp ta đấy !
Đoạn văn thể hiện một bút pháp tài hoa, độc đáo,. Bức tranh thiện nhiênTây Bắc mạng vẻ đẹp hùng vĩ , tráng lệ. Tình yêu sông núi Lào Cai và niềm tự hào về Tổ Quốc thân yêu dào dạt trang văn. đó là miêu tả và biểu cảm
Qua đó, ta càng thấy rõ, nếu quan niệm Văn biểu cảm không nhằm kể một chuyện gì hay miêu tả một cái gì thuần tuý là một quan niệm không đúng, không đầy dủ.
Ví dụ(b)
...Đến làng, mặt trời chưa tắt . Thằng bé Heng tháo cây súng suống đất gọi to :
-Người già ơ có khách đấy!
ở mỗi cửa nhà ló ra bốn, năm cái đầu ngơ ngác. Những cặp mắt tròn xoe, rồi những tiếng ré lên và những tiếng reo:
-Giàng ơi! Tnú, thằng Tnú, thằng Tnú! Nó về rồimày về thật đó hả Tnú?
Có những người không kịp bước xuống thang, nhảy phóc một cái từ trên sàn nhà xuống dưới đất. Những bà già-trời ơi bà cụ Leng còn sống kia à! Lụm cụm bò xuống cầu thang, từng bậc, từng bậc vừa chửi:
-Con cháu! Ma bắt mày, thằng quỷ!.....Mày không chờ tao chết rồi về một thể có được không !
ở các nhà vẫn còn những đầu lấp ló : Các cô không chạy ra, chỉ ngồi trong nhà cười rúc rích. Cả làng đã vây chặt quanh Tnú . Anh nhận ra tất cả . Ông già Tâng này, vẫn chùm râu quai nón đó chỉ thêm cái ống điếu dài gò bằng sắt máy bay trực thăng :Anh Pro này, trông già hẳn đi ; chị Blom này, tóc đã lốm đốm bạc ; bà già Prôi này, đã rụng hết cả hai hàm răng rồi...Một lũ trẻ lau nhau đứa nào, đứa ấy mặt mày nhem nhuốc khói xà lu. Còn ông già Mết đâu rồi ? Tnú định hỏi :
-Cụ Mết đâu ?
Một bàn tay nặng trích nắm chặt láy vai anh như một kìm sắt. Anh quay lại : Cụ Mừta ! Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng. Ông ở trần, ngực cũng như một cây xà nu lớn. Ông cụ đẩy Tnú ra một bước, nhìn anh từ đầu đến chân rồi phá ra cười :
-Hà hà !...đeo cả tom-xông về à...anh lực lượng...Được!
Tnú hiểu ý ông cụ. Ông không bao giờ khen “tốt”, “giỏi”những khi vừa ý nhất, ông chỉ nói “được!”
Lúc ông cụ Mết nói, mọi ngươì đều im bặt. Ông nói như ra lệnh, 60 tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vang trong lồng ngực.
-Cấp chỉ huy cho về mấy đêm?...Một đêm à, được!Cho một đêm về một đêm, cho hai đêm về hai đêm, phải chấp hành cho đúng. Đêm nay mày ở nhà tau”
()
(Trích “Rừng xà nu”-Nguyễn Trung Thành)
->đoạn trích này trích trong truyện “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành, viết vào năm 1965 thời kì kháng chiến chống Mĩ. Đoạn văn kể lại niềm hân hoan, hồ hởi, mừng vui tíu tít của bà con dân làngô Man đón anh Tnú đi giải phóng quân về thăm làng một đêm; ghi lại cảnh cụ Mết già làng đi gặp Tnú, đứa con yêu thương của người Strá. Tính chất anh hùng phi thường của vị già làng. Một thủ lĩnh quân sư tài ba của làng Xô Man được khắc hoạ và ngợi ca. Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật tả người với bao chi tiết đầy ấn tượng và giàu biểu cảm. Niềm vui hạnh ngộ dạt dào trang văn. Văn biểu cảm là thế đấy!
2.văn biểu cảm còn gọi là trữ tình, rất phong phú và đa dạng ; nó bao gồm các thể loại văn học như ca dao, dân ca trữ tình, thơ trữ tình, tuỳ bút...
Vd
a,	“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
 Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn,
Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ ?
(Ca dao)
->bài ca dao Trăng bao nhiêu tuổi trăng già được viết bằng thơ lục bát và câu hỏi tu từ. Trăng và núi là hai ẩn dụ, sự đối đáp ở đây không phải là câu đó về thiên nhiên(núi, trăng)như có nhiều người đã nhầm tưởng. Mà là sự giao duyên, ướm duyên rất tình tứ, tế nhị của trai gái làng quê ngày xưa. Một cách tỏ tình rất duyên dáng và biểu cảm.
b,Mẹ
-Trưa về đến sau đồi
Gọi con như mọi bận
Mà không nghe trả lời
Thì mẹ ơi đừng giận
Nhìn vở bài toán đố
Con làm còn dở dang
Bỏ quên bên cửa sổ
Đừng bảo con không ngoan.
Sân nhà đầy lá rụng
Mẹ đừng trách con lười
Thấy áo con đẫm máu
Đừng, đừng khóc mẹ ơi!
-Giặc Mĩ nó nhắm con
Mà bắn vào tim mẹ
Đừng khóc con mẹ nhé
Khóc sao hả căm thù!
(Nguyễn Lê)
-Bài thơ “mẹ” của Nguyễn Lê nói lên nỗi đau đớn và lòng căm thù của người mẹ có đứa con ngoan bị máy bay giặc Mĩ bắn chết. Vở bài toán đó còn dở dang con để lại bên cửa sổ; chiếc áo đẫm máu của connhư những vật kí thác đớn đau. Hồn con hiện về nói với mẹ, an ủi mẹ. Con vốn rất ngoan ngoãn, nhưng nay không thể nào quét sân giúp mẹ nữa rồi. Giặc Mĩ bắn chết con là chúng bắn vào tim mẹ “Dừng khóc con mẹ nhé”,vì khóc con “Sao hả căm thù” mẹ ơi!. Một tứ thơ rất độc đáo nói lên lòng đau xót thương con và căm thù giặc Mĩ của bà mẹ Việt Nam. Nhà thơ biểu lộ lòng cảm thương đau đớn đối với những em thơ gần xa đã bị giặc Mĩ giết hại một cách tàn ác.
c.,Lan nhớ mẹ nhưng biết nghe lời mẹ, thành thử những lần được về thăm nhà như buổi chiều nay thật hiếm hoi đối với em. Em háo hức và vui sướng như chim sổ lồng.
Sau gần hai tiếng đồng hồ đạp xe, bây giờ trước mắt em là con sông Văn dạt dào sóng nước và con phà cần mẫn ngày đêm nối liền hai đầu bến. Đã từ ba năm nay kể từ khi ra thành phố học thì dòng sông ấy, con phà ấy đã trở thành thân thuộc, gắn bó với em. Dòng nước đỏ phù sa mênh mông, trải dài như một dải lụa đào nối liền chân trời này với chân trời khác. Hai bên sông vẫn là những con đê thân thuộc, những lò ghạch hoang, những cây nậu lá xanh tím dầm chân trong bãi ngập phù sa , những con thuyền nan bé nhỏ dập dềnh trên sông nước “Sông ơi! Sông có từ bao giờ mà để cho bao người yêu mến? Cho bao nhiêu con kênh mở lòng mình ra đón dòng nước ngọt dẫn vào đồng nuôi cây lúa tốt tươi, cho bao nhiêu người thả lưới buông câu? Và để cho em mỗi lần nhớ quê, nhớ mẹ lại nhớ sông, nhớ bến? Có phải mỗi một miền quê, mỗi một con người có một dòng sông riêng của mình phải không?...”
Con phà đã rời bến, đã sang sông. Tiếng máy bay nghe thật giòn giã, thật vui và mũi tàu băng băng rẽ nước, để lại sau lưng những con sóng trắng xo, cuộn chảy, những cánh hải âu chao lượn dập dờn trên sóng nướcChỉ một lát nữa thôi em sẽ được gặp mẹ, sà vào lòng mẹ mà nói “Mẹ ơi con nhớ mẹ quá!”. Em sẽ kể cho mẹ nghe bài văn vừa mới làm. Em tin rằng mẹ sẽ vui lòng với những ý nghĩ của em”
(Trích “Chuyện cổ tích thời hiện đại”-Nguyễn Dương Thẩm)
-Đó là tâm trạng của Lan trở về thăm mẹ sau những tháng ngày đi học xa. Lan bồi hồi ngắm dòng sông Văn đỏ phù sa, nghe tiếng máy giòn giã, nhìn những con hải âu chao lượnrồi bồi hồi nhớ về dòng sông quê nhà “Sông ơi! sông có từ bao giờ”. Tình yêu dòng sônggắn liền với tình thương nhớ mẹ; bao cảm xúc dào dạt, xôn xao trong lòng cô nữ sinh. Trang văn xuôi thấm đẫm chất thơ: Giọng văn nhẹ nhàng, gợi cảm; cảnh và tình hoà hợp, không gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Con sông v ...  tuỳ tiện, vó đoán .Các thầy cô giáo qua những bài giảng cụ thể , qua việc hướng dẫn đọc sách.sẽ giúp các em quen dần cách bình văn, biến thành kĩ năng, kĩ sảo.Lúc nào viết đợc lời bình hay, sâu sắc thì bài văn phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mạng vẻ đẹp trí tuệ.
Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ mà nhớđến hiện tượng (văn học) khác , tức là liên tưởng; từ trái đào vườn mẹ mà so sánh với đào Sa Pa, từ câu thơ này mà so sánh với câu thơ khác, để rút ra cái hay riêng, làm cho bài viết vừa rộng, vừa sâu, ấy là so sánh.
Viết lời bình, liên tưởng, so sánh là thao tác nên có. Cái gì cũng cần có ở mức độ hợp lí. ở lớp 6, lớp 7 các em tập làm quen dần và có ý thức rèn luyện, học tập để lên lớp trên học tốt phân tích , bình giảng.
Với học sinh giỏi, với bài văn thi học sinh giỏi phải được coi trọng thao tác bình và liên tưởng, so sánh.
Vd(a)
“..Em bé lần đầu tiên đến với biển. Ngỡ ngàng và ngạc nhiên. Ngây thơ và hiểu biết “Chỉ thấy” và “không thấy” là nỗi lòng của con:
“Cha ơi ! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời.
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Nghe con hỏi cha vui sướng, tự hào. Đất nước rộng bao la nhiều miền đất nước “Cha chưa hề đi đến”. Có cánh bướm thì sẽ đi đến mọi phía chân trời:
Theo cánh buồm đi đến nơi xa
 Sẽ có cây, có cửa , có nhà”
Cánh buồm ấy là cánh buồm thời đại mà Đảng, Bác và nhân dân sẽ nâng cánh ước mơ cho tuổi trẻ. Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ có giá trị thẩm mĩ và cho ta nhiều ấn tượng đẹp. Cánh buồm ấy là khát vọng tuổi thơ:
“Sức tuổi trẻ đang chuyển lên thế mới
Bước dần đi mà mở đến vô cùng”
(Ca vui-Tố Hữu)
(Trích “Những cánh buồm”, trang 163. Sổ tay văn học lớp 6.)
Vd(b)Hình ảnh người dân chài mới đẹp làm sao:
“Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Vẻ đẹp của người lao động ở đây là một vẻ đẹp khoẻ mạnh và tràn trề sức sống. Có lẽ biển cả vốn gần gũi, thân yêu với họ đã cho họ vẻ đẹp cường tráng, yêu mến ấy. Câu thơ : “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” đối với em rất hay vì nó nói đến cuộc sống cần cù, dũng cảm của những con người từng gắn bó với biển. Mùi nắng gió của khơi xa như ngấm vào da thịt, ấp ủ hơi thở của người dân chài
(Khánh Vân-lớp 6 văn. Trường THCS Trần Phú-Hải Phòng, năm học 1993, 1994)
(Trích bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Quê hương”-Tế Hanh)
Vd(c) Em thương con cò trong bài ca dao vì thân phận, vì cảnh ngộ, vì gieo neo mà phải “đi ăn đêm” là một nghịch lí đầy bi kịch. Bi kịch ấy làm ta rơi lệ, khi nghe tiếng kêu thảm thiết của con cò:
“Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”
Đã đuối sức, cò không thể gượng dậy được nữa, cái chết đã đến với cò sau khi bị “lộn cổ xuống ao” câu cảm thán kêu thương “Ông ơi ông vớt tôi nao” nghe thật não nùng, ai oán, làm ta xót xa cảm động! Phải chăng đó là tiếng khóc than của ngươì vợ klính thú thời xưa:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng nước mắt nỉ non”
Nạn sưu cao thuế nặng, ách áp bức bóc lột dã man của bọn địa chủ, cường hàolà mối đe doạ khủng khiếp đối với người đan cày Việt Nam. Số phận của họ chính là số phận nhỏ bé của những con chim hiền lành trên đồng ruộng thân thuộc quê ta :
Con cò, con vạc, con nông,
Ba con cùng béo vặt lông con nào !
“Tôi có lòng nào ”là lời phân trần, cũng là lời trăng trối của người lương thiện trước tai hoạ khủng khiếp! Thương biết bao những thân phận con cò trong xã hội, trong cuộc đời quanh ta”
(Lê Hương Thảo, lớp 6a, trường PTCS Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, năm học 1994-1995)
(Trích bài phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “con cò mà đi ăn đêm”)
3.Bài tập.
Đề 1.Xác định trong đoạn văn sau, đau là câu văn tự sự, câu nào là câu biểu cảm và nói rõ đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào.
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả mà ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: Trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm để nằm ủ trong lá sen.
(Thạch Lam)
Đề 2. Hãy sửa những đoạn văn miêu tả và tự sự sau đây thành những đoạn văn biểu cảm.
a.Bàn tay mẹ không có những ngón tay thon thon hình tháp bút. Ngón nào cũng gầy, xương xương và thô ráp. Lòng bàn tay đầy những vết chai cứng lại.Nhưng đôi bàn tay ấy lúc nào cũng thoăn thắt làm việc, không biết mệt mỏi.
b.Ngày còn sống, bà hay kể chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Giọng bà đề đều rủ rỉ , đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay. Thời gian đã trôi qua, giờ thì bà tôi không còn nữa. Nhưng những câu chuyện của bà tôi vẫn còn nhớ mãi, không bao giờ quên 
Đề 3.Gạch chân dưới những từ ngữ, những dấu hiệu có ý nghĩa biểu cảm trong các câu văn sau:
a.Ôi chao! Con chuồn chuồn nnnước mới đẹp làm sao!
b.Kể sao cho xiết những thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp của thiên nhiên đất nước, của quê hương!
c.Tôi tần ngần đứng lặng rất lâu trong khu vườn rực rỡ sắc màu và ngan ngát hương thơm ấy.
d.Yêu quá, đôi bàn tay của mẹ, đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.
Đề 4. Mỗi lần hát “Cô và mẹ là hai cô giáo. Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền”, em lại cảm htấy xúc động. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mẹ và cô giáo của em theo lời bài hát ấy.
Đề5.Một lần em lỡ làm mất một vật dụng, giá trị vật chất tuy không lớn nhưng nó đã từng gắn bó thân thiết với em. Viết một bài văn diễn tả tâm trạngluyến tiếc, buồn nhớ vật đó.
Đề 6.Dựa vào bài thơ dưới đây của Trần Đăng Khoa để nhập vai nhà thơ trình bày nỗi lòng của mình khi bom Mĩ làm cho con Vàng sợ mà đi mất.
Sao không về Vàng ơi?
Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Caí đuôi mày ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi , rung râu
Rồi mày nhún chân sau
Chân trước chồm mày bắt
Bắt tay tao rất chặt
Thế là mày tất bật
Đưa vội tao vào nhà
đù tao đi đâu xa
Cũng nhớ mày lắm đấy...
Hôm nay tao bỗng thấy
Cái cổng rộng thế này
Vì không thấy bóng mày
Nằm chờ tao trước cửa
Không nghe tiếng mày sủa
Như những buổi trưa nào
Không thấy mày đón tao
Cái đuôi vàng ngoáy tít
Cái mũi đen khịt khịt
Mày kông bắt tay tao
Tay tao buồn làm sao!
Sao không về hả chó?
Nghe bom thằng Mĩ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu?
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó ?
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là Vàng ơi!
Đề 7.Dưới đây là một bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ“Cảnh khuya”. Em hãy đọc và trả lời các câu hỏi.
Bài thơ  Cảnh khuya của  Bác Hồ sáng tác năm 1947, là một tác phẩm nghệ thuật diêu luyện, ý đẹp. Lời hay. Khi em được đoạ bài thơ này thì Bác Hồ đã đi xa, nhưng em vẫn cảm thấy Bác vẫn còn sống mãi với tâm hồn lồng lộng bao ôm trùm cảnh rừng Việt Bắc và non sông đất Việt.
Đọc câu thơ đầu em như đắm chìm vào một núi rừng khuya yên tĩnh. Đâu đây em nghe thấy tiếng rì rầm của dòng suối, âm thanh đó được ví như tiếng hát từ xa :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng suối đó mà hay, mà chan chứa tình người đến vậy, có lẽ do cách so sánh đặc sắc của Bác:Tiếng suối như tiếng hạt xa. Thật ra suối đâu có biết hát, nhưng trong tâm hồn tinh tế của Bác thì suối trở thành một con người có trái tim, có tâm hồn. Phải là một thi sĩ giàu lòng yêu thiên nhiên như ruột thịt thì mới có thể viết ra câu thơ tuyệt bút như vậy!
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, ôi câu thơ rạng rỡ như một cảnh đẹp tuyệt trần của thiên nhiên “Trăng lồng cổ thụ”như đưa ta về với làng quê, với cây đa cỏcc thụ đầu đình, nơi đã sinh ra và nuôi nấng bao anh hùng bảo về đất nước. Còn “Bóng lồng hoa” lại như đưa ta đến thời hoà bình của núi rừng, non sông. Phải chăng trong lúc ấy Bác vừa bề bộn việc quân, trĩu nặng “nỗi nước nhà”Nhưng lại loé lên cả niềm say mê cả gấm vóc của giang sơn và sự xum vầy hạnh phúc của con cháu? Bác phảI thực sự yêu con người và thiên nhiên mới viết được câu thơ hay như vậy.
Còn câu thơ thứ ba là tâm trạng của Bác Hồ khi đó, tâm trạng của một thi sĩ viết thơ về trăng. Câu này khiến em nghĩ rằng Bác là người yêu trăng, say mê với trăng vì trăng mà không ngủ. Nhưng đọc tiếp thì em mới thấy thấm thía niềm thương Bác : Thực ra Bác không ngủ “Vì lo nỗi nước nhà” vì lo lắng cho sự an nguy của dân tộc
Bài thơ của Bác làm em vô cùng cảm động vì Bác không làm hết bốn câu thơ tả trăng, chỉ một câu thơ cuối thôi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”, em bỗng hiểu sâu sắc rằng: Bac có dành tâm tư tình cảm cho trăng, cho thiên nhiên cây cối đó, nhưng cũng không lúc nào Bác quên dược đất nước, dân tộc . Em vô cùngthích bài thơ, lòng yêu nước thương dân của Bác thấm nhuần trong mỗi dòng thơ, nét chữ
(Bài làm của học sinh)
a.Tìm những câu văn phát biểu cảm nghĩ trong đoạn mở bài và cho biết cách diễn tả cảm nghĩ đó.
b.Để trình bày cụ thể nhận xét “Lời hay, ý đẹp” người viết đã chọn phân tích chi tiết nào trong bài thơ?
Đề 8.Dưới đây là một số đoạn mở bài cho văn bản cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
(1)Cứ mỗi lần nhìn bà nội ăn trầu em lại nhớ đến câu chuyện “Sự tích trầu cau” đó là một bài học uý báu về tình cảm vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn được kể dưới hình thức một câu chuyện rất cảm động với những biến hoá kì lạ và giàu ý nghĩa.
(Bài văn phát biểu cảm nghĩ về “Sự tích trầu cau”)
(2) Mỗi khi được bố mẹ cho vào lăng viếng Bác, em lại thấy đúng như câu hát “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên , giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền” Em tưởng chừng như Bac vẫn còn sống, làm việc thâu đêm dưới ánh trăng giữa rừng Việt Bắc. Có lẽ là vì bài thơ nổi tiếng của Bác, bài “Cảnh khuya”, vẫn còn để lại một ấn tượng sâu đậm trong em.
(Bài văn cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”)
(3) đọc thơ văn em được gặp rất nhiều người bà, người ông thời chiến tranh phải thay con trai, con dâu chăm sóc cháu thơ để con trai, con dâu đi chiến đấu . Mỗi khi như vậy em thường thao thức nhiều đếmau khi đọc xong tác phẩm. Người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh cũng gây được trong em một cảm xúc mạnh mẽ về sự chăm lo tận tuỵ của bà đối với cháu
(Bài văn cảm nghĩ về người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa”)
a.Chỉ ra những từ ngữ, câu văn nêu cảm nghĩ trong các đoạn văn trên.
b.Để cảm nghĩ được đưa ra một cách tự nhiên, chân thực trong các đoạn mở bài trên, người viết dẫn tới cảm xúc bằng một tình huống nào?
c.Tập viết đoạn văn mở bài cho văn bản cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề 9.Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
 Nhớ ai dãi nắng, dầm sương
 Nhớ ai tát nươc bên dường hôm nao”

Tài liệu đính kèm:

  • doctai lieu.doc