Phiếu khảo sát chất lượng giữa học kì I - Năm học 2008 - 2009

Phiếu khảo sát chất lượng giữa học kì I - Năm học 2008 - 2009

 Đề A: Em đọc thầm bài “Tôi yêu buổi trưa – của Nguyễn Thùy Linh ”và khoanh tròn trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :

 TÔI YÊU BUỔI TRƯA

 Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.

 Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm của những buổi trưa mùa hè !

 1.Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất?

A. Buổi trưa B. Buổi trưa mùa hè C. Buổi trưa mùa đông

 2. “ Nhẹ, êm và dễ chịu” là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ?

A. Mùa xuân B. Mùa đông C. Mùa thu

 3. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích của buổi trưa mùa hè là gì ?

 A.Nhờ có buổi trưa mùa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp

 B.Nhờ buổi trưa màu hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm.

 C.Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương

 

doc 13 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu khảo sát chất lượng giữa học kì I - Năm học 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIếU KHảO SáT CHấT LƯợNG giữa học kì i- NĂM HọC 2008- 2009
 Môn: Đọc hiểu và làm bài tập (5 điểm) - Lớp 4 ( Thời gian 30 phút)
 Điểm Chữ kí của giáo viên chấm 
 Họ và tên:. 
 Lớp :4
 Đề A: Em đọc thầm bài “Tôi yêu buổi trưa – của Nguyễn Thùy Linh ”và khoanh tròn trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
 Tôi yêu buổi trưa 
 Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.
 Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm của những buổi trưa mùa hè !
 1.Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất?
Buổi trưa B. Buổi trưa mùa hè C. Buổi trưa mùa đông 
 2. “ Nhẹ, êm và dễ chịu” là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ?
 Mùa xuân B. Mùa đông C. Mùa thu
 3. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích của buổi trưa mùa hè là gì ? 
 A.Nhờ có buổi trưa mùa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp
 B.Nhờ buổi trưa màu hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm.
 C.Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương
 4. Bài viết nhằm mục đích gì ?
 A.Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê
 B.Ca ngợi những người nông dân một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ
 C.Kể ra những công việc của người nông dân cần làm để tạo ra một hạt thóc hạt gạo
 5. Dấu hai chấm trong câu “Tôi thích buổi sáng và cũng thích buổi chiều nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa ”
 A. Báo hiêụ bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật .
 B. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó .
 C. Cả hai ý trên .
 6. Cho tiếng “xanh” . Hãy tạo thành :
 a) Từ ghép :...........................................................................................................................................................................................................
 b) Từ láy :...........................................................................................................................................................................................................
 7. Dòng nào dưới dưới đây giải thích đúng từ “ cương trực ”
 A. cứng cỏi và ngay thẳng B. Thật thà tốt bụng C. nhân hậu hiền từ
PHIếU KHảO SáT CHấT LƯợNG giữa học kì i - NĂM HọC 2008- 2009
 Môn: Đọc hiểu và làm bài tập (5 điểm) - Lớp 4 ( Thời gian 30 phút)
 Điểm Chữ kí của giáo viên chấm 
 Họ và tên:. 
 Lớp :4
 Đề B :Em đọc thầm bài “Tôi yêu buổi trưa – của Nguyễn Thùy Linh ”và khoanh tròn trước ý 
 trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
 Tôi yêu buổi trưa 
 Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.
 Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm của những buổi trưa mùa hè !
 1. Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất?
 A. Buổi trưa mùa đông B. Buổi trưa C. Buổi trưa mùa hè 
 2. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích của buổi trưa mùa hè là gì ? 
 A. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương
 B. Nhờ có buổi trưa mùa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp
 C. Nhờ buổi trưa màu hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm.
 3. “ Nhẹ, êm và dễ chịu” là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ?
 A. Mùa thu B. Mùa đông C. Mùa xuân
 4. Bài viết nhằm mục đích gì ?
 A. Kể ra những công việc của người nông dân cần làm để tạo ra một hạt thóc hạt gạo
 B. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê
 C. Ca ngợi những người nông dân một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ
 5. Chữ “ông” gồm những bộ phận nào?
 A. Chỉ có vần B. Chỉ có vần và thanh C. Chỉ có âm đầu và vần
 6. Dấu hai chấm trong câu“ Tôi thích buổi sáng và cũng thích buổi chiều nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét : buổi trưa”
 A. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó
 B. Báo hiêụ bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật .
 C. Cả hai ý trên
 7.Dòng nào dưới đây toàn là từ láy 
 A. mặt mũi, gầy gò, xanh xao
 B. gầy gò, rách rưới, xanh xao
 C. tồi tàn, rách rưới, gầy gò
 8. Tìm từ gần nghĩa với từ “nhân hậu” và đặt một câu với từ vừa tìm được
Đề KIểM TRA CHấT LƯợNG giữa học kì i
KHốI : 4 - NĂM HọC : 2008- 2009
MÔN : VIếT (Thời gian : 55phút)
 I.Chính tả (15 phút)
Nghe viết đoạn văn sau:
Cây và hoa bên lăng Bác
 Trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây hội tụ, đâm chồi phô sắc, tỏa ngát hương thơm.
 Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu.
 II.Tập làm văn (35p)
 Đề A: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân(ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới 
 Đề B :Nghe tin một người bạn thân ở xa có chuyện buồn ( có người đau buồn, người mới mất hoặc mới gặp tai nạn...) Hãy viết thư thăm hỏi và động viên người thân đó
Đánh giá và cho điểm
Chính tả :(5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả ; chữ viết rõ ràng đúng kĩ thuật, đều, đẹp; trình bày đúng đoạn văn.(5 điểm)
Mỗi lỗi chính tả từ 0,5 điểm 
Lỗi quy trình trừ toàn bài 1 điểm 
Tập làm văn (5 điểm)
- Viết đúng thể loại viết thư, đứng nội dung đề ra, viết đúng và đầy đủ các phần của một bức thư.
- Bố cục rõ ràng 3 phần: phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ 
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết có thể cho điểm theo các mức sau:
5-4,5 ; 4- 3,5 ; 3- 2,5 ; 2- 0,5 . 
PHIếU KHảO SáT CHấT LƯợNG giữa học kì i- NĂM HọC 2008- 2009
Môn: Toán - Lớp 4 ( Thời gian 35 phút) - Đề 1
 Điểm Chữ kí của giáo viên chấm 
 Họ và tên:. 
 Lớp :4
I. Trắc nghiệm : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
 Số “Mười tám triệu năm mươi hai nghìn sau trăm linh ba ” viết như sau:
 A. 1852603 B. 1805263 C. 18052603 D. 18052630
 2. Trong số 403627
 A. Chữ số 6 thuộc hàng trăm, lớp nghìn B. chữ số 6 thuộc hàng chục, lớp đơn vị
 C. Chữ số 6 thuộc hàng đơn vị, lớp nghìn D. chữ số 6 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị
 3.Dạy số thứ tự nào viết theo thứ tự từ bé đến lớn :
 A. 743597; 743498; 743598; 743698 B. 743498; 743597; 743598; 743697
 C. 743697; 743598; 743597; 743498; D. 743597; 743598; 743697; 743498
 4. 7tạ 5kg=.........kg
 A. 7050 B. 750 C. 705 D. 75
 5. Trong các góc dưới đây, góc nhọn là:
 A B C D
A. Góc đỉnh A B. Góc đỉnh B C. Góc đỉnh C D. Góc đỉnh D
II. Tự luận:
Đặt tính rồi tính:
 38267 + 24315 ; 877253 – 284638 ; 136204 ´ 6 ; 304968 : 4
 2.Tính giá trị biểu thức : (m+ n) ´ p với m= 10; n=5 ; p=2
 3.Tìm số trung bình cộng của 
 a)136; 142 và 67 
 4. Nửa chu vi của hình chữ nhật là 16 cm, chiều dài hơn chiều rộng 4cm. Tinh diện tích của hình chữ nhật đó
 5. Tính bằng cách thuận tiện : 31 + 72 + 19 + 18
PHIếU KHảO SáT CHấT LƯợNG giữa học kì i- NĂM HọC 2008- 2009
Môn: Toán - Lớp 4 ( Thời gian 35 phút) - Đề 2
 Điểm Chữ kí của giáo viên chấm 
 Họ và tên:. 
 Lớp :4
 I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn những chữ cái trước câu trả lời đúng :
 1. Số “Mười bảy triệu hai trăm linh năm nghìn sáu trăm bảy mươi mốt” viết như sau:
 A. 170205671 B. 17205761 C. 17205671 D. 172056710
 2. Gía trị của chữ số 8 trong số 348762 là :
 A. 80000 B. 8000 C. 800 D . 80
 3.Số lớn nhất trong các số 3684257, 3684275, 3684752, 3684725 là:
 A. 3684257 B. 3684275 C. 3684752 D. 3684725
 4. 17 km 26m = ...m.
 A. 1726 B. 17260 C. 17026 D. 170026
 5. Năm 1329 thuộc thế kỉ nào ?
 A. 13 B. 14 C. 15 D. 16
 II.Tự luận : Làm các bài tập sau :
 1.Đặt tính rồi tính:
 528946 + 73529 , 435260 – 92753 , 40263 x 7 301849 : 7
 2.Tính giá trị biểu thức : 168 x 2 : 6 x 4
 3. Tìm trung bình cộng của :20, 35, 37, 65 và 73
 4.Hai thùng chứa được tất cả 600 lít nước.Thùng thứ nhất chức được ít hơn thùng thứ hai 120 lít
nước. Hỏi mỗi thùng chứa được bao nhiêu lít nước ?
 5.Tính bằng cách thuận tiện: 178 + 277 + 123 + 422 
 6.Tìm x : x – 707 = 3535 x : 6 = 2304 
chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4
năm học: 2008 – 2009
tuần
nội dung
ghi chú
7
cộng trừ các số có nhiều chữ số-t/chất giao hoán kết hợp của phép cộng
tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ
8
luyện tập tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng
cộng trừ số có nhiều chữ số
9
luyện tập nhận biết góc - vẽ đường thẳng song song vuông góc, hình chữ nhật, hình vuông
luyện tập giải toán có nội dung hình học
10
luyện tập tính chất cơ bản của phép cộng, trừ tìm thành phần chưa biết
giải toán TBC – tổng hiệu
11
luyện tập phép nhân - giải toán
luyện tập cách tính thuận tiện giải toán
12
nhân với số có hai chữ số - giải toán
giải toán TBC- tổng hiệu 
13
nhân nhẩm – nhân với số có 3 chữ số - gải toán
đổi đơn vị đo khối lượng-đơn vị đo diện tích - giải toán
14
luyện tập bốn phép tính giải toán
luyện tập chia một số cho một tích - chia một tích cho một số
15
kiểm tra
16
chữa bài kiểm tra
tính bằng cách thuận tiện giải toán
17
ôn các đơn vị đo
luyện tập các đơn vị đo lường 
18
luyện tập 
kiểm tra
chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt 4
năm học: 2008 - 2009
tuần
môn
nội dung
7
tập làm văn
cảm thụ văn học
luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
so sánh nhân hóa
8
luyện từ và câu
tập làm văn
danh từ - danh từ chung - danh từ riêng
luyện tập danh từ - danh từ chung - danh từ riêng
9
cảm thụ văn học
luyện từ và câu
biện pháp tu từ so sánh
từ đơn -từ phức -từ láy
10
tập làm văn
tập làm văn
kể chuyện được chứng kiến tham gia
luyện tập làm bài viết
11
luyện từ và câu
luyện từ và câu
luyện tập động từ
luyện tập danh từ - động từ
12
tập làm văn
luyện từ và câu
luyện tập mở bài – kết bài trong bài văn kể chuyện
luyện tập danh từ - động từ -tính từ
13
luyện từ và câu
tập làm văn
từ gần nghĩa - trái nghĩa
kể chuyện
14
kiểm tra – 2 tiết
15
luyện từ và câu 
cảm thụ văn học
chữa bài kiểm tra
cảm thụ nội dung
16
luyện từ và câu
tập làm văn
luyện tập câu hỏi câu kể
luyện tập miêu tả đồ vật
17
cảm thụ văn học
luyện từ và câu
biện pháp đảo ngữ
mở rộng vốn từ theo chủ đề
PHIếU KHảO SáT CHấT LƯợNG cuối học kì i- NĂM HọC 2008- 2009
 Môn: Đọc hiểu và làm bài tập (5 điểm) - Lớp 4 ( Thời gian 30 phút)
 Họ và tên........................................ Điểm Chữ kí của giáo viên chấm 
 Lớp :4
 Hối hận
Xóm tôi là xóm ồn ào nhất trong khu phố. Cứ khoảng hai, ba giờ chiều là bọn tôi ào ra cổng chơi ú tim đuổi đá banh ầm ĩ.
Một hôm, đang chơi rượt bắt thì chúng tôi gặp một cụ già. Cụ nói:
- Cháu có biết nhà cô Thêm ở đâu không?
Tôi cao giọng nói:
- Thưa cụ, nhà cô Thêm ở tuốt bên kia, cụ quẹo trái là tới cụ ạ.
Cụ già gật đầu, cảm ơn rồi đạp chiếc xe đạp cọc cạch đi theo lối tôi chỉ dẫn.
Còn chúng tôi cười hi hí sau đằng lưng cụ già. Sau khi cuộc chơi kết thúc, tôi về nhà và bỗng hối hận. Gía hồi nãy tôi nói thật với cụ già thì có hay hơn không.
ý nghĩ đó cứ quấn lấy tôi tận lúc đi ngủ 
Hôm sau tôi cùng bọn trẻ con chơi đá bóng và quên hẳn chuyện hôm qua.
Bỗng lại có người tới hỏi nhd cô Thêm.
Tôi nhìn và nhận ra cụ già ngày hôm qua. Và cụ già cũng nhận ra tôi nên định đạp xe đi thẳng.
Tôi vội nói:
- Thưa cụ, hôm qua cháu đã nói dối cụ. Hôm nay cháu không nói dối cụ nữa. Nhà cô Thêm, cụ đi lối này, quẹo phải có một cái cổng màu xanh đề số 29 đấy cụ ạ!.
Cụ già nhìn tôi nghi ngờ.
- Cháu nói thật không?
Tôi nói với cụ giọng chắc chắn:
- Thưa cụ, đúng ạ.
Cụ già đạp xe đi, cuộc chơi tiếp tục, tôi cảm thấy rất vui trong lòng.
B.Dựa vào nội dung bài học, chọn câu trả lời đúng
1.Câu chuyện có mấy nhân vật?
a, Hai nhân vật b, Ba nhân vật c, Bốn nhân vật
2.Cậu bé trong truyện đã phạm lỗi gì?
a, Nối dối b, Đùa giỡn với người lớn c, Lấy sự nói dối để đùa giỡn với người lớn tuổi
3.Chi tiết nào chứng tỏ cậu bé tỏ ra hối hận ?
a, Cậu cùng lũ bạn cười hi hí sau lưng cụ già.
b, ý nghĩ về lời nói dối với cụ già quấn lấy cậu tận lúc đi ngủ
c, Nhưng hôm sau cậu quên hẳn chuyện hôm qua
4.Vì sao hôm sau cậu bé không nói dối cụ già nữa?
a, Vì sao thấy thương cụ b, Vì cậu chán cái trò đùa giỡn ấy c, Vì cậu thấy nói dối là xấu 
5.Trong câu: “Còn chúng tôi cười hi hí đằng sau lưng cụ già”
a, Có một tính từ, một danh từ, một động từ.
b, Có hai tính từ, hai danh từ, một động từ.
c, Có một tính từ, hai danh từ, hai động từ.
6.Câu: “ Cháu có biết nhà cô Thêm ở đâu không?” được dùng để làm gì ?
a, Dùng để hỏi b, Dùng để thay lời chào c, Dùng để yêu cầu, đề nghị
7.Câu: Cháu nói thật không? được dùng để làm gì ?
a, Dùng để hỏi b, Dùng để khẳng định, phủ định c, Dùng để yêu cầu, đề nghị
8.Câu nào trong các câu sau là câu kể ai làm gì?
a, Gía hồi nãy nói thật với cụ già thì có hay hơn không.
b, Xóm tôi là nhóm ồn ào nhất phố
c, Tôi nhìn và nhận ra cụ già ngày hôm qua
9.Trong câu: “Một hôm đang chơi rượt bắt thì chúng tôi gặp một cụ già”, bộ phận nào là chủ ngữ.
a, Một hôm đang chơi rượt bắt b, Chúng tôi c, Một hôm đang chơi rượt bắt thì chúng tôi
10.Trong câu: “Tôi cảm thấy rất vui trong lòng
PHIếU KHảO SáT CHấT LƯợNG học kì i - NĂM HọC 2008- 2009
Môn: Đọc hiểu và làm bài tập - Lớp 4 ( Thời gian 35 phút) - Đề 1
 Điểm Chữ kí của giáo viên chấm 
 Họ và tên:. 
 Lớp :4
 * Đọc đoạn văn sau :
 Động Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường. Đường thủy ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son. Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới cửa hang động Phong Nha. Sông gọi là “Son” nhưng nước lại một màu xanh thẳm và rất trong. Ngồi trên thuyền chạy ngược sông, nhìn ra hai bên bờ, ta thấy những khối đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô bãi mía nằm rải rác . (Theo Trần Hoàng)
 Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi :
1.Động Phong Nha nằm ở tỉnh nào ?
 A. Quảng Trị B. Quảng Ninh C. Quảng Bình 
2.Nước sông Son có màu gì ?
 A. màu đỏ B. màu xanh thẳm C. màu vàng 
3.Có thể tới Phong Nha bằng mấy con đường ?
 a. một B. hai C. ba 
4.Ngồi trên thuyền nhìn ra hai bên bờ, ta thấy những gì ?
 A. Những khối núi đá vôi, những xóm làng, nương ngô, bãi mía .
 B. Những khối núi đá vôi, nương ngô, bãi mía .
 C. Những xóm làng, nương ngô, bãi mía .
5.Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ ....trong câu : Tuấn ... trở thành phi công vũ trụ .
 A. ước mơ B. mơ mộng C. mơ màng D. ước 
6. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ quyết chí .
 A. quyết tâm B. quyết chiến C. nản chí D. kiên nhẫn 
7. Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm, tính chất mức độ thấp trong các từ sau :
 lành lạnh, lạnh lẽo, vàng vọt, nho nhỏ, xanh lè, xanh ngắt, xanh xanh, nhỏ nhắn, cay cay .
8.Xếp các trò chơi sau thành 2 nhóm : Bịt mắt bắt dê, Điền ô chữ, Nhảy dây, đá cầu, Ghép lời vào tranh, Tìm nhanh đọc đúng, Đoán từ ,Thả diều, Rước đèn ông sao, Hái hoa luyện đọc.
a)Trò chơi học tập :
b)Trò chơi dân gian :
9. Câu Cháu đã về đấy ư ? được dùng để làm gì ?
 A. Dùng dể hỏi. B. Dùng để yêu cầu đề nghị . C. Dùng thay thế lời chào.
10. Trong câu Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Bộ phận nào làm chủ ngữ . 
 A. Mấy anh B. Mấy anh thanh niên C. Mấy anh thanh niên khua chiêng 
PHIếU KHảO SáT CHấT LƯợNG học kì i - NĂM HọC 2008- 2009
Môn: Đọc hiểu và làm bài tập - Lớp 4 ( Thời gian 35 phút) - Đề 2
 Điểm Chữ kí của giáo viên chấm 
 Họ và tên:. 
 Lớp :4
 * Đọc đoạn văn sau :
 Động Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường. Đường thủy ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son. Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới cửa hang động Phong Nha. Sông gọi là “Son” nhưng nước lại một màu xanh thẳm và rất trong. Ngồi trên thuyền chạy ngược sông, nhìn ra hai bên bờ, ta thấy những khối đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô bãi mía nằm rải rác . (Theo Trần Hoàng)
 Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi :
1.Động Phong Nha nằm ở tỉnh nào ?
 A. Quảng Bình B. Quảng Trị C. Quảng Ninh 
2.Có thể tới Phong Nha bằng mấy con đường ?
 A. ba B. hai C. một 
3.Nước sông Son có màu gì ?
 A. màu vàng B. màu đỏ C. màu xanh thẳm
4.Ngồi trên thuyền nhìn ra hai bên bờ, ta thấy những gì ?
 A. Những xóm làng, nương ngô, bãi mía .
 B. Những khối núi đá vôi, những xóm làng, nương ngô, bãi mía .
 C. Những khối núi đá vôi, nương ngô, bãi mía .
5. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ quyết chí .
 A. quyết chiến B. nản chí C. kiên nhẫn D. quyết tâm 
6.Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ ....trong câu : Tuấn ... trở thành phi công vũ trụ .
 A. ước mơ B. mơ mộng C. mơ màng D. ước 
7. Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm, tính chất mức độ cao trong các từ sau :
 thoang thoảng, nồng nàn, cao vút, vui vui, xanh xao, sâu thẳm, vàng úa, xanh xanh, nhè nhẹ.
8. Xếp các trò chơi sau thành 2 nhóm : Mèo đuổi chuột, thả thơ, Nhảy dây, đá cầu, Ghép lời vào tranh, Đọc thơ truyền điện , Đoán từ ,đá bóng, Rước đèn ông sao, Hái hoa luyện đọc.
a) Trò chơi học tập:
b) Trò chơi dân gian :
9. Câu Cháu đã về đấy ư ? được dùng để làm gì ?
 A. Dùng dể hỏi. B. Dùng để yêu cầu đề nghị . C. Dùng thay thế lời chào.
10. Trong câu Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp . Bộ phận nào làm vị ngữ .
 A. ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. B. ùa lại tranh nhau . C. đớp tới tấp .
 Đề KIểM TRA CHấT LƯợNG cuối học kì i
KHốI : 4 - NĂM HọC : 2008- 2009
MÔN : VIếT (Thời gian : 55phút)
 I.Chính tả (17 phút / 85 chữ )
Nghe- viết:
 Văn hay chữ tốt 
 Đoạn “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng ........ luyện viết chữ sao cho đẹp.”
 ( Sách Tiếng Việt lớp 4 tập I – Trang 129 )
 II.Tập làm văn (35 phút)
 Đề 1 : Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích .
 Đề 2: Tả chiếc áo em mặc đến lớp ngày hôm nay
Đánh giá và cho điểm
Chính tả :(5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả ; chữ viết rõ ràng đúng kĩ thuật, đều, đẹp; trình bày đúng đoạn văn.(5 điểm)
Mỗi lỗi chính tả từ 0,5 điểm 
Lỗi quy trình trừ toàn bài 1 điểm 
Tập làm văn (5 điểm)
- Viết đúng thể loại văn miêu tả , đúng nội dung đề ra, bài làm đầy đủ 3 phần của một bài văn miêu tả 
- Bố cục rõ ràng 3 phần: 
+ Mở bài : Giới thiệu được đồ vật định tả 
+ Thân bài : - Tả bao quát .
 - Tả chi tiết từng bộ phận (Nêu được những đặc điểm nỗi bật .)
+Kết bài : Nêu được cảm nghỉ của em đối với vật em tả
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ 
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết có thể cho điểm theo các mức sau:
 5-4,5 ; 4- 3,5 ; 3- 2,5 ; 2- 0,5 . 

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra tieng viet hoc ki I.doc