Phát huy tính sáng tạo, tích cực và chủ động trong rèn luyện kĩ năng nói của chương trình Tiếng Anh Khối 7

Phát huy tính sáng tạo, tích cực và chủ động trong rèn luyện kĩ năng nói của chương trình Tiếng Anh Khối 7

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Trong quá trình dạy tiếng Anh, các kỹ năng như kĩ năng viết, kĩ năng nghe, kĩ năng đọc và kĩ năng nói dều có sự hỗ trợ cho nhau. Nếu như chúng ta tất rời nhau thì dẫn đến việc học tiếng Anh học sinh sẽ bị lệch hướng và học sinh gặp khó khăn lĩnh hội toàn diện trong quá trình tiếp thu cũng như vận dụng vào thực tế. Qua nhiều năm bản thân tôi đã truyền đạt ở trên lớp cũng như những thực tiển đã rút ra được, một vấn đề mà học sinh thường bắt gặp kho khăn trong việc tiếp thu bài học là học sinh thường cảm thấy không tự tin vào bản thân, thường hay rụt rè, bị động và không phát huy khả năng tự học của mình. Vậy câu hỏi đặt ra bắt đầu vào năm học là làm sao học sinh phải có tính sáng tạo, tự học và tự tham gia tích cực vào quá trình học tập của mình? Trên bình diện ngôn ngữ, khả năng diễn đạt ý nghĩa của người học bắt đầu từ cách sử dụng ngôn ngữ của chính mình để nói những gì mà mình được học và áp dụng vào thực tế.

 

doc 8 trang Người đăng phuongthanh95 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy tính sáng tạo, tích cực và chủ động trong rèn luyện kĩ năng nói của chương trình Tiếng Anh Khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO, TÍCH CỰC VÀ CHỦ ĐỘNG TRONG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH KHỐI 7
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong quá trình dạy tiếng Anh, các kỹ năng như kĩ năng viết, kĩ năng nghe, kĩ năng đọc và kĩ năng nói dều có sự hỗ trợ cho nhau. Nếu như chúng ta tất rời nhau thì dẫn đến việc học tiếng Anh học sinh sẽ bị lệch hướng và học sinh gặp khó khăn lĩnh hội toàn diện trong quá trình tiếp thu cũng như vận dụng vào thực tế. Qua nhiều năm bản thân tôi đã truyền đạt ở trên lớp cũng như những thực tiển đã rút ra được, một vấn đề mà học sinh thường bắt gặp kho khăn trong việc tiếp thu bài học là học sinh thường cảm thấy không tự tin vào bản thân, thường hay rụt rè, bị động và không phát huy khả năng tự học của mình. Vậy câu hỏi đặt ra bắt đầu vào năm học là làm sao học sinh phải có tính sáng tạo, tự học và tự tham gia tích cực vào quá trình học tập của mình? Trên bình diện ngôn ngữ, khả năng diễn đạt ý nghĩa của người học bắt đầu từ cách sử dụng ngôn ngữ của chính mình để nói những gì mà mình được học và áp dụng vào thực tế.
 Nhìn nhận lại những kĩ năng trên, kĩ năng nói làm cơ sở cho mọi kĩ năng khác. Học sinh bắt đầu học tiếng Anh cũng giống như đứa trẻ mới bắt đầu tập nói tiếng mẹ đẻ, đứa trẻ nào càng gần gũi với ngôn ngữ thì chắc chắn chúng sẽ dễ dàng hoà nhập, giao tiếp với thế giới bên ngoài càng nhanh hơn.
Bỡi thế những đối tượng bắt đầu làm quen với ngôn ngữ tiếng Anh cụ thể là học sinh khối 6 và 7 là rất quan trọng. Trước hết chúng phải xây dựng kĩ năng nói làm cơ sở cho các kĩ năng khác. Vậy làm thế nào học sinh tiếp nhận kiến thức cũng như kĩ năng cho chúng, đây là vấn đề mà bản thân tôi muốn cùng chia sẽ trong quá trình dạy học trong năm học này. Chính vì lẽ trên tôi muốn chọn một trong nhiều sáng kiến kinh nghiệm để cùng chia sẽ với đồng nghiệp cũng như đúc rút ra để áp dung cho quá trình dạy học những năm sau.
 Đề tài của tôi muốn đưa ra là: “Phát huy tính sáng tạo, tích cực và chủ động trong rèn luyện kĩ năng nói của chương trình tiếng Anh khối 7”. Tuy đây là đề tài bản thân tôi đã được đúc rút ra từ lâu trong quá trình dạy học. Tuy nhiên vẫn còn nhiều kinh nghiệm khác có hiệu quả hơn nữa, nhưng những kinh nghiêm sau đây có thể có nhiều hiệu quả cho bản thân cũng mọi người.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC VẬN DỤNG VÀO KĨ NĂNG DẠY NÓI
1. Hoạt động Brainstorming.
 Hoạt động này thường được áp dụng rộng rải khi muốn dẫn liệu vào một chủ đề nào đó. Học sinh có thể tham gia bằng cách làm việc theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân.
 Ví dụ: What food / drinks do you have every day?
 Ss brain their storms; noodles, rice, salad, carrots, soda, lemonage, milk, orange juice, etc.
 Giáo viên cũng có thể vận dụng vào dẫn liệu ngôn ngữ như một cấu trúc ngữ pháp mới, một thuật ngữ liên quan đến bài học, ví du:
 Trong bài nói chương trình lớp 7 hãy ôn lại các thành ngữ đề nghị một người nào đó thì có những câu nào?
 Học sinh tự tư duy như: Let............. / why don’t you ......... / We should ......... / What about + v.ing. 
 Hoạt động trên học sinh có thể làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm tuỳ vận dụng của giáo viên theo điều kiện phù hợp.
 Chúng ta có thể áp dụng brainstorming trong việc luyện tập hoặc cũng cố. Trong chương trình sách giáo khoa lớp 7 từ Unit 1 cho đế Unit3 chủ yếu tập trung vào đời sống sinh hoạt hằng ngày của Hoa. Có thể nói rằng nhân vật Hoa là đối tượng được đề cập nhiều nhất, vậy sau 3 Unit này ta có thể sử dụng brainstorming băng cách như sau:
 “What informations about Hoa do you get to know?
 Từ câu hỏi này học sinh sẽ liên tưởng những thông tin về Hoa như: from, age, telephone number, address, grade, class, family name, distance from her house to school, classmates, habits, hobby, date of birth, her family’s circumstances, etc.
 Chúng ta cũng có thể dẫn nhập bài giảng bằng cách đặt những câu hỏi mang tính chất suy diễn hay đoán. Sau đây tôi có thể dẫn nhập bài giảng ở Unit 6 SGK 7 trong tiết học đầu tiên với một câu hỏi rất chung đòi hỏi học sinh vừa có thể đoán vừa có thể diễn đạt bằng hiêủ biết của mình: What do American/ Vietnamese students usually do in their free time? Học sinh có thể liệt kê cá nhân, đối thoại với bạn hoặc tranh luận trong lớp với nhau nhằm mục đích tìm ra càng nhiều hoạt động càng tốt. Từ đó trong suôn suốt tiến trình bài học Unit này giáo viên vừa ôn lại hoạt động đã học ở chương lớp 6 hoặc các bài học trước. Nói tóm lại giáo viên chỉ cần tập trung các hoạt động của học sinh Mỹ như; play basketball, collect things such as coins, stamps, make models of things, make scouts, guides, join clubs, etc.
	Hoạt động này chúng ta có thể sử dụng speaking in Pre-writing như hãy kể tên các triệu chứng thông thường mà học sinh trong lớp thường hay mắc bệnh từ đó học sinh viết được số ngày học sinh vắng học trong một năm học của lớp mình.(Ví dụ: Last semester, there were 7 absences due to toothache. There were 10 absences due to common cold. etc)
	Trong Unit 16 tôi đưa hoạt động này vào warm - up như sau:
 What are capital cities of 11 countries in ASEAN?
Hoc sing có thể làm việc theo nhóm và tìm ra được kết quả như sau: Ha Noi (Vietnam), Vientian (Laos), Phnom Penh (Cambodia), Yangon (Myanmar), Singapore (Singapore), Kuala Lumpur (Malaysia), Bangkok (Thailand), etc.
 Hoặc là:
	What are the famous Feagures have you known?
	Từ đó học sinh liên hệ với cuộc sống hằng ngày và những kiến thức đã lĩnh hội được qua thực tế trình bày những nhân vật nổi tiếng như: Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Le nin, Bill Clinton ,etc.
2. Hoạt động kể chuyện.
	Hoạt động kể chuyện là hoạt đông kể lại một sự việc hay câu chuyện đã xãy ra trong quá khứ. Đây là hoạt động rất phù hợp trong chương trình lớp 7 từ Unit 9 đến hết chương trình. Trong những bài này học sinh có thể vận dụng vào kể lại câu chuyên của Tim trong chuyến thăm Nha Trang. Tim làm và thăm gì ở đó? Học sinh có thể kể lại cho cả lớp nghe về mình đã làm gì hôm qua hay những ngày trước đó.
	Đặc tính của kể chuyện là phải có bắt đầu và có kết thúc. Kết thúc phải hợp lý mới gây được hứng thú cho người nghe. Để câu chuyện hợp lý và có trình tự đúng, trước hết học sinh có thể thảo luận theo nhóm hay giáo viên có thể đưa ra các gợi ý theo topic hay theme nào đó.
	Một trong những bước mà tôi đã sử dụng có hiệu quả nhất trong hoạt động này là phần Post -Listening đó là Story-teling sau khi học sinh đã nghe những gì mà người khác đã làm hay một câu chuyện về Lan và Hoa sau thời gian đã làm quen với cuộc sống đô thị đó là những kinh nghiệm trải qua hay là những việc xảy ra trong cuộc sống của họ.
	Tuy nhiên hoạt động này thường tạo không khí lớp học buồn chán, nhiều học sinh kể chuyện còn nhỏ, sử dụng động từ ở quá khứ chưa phù hợp. Nếu học sinh kể đúng nhưng học sinh khác lại không nghe kịp. Vậy giáo viên cần định hưóng rõ, khi kể chuyện thì sử dụng những câu đơn giản, sử dụng từ nên chọn những từ đơn giản, dễ hiểu đặc biệt cần nhấn mạnh động từ ở hình thức quá đơn. Vi dụ: Yesterday I went to market, on the way I met an accident. 
	Chúng ta cũng áp dụng storytelling tương tự giống như retelling. Điều khác nhau giữa hai hoạt động là Retelling không đề cập và thì quá khứ đơn mà bao quát toàn diện hơn. Ví dụ trong retelling chỉ kể lại những gì đã có trước như trong Unit 10, sau khi đã biết được hoàn cảnh gia đình của Hoa mọi học sinh trong lớp có thể kể lại mọi chi tiết về gia đình của Hoa như nghề nghiệp của bố mẹ, công việc hằng ngày của họ đồng thời có thể kể lại được kế hoạch hay dự định của họ trong thời gia sắp tới. Nói tóm lại Story telling và retelling tương tự giống nhau, sự khác biệt là giáo viên vận dụng vào nội dung cụ thể của từng tiết học.
3. Hoạt động làm việc theo đôi.
	Có thể nói rằng hoạt động theo đôi là phổ biến hơn tất cả. Hầu hết các hội thoại từ Unit 1 đến 16 chủ là luyện tập theo đôi. Đặc tính của làm việc theo cặp là phải có trao đổi, bổ sung về thông tin cho nhau, là nguyên cớ để người ta nói với người khác, để đặt ra câu hỏi và tìm ra sự thật. Sự kích thích và phát huy khẩ năng diễn đạt của học sinh là rất cao, nhu cầu tiếp nhận thông tin và trao đổi thông tin giữa hai nguời là tương đương nhau. 
	S	au đây một vài ví dụ học sinh làm việc theo đôi:
a) Words / pctures - cue - drill:
	Học sinh luyện tập hỏi khoảng cách (How far is it from ........ to ....... ?)
	A: .............................................. ?(your school - market)
	B: .............................................. . (2 kms)
	C: .............................................. ?Your school - movie theater)
	D:.............................................. (3 kms)
	E: .............................................. ?your school - post office)
	F: .............................................. (100 ms)
	G:.............................................. ? (your school - bus stop).
	H: .............................................. (1 km)
	(Unit 1 - B5 Textbook 7) 
	Giáo viên cũng có thể thay thế từ cho trước bằng hình ảnh minh hoạ nơi chốn và cho học sinh thực hiện theo đôi sau mỗi lượt học sinh đổi vai làm sao cả hai vừa có đặt câu hỏi vừa có thể trả lời. Tích cực của hoạt động này là mọi đối tượng học sinh dễ dàng tham gia, tuy nhiên giáo viên gặp khó khăn quản lí toàn bộ lớp học mà chỉ một vài đôi. Vậy giáo viên yêu cầu vài đôi thực hiên trong lớp còn học sinh khác theo dõi và nhận xét.
b) Asking and answering questions with partner.
	Sau đây là một y bạ của một học sinh:
	MEDICAL RECORD
	School: Nguyen Du school
	Class: 7A
	Full name: Van Kien
	Surname: Tran
	Address: 66 Ham Long Street - Hanoi
	Sex: Male
	Age: 12
	Weight: 41 kg
	Height: 140 cm
Moldel exchanges:
 	SA: Which school does he go to?
	SB: He goes to Nguyen Du School.
	Hoạt đông này tương đối dễ dàng cho học sinh đồng thời giáo viên cũng hướng dẫn đơn giản, vậy giáo viên cần vận dụng hết thời gian làm việc của học sinh để khai thác hết thông tin của bài học. Phần cuối hoạt động này giáo viên hoặc vài học sinh khá, giỏi đặt một vài câu hỏi trong bài khoá.
c) Dialogue built:
	Xây dựng đoạn hội thoại cũng làm việc theo đôi, cũng có thể theo nhóm nhưng với khả năng ngôn ngữ của học sinh còn hạn chế nên ít khi sử dụng. Mức độ xây dựng đoạn hội thoại đòi hỏi học sinh có tính sáng tạo cao và linh động và phù hợp khi đối thoại với bạn mình. Mức độ sử dụng ngôn ngữ không đòi hỏi thực sự chính xác mà ở đây chỉ cần người đối thoại hiểu mà thôi. Sau đây là vi dụ minh hoạ một hoạt động Dialogue built:
	Ba: Come and play basketball, Nam. 
	Nam: I’m sory. ....................... .(1)
	Ba: ..............................(2) Why not?
	Nam: Well, ............................. (3).
	Ba: Can you play ..................... )4)?
	Nam: Yes, I can.
	Ba: All right. See you ................. .(5)
	Nam: OK. Bye
	Ba: .................... (6).
	(Unit 13 - B2 Textbook E7)
	Từ đoạn hội thoại chưa hoàn chỉnh trên, giáo viên chỉ định hướng học sinh làm việc, sau đó học sinh làm việc theo đôi. Đáp án tuỳ thuộc vào đối tượng cụ thể. Vidụ (1) học sinh có thể dùng: I’m sorry. I don’t think I can / I’m busy I have to do my homework / I prefer another time.Còn ở (2) cũng có thể thay thế như sau: That is too bad / What a pity! / I don’t think you can’t.
	Qua ví dụ trên ta thấy rằng Free control của giáo viên là rất quan trọng. Nếu như những cụm từ trên cần thay thế thì rất là đơn giản, buộc học sinh phải tư duy sao mà sau khi hoàn thành đoạn hội thoại trên là hợp lý nhất.Tuy nhiên ở dạng này đòi hỏi kĩ năng và kiến thức học sinh tương đối cao vậy giáo viên cần chú ý những đối tượng còn yếu.
4. Thảo luận theo nhóm.
	Đặc tính của thảo luận nhóm là sau khi làm việc học sinh phải tạo ra một hay nhiều sản phẩm. Kết quả của hoạt động tập thể là có được một kết quả cụ thể, chẳng hạn người ta cùng lập nên một danh sách những ý tưỏng, xây dựng một câu chuyện, một áp phích, hay cùng thống nhất một quan điểm.
	Vậy thảo luận nhóm có những ưu điểm và những hạn chế nào? Nói về ưu điểm thì mọi thành viên trong nhóm đều đựoc tham gia, phát huy hết khả năng hoạt động của học sinh từ đó xác định được đối tượng trung tâm là học sinh giáo viên được xem như là người quản trò, đồng thời qua hoạt động nhóm kích thích tính suy luận của học sinh rất cao. Còn hạn chế của hoạt động này là tính năng động của những học sinh yếu kém còn thấp, có thể nói rằng thông qua hoạt động nhóm thì chỉ có những học sinh tích cực hoặc học sinh khá giỏi tham gia mà thôi. Vậy giáo viên cần là gì để khắc phục những hạn chế đó để đem lại hoạt động có hiệu quả cao? Chính giáo viên là động viên, đưa ra gợi ý hoặc kiểm soát chặt chẻ và có tính thưởng, phạt cao.
	Trong quá trình giảng dạy vừa qua một vài chủ điểm tôi thường đưa ra thảo luận bao gồm:
	a) What are differences between American and Vietnamese library? (Unit4 - A6 Textbook E 7).
	Chủ đề này mang tính chất so sánh thư viện ở Mỹ Và thư viện ở Việt Nam. Vậy học sinh hay liệt kê từng đặc tính khác nhau như hình dáng, số lượng sách, số lượng đọc giả, thời gian hoạt động, số ngưòi làm việc trong thư viện. Nhóm nào tìm đựoc nhiều chi tiết hơn thì nhóm đó thành công.
	Càng lên cao thì khả năng suy luận của học sinh càng cao hơn, hoạt động này không những đòi hỏi học sinh có kĩ năng suy luận tốt mà còn có kiến thức cơ sở cao. Vi du:
	b) Do you want to live in the countryside or city? Why?
	Trước khi di vào thảo luận học sinh thực hiện tính liệt kê như sau;
	Countryside	City
	- peaceful and quiet	- noisy and busy
	- friendly	- unfriendly and changeable
	- cheap and cosy	- expensive
	- natural beauty	- unnatural
	Đó là những lập luận của học sinh thích sống ở nông thôn hơn còn những học sinh ngược lại thì tiến trình làm việc tương tự như vậy.
	c) Chủ đề thảo luận bậc cao nhìn chung học sinh bậc trung học cơ sở còn ít vận dụng, nhưng đôi khi chúng ta cần đưa khái niệm này vào cho học sinh làm quen. Ví dụ như trong vấn đề giao thông hiện nay, đặc biệt ở các thành phố thường hay bị kẹt xe, tai nạn, ô nhiễm môi trưòng, bải đổ xe là vấn đề thời sự. Thông qua học bài này về thực trạng của vấn đề đô thị. Vậy đặt trường hợp các em là người có trách nhiệm cao nhất của thành phố thì em sẽ giải quyết như thế nào. Đây là việc thảo luận tính suy luận cao nhất thì học sinh có tính cộng tác với nhau để đưa ra kết quả tốt nhất.
5. Hoạt động điều tra.
	Hoạt động nhằm thu nhặt thông tin qua việc điều tra các đối tượng theo nhóm hay cả lớp. Học sinh có thể đóng vai hoặc không đóng vai tùy theo chủ điểm, nội dung cần điều tra. Ví dụ trong các Unit 1, 2, và 3, sau khi học sinh đã lĩn hội được kiến thức cách hỏi những thông tin các nhân, giáo viên có thể gợi ý bảng câu hỏi (questionaire) như sau:
Name: What is your name?
Age: How old are you?
School/ Grade/ Class: Whích school/ grade/ class are you in?
Address: Where do you live?
Mean of transport: How do you go to school?
 Distance: How far is it from your house to school?
Tel number: What is your telephone number?
Date of birth: What is your date of birth?
Place of work: Where do .... work?
ect.
Sau khi điều tra học sinh có thể tổng hợp kết quả để đưa ra nhận xét hoặc so sánh:
Ví dụ học sinh có thể so sánh sau khi điều tra bằng hai câu 
hỏi sau:
What do American students usually do after school?
What do Vietnamese students usaully do after school?
 Hoặc là:
	What are the differences between American and Vietnamese school?
	Tùy theo kiến thức hay chủ điểm của các bài mà giáo viên yêu cầu học sinh điều tra cho phù hợp. Tuy nhiên hoaạt đông điều tra rất sôi động và có tính tự chủ rất cao phù hợp với đối tương học sinh khá giỏi ngoài ra lượng thời gian lớn bởi vậy hoạt đông này dành cho các hoạt động ngoại khó hoặc là ôn tập mới phù hợp.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Sau đây là kết quả cụ thể của học kì I và II năm học 2009 – 2010 của 3 lớp 7A, 7B, và 7C:
 Học kì I:
Lớp
Số lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
7A
40
4
9
22
5
0
7B
42
1
18
19
4
0
7C
41
5
16
15
5
0
 Học kì II:
Lớp
Số lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
7A
40
5
21
13
1
0
7B
41
4
14
21
1
0
7C
41
6
11
21
3
0
IV. KẾT LUẬN
	Trên đây là bốn trong nhiều hoạt động khi tổ chức dạy kĩ năng nói cho học sinh khối 7. Mỗi một hoạt động có những ưu điểm hoặc nhựơc điểm cụ thể. Vậy làm thế nào tất cả chúng ta áp dụng thành công nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng đối tượng học sinh, cơ sở vật chất, nội dung bài học. Nói tóm lại sự linh hoatk và vận dụng phù hợp là quan trọng nhất. Tuy trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi. Thiết nghĩ còn nhiều hoạt động khác tối ưu hơn nữa vậy mong các bạn cùng chia sẽ. Một lần nữa tôi cám ơn sự lưu tâm coả các bạn. 	

Tài liệu đính kèm:

  • docphat_huy_tinh_sang_tao_tich_cuc_va_chu_dong_trong_ren_luyen.doc