Ôn tập tự chọn Ngữ văn 6

Ôn tập tự chọn Ngữ văn 6

A. Phần chung

I: Văn bản

Bước 1: - Đọc kỹ văn bản (3 lần trở lên)

 - Thơ học thuộc - Truyện tóm tắt

 - Chia đoạn, tìm bố cục , tỡm hiểu phần chỳ thớch

Bước 2: Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản

 - Lần lượt trả lời các câu hỏi SGK

Bước 3: Làm các bài tập phần luyện tập- bài tập bổ sung

Bước 4: Học bài cũ

 

doc 57 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập tự chọn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập tự chọn ngữ văn 6
Soạn ngày : 15/ 8/ 2010
Tiết 1+2
I- Hướng dẫn soạn bài Học bài
văn bản - TiấNG VIỆT- TẬP LÀM VĂN :
A. Phần chung
I: Văn bản
Bước 1: - Đọc kỹ văn bản (3 lần trở lên)
 - Thơ học thuộc - Truyện tóm tắt
 - Chia đoạn, tìm bố cục , tỡm hiểu phần chỳ thớch
Bước 2: Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
 - Lần lượt trả lời các câu hỏi SGK
Bước 3: Làm các bài tập phần luyện tập- bài tập bổ sung
Bước 4: Học bài cũ
II. Tiếng việt:
 Bước 1: - Đọc kĩ cỏc phần kiến thức trong toàn bài học
 - Trả lời cỏc cõu hỏi cuối mỗi đơn vị kiến thức.
 B2: Đọc phần ghi nhớ.
 B3:Làm bài tập
 B4: Học bài cũ.
III.Tập làm văn:
 Bước 1:- Đọc kĩ từng phần trong cỏc đề mục
 - Trả lời cõu hỏi cuối mỗi phần
Bước 2: Tỡm ý, lập dàn ý từng phần
Bước 3: - Làm thành bài văn
Bước 4: -Kiểm tra lại bài viết 
 -Học bài cũ
B. Phần luyện tập thực hành
I . Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
Lần lượt gọi 3 học sinh đọc bài và gọi Hs khỏc nhận xột
Cõu 1:Truyờn ST,TT được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gỡ?
Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử VN ?
Bước 1: - Đọc kỹ văn bản (3 lần trở lên)
 - Chia đoạn, tìm bố cục ,tỡm hiểu phần chỳ thớch.
Bước 2: Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
Truyền thuyết , đặc điểm về nội dung và nghệ thuật 	
của truyền thuyết
 A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh:
 - Củng cố và nâng cao kiến thức về truyền thuyết
 - Rèn kĩ năng cảm thụ các văn bản truyền thuyết
 B . Đồ dùng dạy học
 C . Tiến trình các bước dạy và học
 * ổn định lớp
 * Kiểm tra bài cũ
 * Bài mới
I . Khái niệm chung
? Em hiểu truyền thuyết là gì ?
- GV : Không chỉ truyền thuyết mà tất cả các thể loại tác phẩm đều có cơ sở lịch sử , nhưng so với các thể loại dân gian khác , truyền thuyết có mối quan hệ đậm hơn rõ hơn . Chính vì vậy mà truyền thuyết có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử .
? Côt lõi sự thật lịch sử ở truyền thuyết là gì ?
? Vậy truyền thuyết có phải là lịch sử không ?
II . Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết .
a . Đặc điểm nội dung
? Ngoài cốt lõi của truyền thuyết là sự thật lịch sử ra , tác giả dân gian còn gửi gắm điều gì vào các tác phẩm truyền thuyết ?
? Em hãy lấy một số ví dụ cụ thể ?
- GV : Nói tóm lại , truyền thuyết có nội dung thể hiện thái độ , cách đánh giá cũng như những ước mơ , khát vọng của nhân dân qua một số nhân vật, sự kiện lịch sử ...
b . Đặc điểm nghệ thuật 
? Trong hai văn bản : Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng , bánh giầy , em thấy truyền thuyết có đặc điểm gì về nghệ thuật ?
? Yếu tố tưởng tượng kì ảo có tác dụng như thế nào để tạo sự hấp dẫn của truyện ?
? Vì sao nói : Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại ?
- GV : Nói tóm lại truyền thuyết là những câu chuyện dân gian có cốt lõi là sự thật lịch sử đã được tác giả dân gian xây dựng lên qua những chi tiết tưởng tượng kì ảo , làm cho tác phẩm lung linh sắc màu dân gian, kết hợp giữa thực và ảo .
-> Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo .
- Là những sự kiện , nhân vật lịch sử quan trọng nhất , chủ yếu nhất mà tác phẩm phản ánh hoặc làm cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm
- Truyền thuyết không phải là lịch sử bởi đây là truyện, là tác phẩm nghệ thuật dân gian có hư cấu .
- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử được kể 
- Truyền thuyết còn thể hiện ước mơ , khát vọng của nhân dân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm , chống thiên tai ...
- Chống giặc ngoại xâm : Tháng Gióng
- Chống thiên tai : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Sự suy tôn nguồn gốc và ý thức cộng đồng của người Việt : Con Rồng cháu Tiên
-> Nó thường có yếu tố lí tưởng hoá và yếu tố tưởng tượng kì ảo 
- Cơ sở lịch sử , cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết chỉ là cái " phông " cho tác phẩm . Yếu tố tưởng tượng kì ảo đã làm cho cái " phông " ấy có chất thơ , sự lung linh cho các câu truyện
-> Vì : Chất thần thoại thể hiện ở sự nhận thức hư ảo về con người , tự nhiên ( con Rồng cháu Tiên ; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ), hoặc mô hình thế giới trời tròn đất vuông ( bánh chưng bánh giầy ) .... Những yếu tố thần thoại ấy đã được lịch sử hoá . Tính chất lịch sử hoá thể hiện ở một số điểm sau:
+ Gắn tác phẩm với một thời đại lịch sử cụ thể ( Thời đại Vua Hùng )
+ Tác phẩm thể hiện sự suy tôn nguồn gốc và ý thức cộng đồng ( Con Rồng cháu Tiên) 
+ ý thức giữ nước và sức mạnh cộng đồng của người Việt 
* Củng cố 
 ? Nêu khái niệm về truyền thuyết ?
 ? Truyền thuyết có đặc điểm gì về nghệ thuật ?
 * Hướng dẫn học tập
 - Nắm trắc kiến thức về truyền thuyết, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết 
- Tìm đọc thêm một số truyền thuyết khác ngoài sách giáo khoa 
	.................................................................................................
 Soạn ngày : 18 / 8/ 2010
Tuần 2
Truyền thuyết , đặc điểm về nội dung và nghệ thuật 	
	của truyền thuyết ( Tiếp )
 A. Mục tiêu cần đạt
 - Tiếp tục giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức về truyền thuyết thông qua các bài tập cụ thể .
 - Rèn kỹ năng phân tích các kiến thức về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết .
 B . Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ
 C . Tiến trình các bước dạy và học
 * ổn định lớp 
 * Kiểm tra bài cũ 
 ? Thông qua các tác phẩm truyền thuyết, tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì ?
 ? Truyền thuyết có đặc điểm gì về nghệ thuật ?
 * Bài mới
II . Bài tập
1 . Bài tập 1
? Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
2. Bài tập 2
? Khi xây dựng các nhân vật trong truyền thuyết , tác giả dân gian chú ý đến điều gi ? Lấy ví dụ cụ thể và phân tích ? 
3 . Bài tập 3 
a . Em hãy nêu giá trị nội dung, ý nghĩa của truyện " Con Rồng cháu Tiên " ?
b . Truyện có gì đặc sắc về nghệ thuật ?
c . Vẽ sơ đồ sự hình thành các dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên " ?
4 . Bài tập 4 
a. Vì sao truyện " Thánh Gióng " được xếp vào thể loại truyền thuyết ?
b . Liệt kê những chi tiết là sản phẩm của chí tưởng tượng chất phác và những chi tiết hiện thực vào mỗi cột trong bảng sau ?
5 . Bài tập 5
a . Nêu nội dung ý nghĩa của truyện " Bánh chưng, bánh giầy " ? Phân tích văn bản để làm rõ các nét ý nghĩa đó ?
- Đặc điểm của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là truyền thuyết gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử .
- HS lấy ví dụ minh hoạ , lớp nhận xét bổ sung .
- Khi xây dựng các nhân vật trong truyền thuyết tác giả dân gian chủ yếu miêu tả bề ngoài và hành động nhân vật mà ít chú ý miêu tả tình cảm, suy nghĩ, ý chí, nguyện vọng của nhân vật .
- HS có thể lấy một số ví dụ như : Lac Long Quân ; Thánh Gióng . . . và phân tích đặc điểm này .
- HS thảo luận nhóm -> phát biểu 
+ Giải thích nguồn gốc của giống nòi 
+ Thể hiện ý thức đoàn kết các dân tộc anh em
+ Phản ánh và lưu giữ những dấu vết văn minh buổi đầu của dân tộc ta , đất nước ta .
- Truyện kể về lịch sử khai sinh ra giống nòi , đất nước bằng những tình tiết và hình tượng mang tính hư cấu , tưởng tượng thần kỳ .
- HS lấy ví dụ minh hoạ .
- HS suy nghĩ, thảo luận -> lên bảng vẽ
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung .
- Vì đó là câu chuyện dân gian , có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử .
- GV đưa ra bảng phụ kẻ bảng yêu cầu liệt kê
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy - hai thứ bánh tiêu biểu cho văn hoá ẩm thực của người Việt Nam .
- Ca ngợi lao động và người lao động Việt Nam .
- Ca ngợi những truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam .
+ HS lấy dẫn chứng minh hoạ .
 * Củng cố
 ? Em hãy kể lại một truyền thuyết mà em yêu thích ?
 - Một số học sinh lần lượt kể , lớp theo dõi nhận xét
 * Hướng dẫn học tập 
 - Nắm vững kiến thức về truyền thuyết và nội dung các văn bản truyền thuyết đã học .
 - Tìm đọc thêm các văn bản truyền thuyết khác ngoài SGK .
 - Xem lại phần từ vựng . 
..................................................................................................
 Soạn ngày : 21/8/2010
Từ vựng trong Tiếng Việt
 Buổi 3
I.Cấu tạo từ
 A. Mục tiêu cần đạt 
 Giúp học sinh :
 - Hệ thống hoá và nâng cao kiến thức về từ và cấu tạo của từ
 - Rèn kỹ năng nhận biết và vận dụng kiến thức vào thực hành .
 B. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ
 C. Tiến trình các bước dạy và học
 * ổn định lớp
 * Kiểm tra bài cũ
 ? Em hãy nêu đặc điểm của truyền thuyết để phân biệt với các thể loại văn học dân gian khác ?
 * Bài mới 
 I. Nội dung kiến thức cần nắm
 1. Từ và đơn vị cấu tạo từ
 a. Từ là gì ?
? Em hãy nhắc lại khái niệm về từ ?
? Hãy xác định các từ trong câu sau :
- Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương .
b. Đơn vị cấu tạo từ .
? Đơn vị cấu tạo nên từ là gì ?
c. Các loại từ xét về mặt cấu tạo
* Từ đơn và từ phức
? Có gì khác nhau giữa từ có 1 tiếng và từ có nhiều tiếng ?
* Từ ghép và từ láy
? Trong hai nhóm từ phức sau đây có gì khác nhau :
 - lạnh lùng, lao xao, xanh xanh . . .
 - hoa hồng, con trưởng, quần áo, bàn ghế . . .
? Dựa vào đâu để em phân biệt được từ ghép và từ láy ?
* Từ láy
? Các từ láy : lạnh lùng, lao xao, xanh xanh có gì khác nhau về cấu tạo ?
- Những từ được láy lại một phần gọi là từ láy bộ phận
- Những từ láy lại hoàn toàn gọi là từ láy hoàn toàn .
? Em có nhận xét gì về tính chất nghĩa của hai loại từ láy này ? ( về mức độ nhấn mạnh hay giảm nhẹ ? )
? Trong những từ láy bộ phận , em thấy có mấy loại ? Cho ví dụ ?
* Từ ghép
? Trong các từ ghép : Hoa hồng , con trưởng , quần áo , bàn ghế em có nhận xét gì về quan hệ nghĩa giữa các tiếng tạo nên chúng ?
? Từ sự khác nhau về quan hệ nghĩa giữa các tiếng như vậy thì tính chất về nghĩa của các từ này có khác nhau không ?
- Từ sự khác nhau đó đã tạo ra hai loại từ ghép, đó là ghép đẳng lập và ghép chính phụ
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất , có nghĩa dùng để đặt câu.
-> Câu này được tạo thành bởi các từ :
Hãy, lấy, gạo, làm, bánh, mà, lễ, Tiên vương . 
- Đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng .
- Từ có một tiếng gọi là từ đơn . Từ có nhiều tiếng gọi là từ phức .
-> Trong hai nhóm từ trên được chia làm hai loại :
- Các từ : lạnh lùng, lao xao, xanh xanh -> là các từ láy
- Các từ : hoa hồng, con trưởng, quần áo, bàn ghế -> là các từ ghép
- Căn cứ vào quan hệ giữa các tiếng :
+ Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép .
+ Những từ phức có sự hoà phối âm thanh được gọi là từ láy .
- Có từ được láy lại một phần : lạnh lùng, lao xao 
- Có từ được láy lại hoàn toàn : xanh xanh 
- Có những từ mà nghĩa của chúng mang tính chất nhấn mạnh, như : lạnh lùng, lao xao, ầ ... ểu câu trần thuật đơn có từ là, em hãy đặt hai câu minh hoạ?
b. Bài tập 2:
? Viết một đoạn văn(5->6 câu) tả cảnh đẹp quê em trong đó có một câu trần thuật đơn giới thiệu và một câu trần thuật đơn miêu tả.
? Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu.
- HS nhắc lại khái niệm về câu trần thuật đơn có từ là.
VD: Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ.
Câu trần thuật đơn có từ là có những đặc điểm sau đây:
-Vị ngữ của câu thường do từ là kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành
VD: Lan là lớp trưởng
-Khi chủ ngữ và vị ngữ được biểu thị bằng động từ hoặc tính từ thì nghĩa của chúng được dùng như danh từ
VD: Thi đua là yêu nước
- Tổ hợp từ là với động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ cũng có thể làm vị ngữ.
VD: Việc bạn làm là tốt.
- Khi muốn biểu thị ý phủ định cần có các cụm từ không phải, chưa phải, đứng trước từ là
- Khi muốn khẳng định ta thêm từ vẫn vào trước từ là
VD: Trẻ con vẫn là trẻ con
- Câu định nghĩa: Vị ngữ thường giải thích, đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ.
VD: Sức khoẻ là vốn quí của con người.
- Câu giới thiệu: Vị ngữ thường nêu một đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ.
VD: Trường học là nơi chúng em trưởng thành.
- Câu miêu tả: Vị ngữ dùng để miêu tả, so sánh làm nổi bật đặc điểm trạng thái, sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ.
VD: Mị Nương là người con gái đẹp tuyệt trần.
- Câu đánh giá: Vị ngữ nêu lên một nhận xét đánh giá về sự vật nêu ở chủ ngữ.
VD: Bài làm của em là tốt.
Học sinh thảo luận đặt câu
Gọi 3 HS lên bảng làm
- HS viết đoạn văn(7- 10 phút), sau đó một số em lên bảng trình bày, lớ theo dõi, nhận xét.
* Củng cố 
 ? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là cơ bản ?
 * Hướng dẫn học tập
- Nắm trắc kiến thức về kiểu câu trần thuật đơn có từ la 
- Viết một đoạn văn tả cảnh có sử dung câu trần thuật đơn có từ là. 
Soạn ngày :19 / 4/ 2011
Tiết 34 - Tuần 34 
 Chủ đề 11 : Tập làm thơ bốn chữ và năm chữ
 A . Mục tiêu bài học 
 Giúp học sinh :
- Nắm vững cấu tạo thể thơ 4 chữ và 5 chữ để biết cách làm một bài thơ 4 chữ và 5 chữ.
- Kích thích tính sáng tạo ngôn từ, tập làm thơ, tập trình làng phân tích bài thơ.
B . Đồ dùng dạy học
C . Tiến trình các bước dạy và học
 * ổn định lớp
 * Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong giờ.
* Bài mới
I. Đặc điểm thơ bốn chữ
1. Nguồn gốc và thời điểm xuất hiện
? Theo em, thơ bốn chữ có nguồn gốc từ đâu và xuất hiện từ bao giờ?
2. Về nội dung.
? Em thấy thể thơ bốn chữ thường được dùng để bộc lộ những nội dung gì?
3. Về hình thức
? Thơ bốn chữ thường được ngắt theo nhịp nào?
? Thể thơ này thường được gieo vần như thế nào?
II. Đặc điểm thơ năm chữ
1. Thể thơ năm chữ 
? Em hiểu gì về thể thơ năm chữ?
2. Về nội dung
? Thể thơ năm chữ thường được dùng để bộc lộ ở những khía cạnh nào?
3. Về hình thức
? Thể thơ năm chữ thường được ngắt nhịp như thế nào?
? Thể thơ năm chữ thường được gieo vần như thế nào?
- Thơ bốn chữ là thể thơ có nguồn gốc Việt Nam
- Là thể thơ ra đời sớm nhất và được sử dụng nhiều trong văn học dân gian( Tục ngữ, ca dao, vè, câu đố . . .). Cho đến nay thể thơ này vẫn được sáng tác, nhất là trong thơ thiếu nhi.
- Thơ bốn chữ thường thiên về tự sự, kể chuyện, kể việc, kể người( những bài đồng dao, vè . . .)
- Ngày nay, trong thơ hiện đại nội dung thơ bốn chữ có mở rộng hơn: miêu tả thiên nhiên, ca ngợi tình cảm gia đình . . ..Nhưng nhìn chung vẫn là thơ dành cho thiếu nhi.
- Thể thơ bốn chữ thường có nhịp chẵn 2/2. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngắt nhịp lẻ, ví dụ như:
 Em yêu/ nhà em
 Hoa xoan/ trước ngõ
 Hoa/ xao xuyến nở
 Như mây/ từng chùm.
- Thể thơ này chủ yếu được gieo vần chân, thỉnh thoảng có trường hợp được gieo vần lưng.
- Thơ năm chữ(ngũ ngôn) là thể thơ mỗi dòng gồm năm tiếng. Đây là thể thơ cũng xuất hiện từ rất sớm được lưu hành rộng rãi trong cả văn học dân gian và văn học bác học.
- Thể thơ năm chữ cũng được dùng để kể chuyện, kể việc, kể người. Nhưng thể thơ năm chữ thường đề cập đến những đề tài phong phú và lớn lao hơn so với thể thơ bốn chữ.
- Cách ngắt nhịp của thể thơ năm chữ thường là 3/2, hoặc 2/3:
 Anh đội viên/ nhìn Bác
 Càng nhìn/ lại càng thương
 Có trường hợp lại ngắt nhịp 1/2/2 hoặc 1/4
 Mầm non/ mắt lim dim
 Cố nhìn/ qua kẽ lá
 Thấy/ mây bay hối hả
 Thấy/ lất phất mưa phùn
- Thơ năm chữ thường gieo vần chân. Vần thơ thay đổi không nhất thiết là phải liên tiếp. Số câu thơ cũng không hạn định . . .
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: Hãy chỉ rõ nhịp thơ trong các ví dụ sau:
a. Mấy hôm trước còn hoa b. Đường quê vắng vẻ
 Mới thơm đây ngào ngạt Lúa trổ đòng đòng
 Thoáng như một nghi ngờ Ca lô chú bé
 Trái đã liền có thật Nhấp nhô trên đồng
 Ôi! Từ không đến có Bỗng loè chớp đỏ
 Xảy ra như thế nào? Thôi rồi, Lượm ơi!
 Nay má hây hây gió Chú đồng chí nhỏ
 Trên lá xanh rào rào. Một dòng máu tươi!
( Qủa sấu non trên cao- Xuân Diệu) (Lượm- Tố Hữu)
2. Bài tập 2: Gạch chân dưới các tiếng chứa vần trong các ví dụ sau và nói rõ đó là vần chân hay vần lưng:
a. Qủa cau nho nhỏ b. Anh đội viên nhìn Bác
 Cái vỏ vân vân Càng nhìn lại càng thương
 Nay anh học gần Người Cha mái tóc bạc
 Mai anh học xa . . . Đốt lửa cho anh nằm
 ( Ca dao) (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
* Củng cố 
- GV khái quát lại nội dung cơ bản của bài.
* Hướng dẫn học tập
- Học bài
- Nắm chắc kiến thức
- Tìm đọc các bài thơ bốn chữ và năm chữ.
 * * * * 
Soạn ngày :21 / 4/ 2011
Tiết 35 - Tuần 35 
 Chủ đề 11 : Tập làm thơ bốn chữ và năm chữ
 ( Tiếp theo)
 A . Mục tiêu bài học 
 Giúp học sinh :
- Tìm hiểu một số kỹ năng về thể thơ 4 chữ và 5 chữ để biết cách làm một bài thơ 4 chữ và 5 chữ.
- Kích thích tính sáng tạo ngôn từ, tập làm thơ, tập trình làng phân tích bài thơ.
B . Đồ dùng dạy học
C . Tiến trình các bước dạy và học
 * ổn định lớp
 * Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong giờ.
* Bài mới
III. Một số lưu ý khi tập làm thơ bốn chữ và năm chữ
1. Chon đề tài
? Với thể thơ 4 chữ và 5 chữ ta nên sử dụng cho đề tài nào?
2. Tập ngắt nhịp và gieo vần
? Em hiểu gì về nhịp trong thơ 4 chữ và 5 chữ?
3. Cách diễn đạt
? Khi làm thơ cần chú ý điều gì trong cách diễn đạt?
4. Luyện tập
 Viết một bài thơ ngắn theo thể thơ bốn chữ có nội dung miêu tả một trò chơi.
- Thể thơ này thường là thơ tự sự, do đó khi tìm đề tài chúng ta nên quan tâm tới nội dung cụ thể, gần gũi với cuộc sống hằng ngàycủa chúng ta. Chẳng hạn như mô tả một người bạn, một đồ vật, một sinh hoạt vui chơi nào đó.
- Nhịp thường gặp ở thơ 4 chữ là nhịp chẵn(2/2), còn nhịp thường gặp ở thơ 5 chữ có phần phong phú hơn. Nắm được đặc điểm này ta phải lưu ý tới việc chọn từ phù hợp với cách ngắt nhịp. Thực tế cho thấy, ở hai thể thơ này, thường dùng các từ đơn hoặc các từ láy, từ ghép có hai tiếng.
- Khi gieo vần cần lưu ý là các tiếng cùng vần phải cùng thanh. Việc gieo vần và bắt vần cũng không nên quá máy móc.
- Cần chú ý những điều sau:
+ Không thể lấy cấu trúc của câu văn xuôi( đầy đủ thành phần chính) để áp đặt cho cấu trúc của câu thơ.
+ Có thể sử dụng nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, hoặc kết cấu trùng điệp.
+ Có thể dùng linh hoạt nhiều kiểu câu.
+ Phải chon từ ngữ có giá trị biểu cảm cao.
HS làm bài
Một số em trình bày bài viết
Lớp theo dõi, nhận xét.
* Củng cố 
- GV khái quát lại nội dung cơ bản của bài.
* Hướng dẫn học tập
- Học bài
- Nắm chắc kiến thức
- Tìm đọc các bài thơ bốn chữ và năm chữ.
- Tập viết một bài thơ năm chữ, chủ đề tự chon.
 * * * * 
Soạn ngày :30 / 5/ 2011
Tiết 36 - Tuần 36 
 Chủ đề 12 : Ngữ văn địa phương
 A . Mục tiêu bài học 
 Giúp học sinh :
- Bổ sung kiến thức cho học sinh bằng nội dung ngữ văn địa phương.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quí, tự hào về nền văn hoá địa phương.
B . Đồ dùng dạy học
C . Tiến trình các bước dạy và học
 * ổn định lớp
 * Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong giờ.
* Bài mới
I. Danh nhân văn hoá Hải Dương.
? Đây là một danh nhân có quê nội ở Hà Tây, quê ngoại ở Chí Linh. Ông là một nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ dưới thời Lê Lợi, em có biết ông là ai?
? Em hãy cho biết ông là ai: Thi đậu trạng nguyên khoa Giáp Thìn, năm Hưng Long thứ 12(1304), đời Trần Anh Tông. Là một trong hai sứ thần được phong làm Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Người làng Long Động, huyện Chí Linh( nay thuộc Nam Sách)?
? Đây là ai: Một trong hai gia tướng của Trần Hưng Đạo, có biệt tài bơi lặn, sức khoẻ hơn người. Quê ông ở làng Hạ Bì- Gia Lộc?
? Ông là ai: Người huyện Thanh Miện, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm của ông được đánh giá là Thiên cổ kỳ bút?
? Em hãy cho biết tên ông: Một người rất giỏi về y học dưới đời Trần, người có câu nói Người Nam dùng thuốc Nam, quê ông ở Cẩm Vũ- Cẩm Giàng?
II. Hải Dương với những lễ hội.
1. Hội đền Kiếp Bạc
? Em có biết hội đền Kiếp Bạc để tưởng nhớ ai?
2. Hội đền Côn Sơn
? Hội đền Côn Sơn được mở chính thức vào ngày nào? Để tưởng nhớ đến ai?
1. Nguyễn Trãi
 Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai, sinh năm 1380. Là một sĩ phu yêu nước, yết kiến Lê Lợi tập Bình Ngô sách, sau thắng lợi, Ông thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo- một áng thiên cổ hùng văn. Ông còn để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị.
2. Mạc Đĩnh Chi
- Ông đỗ Trạng Nguyên năm 21 tuổi, tướng mạo xấu xí, Vua có ý chê, ông bèn dâng bài phú Ngọc tỉnh liên(sen giếng ngọc) khiến nhà Vua thán phục. Ông đã hai lần đi xứ phương Bắc và được nhà Vua phong làm Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Ông làm quan qua ba đời vua và nổi tiếng là thanh liêm.
3. Yết Kiêu
- Ông và Dã Tượng là hai tướng tài của nhà Trần. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ông đã nhiều lần lặn dưới nước dùng dùi sắt đục thủng thuyền giặc.
4. Nguyễn Dữ
- Ông là bạn thân của Phùng Khắc Khoan, được thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm yêu quí. Ông nổi tiếng với tập Truyền kỳ mạn lục, tập truyện mà lên lớp 9 các em sẽ được biết đến.
5. Danh y Tuệ Tĩnh
- Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh đầu thế kỷ XIV. Ông đỗ Thái Học Sinh nhưng không ra làm quan mà về tu ở chùa Cẩm Sơn làm thuốc chữa bệnh cho dân. Năm 55 tuổi ông bị bắt đi cống cho nhà Minh, vua Minh đã ca ngợi ông là Hoa Đà tái thế
- Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đền mở hội hàng năm vào 20/8 để tưởng nhớ đến công ơn Người. Đền dựa lưng vào núi Dược Sơn, trước mặt đền là Lục Đầu Giang, còn có bãi cát rộng là bãi kiếm. . . .
- Hội đền Côn Sơn- Chí Linh được mở từ ngày 16- 22/1 và từ 16- 20/8(âm lịch) là ngày giỗ của Nguyễn Trãi và ba đời dòng họ ông.
- GV kể cho HS nghe về vụ án Lệ Chi Viên (1442).
* Củng cố 
- GV khái quát lại nội dung cơ bản của bài.
* Hướng dẫn học tập
- Học bài
- Nắm chắc kiến thức
- Tìm đọc các tài liệu về các nhân vật và sự kiện văn hoá đã học.
 * * * * 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chn vn 7.doc