Phương pháp vận động học sinh đến lớp nhằm nâng cao tỉ lệ chuyên cần và chất lượng học tập

Phương pháp vận động học sinh đến lớp nhằm nâng cao tỉ lệ chuyên cần và chất lượng học tập

Trong thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường THCS (trung học cơ sở) qua trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp dạy học ở các trường bạn trong huyện Sơn dương, tôi nhận thấy công tác vận động học sinh có một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động giáo dục đối với cả người dạy lẫn người học. Chúng ta có thể thấy, một người giáo viên dù có kiến thức sâu rộng, phương pháp giảng dạy phù hợp đến đâu cũng không thể giảng dạy có chất lượng cao trong khi không có học sinh trên lớp. Một học sinh dù có trí thông minh đến đâu đi chăng nữa cũng không thể tiếp thu được hệ thống kiến thức, kĩ năng thái độ một cách đầy đủ nếu thường xuyên vắng mặt trong các buổi học.

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp vận động học sinh đến lớp nhằm nâng cao tỉ lệ chuyên cần và chất lượng học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sáng kiến kinh nghiệm
* Sơ yếu lý lịch
- Họ và tên: Vũ Thị Thanh
- Ngày tháng năm sinh: 28 – 3 – 1963
- Ngày vào ngành: 15-7-1985
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Xuyên - Sơn Dương – Tuyên Quang
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng toán
A . ĐẶT VẤN Đấ̀ :
 1. Tờn đề tài: “ Phương pháp vận động học sinh đến lớp nhằm nâng cao tỉ lệ chuyên cần và chất lượng học tập”
2. Lý do chọn đề tài
Trong thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường THCS (trung học cơ sở) qua trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp dạy học ở các trường bạn trong huyện Sơn dương, tôi nhận thấy công tác vận động học sinh có một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động giáo dục đối với cả người dạy lẫn người học. Chúng ta có thể thấy, một người giáo viên dù có kiến thức sâu rộng, phương pháp giảng dạy phù hợp đến đâu cũng không thể giảng dạy có chất lượng cao trong khi không có học sinh trên lớp. Một học sinh dù có trí thông minh đến đâu đi chăng nữa cũng không thể tiếp thu được hệ thống kiến thức, kĩ năng thái độ một cách đầy đủ nếu thường xuyên vắng mặt trong các buổi học.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác vận động học sinh đối với chất lượng dạy và học của nhà trường, trường THCS Lâm Xuyên nói riêng và các trường học trên địa bàn huyện nói chung đã có sự đầu tư không ít về thời gian và con người nhằm triệt để vận động học sinh ra lớp, nâng cao tỉ lệ chuyên cần để đạt kết quả giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên, kết quả của công tác vận động học sinh vẫn chưa được như mong muốn. Có những thời điểm tỉ lệ chuyên cần của các nhà trường khá thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học của các nhà trường. Đi sâu vào tìm hiểu tình hình tôi nhận thấy: Công tác vận động học sinh có kết quả chưa cao vì nhiều lí do, cả về phía học sinh và gia đình các em cũng như từ phía giáo viên. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là do đây là công việc còn khá mới mẻ và lạ lẫm đối với các giáo viên( đặc biệt là đối với các giáo viên mới ra trường, các giáo viên mới ở vùng thuận lợi chuyển tới). Các giáo viên khi tham gia công tác vận động học sinh ra lớp bên cạnh lòng nhiệt tình còn cần phải có phương pháp vận động học sinh thích hợp. Đây là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đến thành công của công tác vận động học sinh. Điều này chúng ta có thể thấy ở những giáo viên có thâm niên lâu năm, tham gia công tác giảng dạy và vận động học sinh nhiều năm ở địa phương. Tuy nhiên, đối với các giáo viên mới ra trường và giáo viên mới ở vùng khác chuyển đến thì đây là một trở ngại khá lớn không dễ vượt qua. 
Để giúp các bạn giáo viên mới ra trường nhận thức rõ vai trò của công tác vận động học sinh và có được một phương pháp vận động học sinh tốt nhất. Từ những kinh nghiệm vận động học sinh của bản thân và những điều học tập của bạn bè đồng nghiệp khi tham gia công tác vận động học sinh ở vùng cao, tôi xin được trình bày một số biện pháp vận động học sinh cho các bạn giáo viên cùng công tác ở vùng cao, nhằm tăng cường tỉ lệ chuyên cần góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở địa phương để các bạn tham khảo.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là bà con nhân dân trong địa phương, học sinh, phụ huynh học sinh cán bộ, giáo viên tham gia công tác vận động học sinh
2. Phương pháp nghiên cứu
 Để tìm ra nguyên nhân và phương pháp vận động học sinh phù hợp với tình hình địa phương, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có sử dụng các phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, sử dụng phiếu khảo sát, tiến hành nghiên cứu trong thực tế.
3. Phạm vi thực hiện.
áp dụng cho toàn khối trung học cơ sở, trong nhiều năm học
b. giảI quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận của đề tài 
1. Cơ sở lý luận
Vai trò của phương pháp vận động học sinh ra lớp đối với công tác giáo dục: 
Như đã nói ở trên, nếu việc học sinh ra lớp, tỉ lệ chuyên cần có ảnh hưởng trực tiếp và là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giáo dục thì đến lượt mình, phương pháp vận động học sinh phù hợp lại đóng vai trò quyết định đối với kết quả của công tác vận động học sinh ra lớp, tăng cao tỉ lệ chuyên cần ở các trường vùng cao.
Trong thực tế, có rất nhiều giáo viên đến công tác tại các trường trên địa bàn. Mặc dù họ có kiến thức, kĩ năng dạy học tốt, nhiệt tình trong công tác nhưng rút cục kết quả vận động học sinh ra lớp, tỉ lệ chuyên cần vẫn không đảm bảo theo yêu cầu của nhà trường đặt ra. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do ở họ chưa có được một phương pháp vận động thích hợp và hiệu quả.
2. Cơ sở thực tế
Để có được một phương pháp vận động học sinh ra lớp có hiệu quả nhằm nâng cao tỉ lệ chuyên cần, chúng ta cần đi vào tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh ra lớp và tỉ lệ chuyên cần ở các trường vùng cao còn thấp.
Qua thực tế tìm hiểu của bản thân và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc học sinh có nguy cơ bỏ học là do một số nguyên nhân sau:
- Do mặt bằng dân trí ở trên địa bàn còn thấp, phần lớn bà con chưa nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác giáo dục. Họ chưa nhìn thấy tác dụng cụ thể của việc học tập. Trong những lần gặp gỡ và nói chuyện giữa bản thân và nhân dân trong vùng, khi được hỏi: Học để làm gì? Học đã mạng lại những lợi ích gì? Thì đa số bà con nhân dân và họ sinh trả lời là chưa biết.
- Công tác tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực giáo dục còn hạn chế. Trong thực tế công tác, tôi nhận thấy việc nhận thức về quyền và nghĩa vụ học tập của nhân dân còn thấp là do công việc tuyên truyền, vận động về quyền và nghĩa vụ của người dân đối với công tác giáo dục còn hạn chế. ở những hộ dân thường xuyên được tuyên truyền và vận động, đa phần bà con đã nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như đã bước đầu nhận thức được những lợi ích của việc học tập đem lại cho đời sống của bản thân, cộng đồng, xã hội.
- Sự quan tâm giúp đỡ của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn chưa đúng mức. Trong thực tế công tác và trao đổi với các giáo viên đồng nghiệp, tôi được biết còn một số không ít cán bộ, đảng viên chưa tích cực, chủ động trong công tác tuyên truyền vận động học sinh ra lớp. Một số cán bộ, đảng viên còn cho rằng công việc vận động học sinh ra lớp nhằm năng cao tỉ lệ chuyên cần là việc riêng của giáo viên và ngành giáo dục, không phải là việc của chính quyền, đoàn thể. Một số cán bộ đảng viên còn ỷ lại, thụ động trong công tác vận động. Họ chỉ tham gia vận động khi có sự nhắc nhở của chính quyền, đoàn thể, nhà trường. Một số chỉ đi vận động cho qua mà thôi.
- Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ học sinh ra lớp và tỉ lệ chuyên cần thấp. Qua thực tế tìm hiểu, tôi nhận thấy hầu hết các gia đình học sinh trên địa bàn có đời sống còn khó khăn. Nhiều hộ thuộc diện đói nghèo. Với họ, điều quan trọng nhất lúc này là làm việc kiếm sống. Do vậy, họ tập trung mọi công sức thời gian vào công việc, không có sự quan tâm đúng mức đến việc học tập của các em. Nhiều phụ huynh học sinh khi được hỏi con cái có đi học không, họ trả lời bận làm việc không biết con đi học hay không.
- Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ ốm đau liên miên, mồ côi cha, mẹ. Các em phải sống với ông bà hoặc những người thân khác. Bản thân những người nuôi dạy các em cũng có vấn đề sức khoẻ. Nhiều khi các em trở thành người lao động chính trong gia đình (đặc biệt là các học sinh lớp lớn). Do vậy, thay vì đi học các, em phải đi làm ruộng cùng gia đình để kiếm sống.
- Trình độ nhận thức thấp cũng là trở ngại không nhỏ với việc đến lớp của các em. Qua tìm hiểu, trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy, nhiều em học sinh do nhận thức kém (hậu quả của việc không ra lớp thường xuyên dẫn đến hệ thống kiến thức, kĩ năng bị hổng) đã không dám đến lớp do lo ngại bạn bè chế giễu. Các em có sự mặc cảm nhất định đối với các bạn khác.
- ý thức học tập của các em còn chưa cao. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy nhiều em học sinh được bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất để học tập nhưng các em không đi học. Một số em còn thích đi chơi hơn đi học.
- Sự phối hợp giữa giáo viên, nhà trường, cán bộ, đảng viên và phụ huynh học sinh còn chưa tốt. Trong thực tế công tác, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên khi tiến hành vận động học sinh còn chưa biết kết hợp với cán bộ, đảng viên được phân công giúp đỡ. Các giáo viên và cán bộ đảng viên còn vận động một cách riêng lẻ dẫn đến việc không nắm rõ tình hình đặc điểm của học sinh mình phụ trách. Nhiều khi cán bộ, đảng viên không nắm được tình hình ra lớp của học sinh nhóm mình phụ trách do không được các giáo viên phụ trách thông báo kịp thời. Một số giao viên cũng không thể tiến hành vận động học sinh có hiệu quả khi không có sự hợp tác giúp đỡ của các cán bộ, đảng viên ở địa phương. Các giáo viên và cán bộ vận động chưa thông báo kịp thời tình hình đi học, học tập của học sinh cho phụ huynh để họ có biện pháp nhắc nhở, xử lí.
- Giáo viên vận động còn thiếu kinh nghiệm và phương pháp vận động. Trong thực tế, trong quá trình học tập ở các nhà trường sư phạm và các trường học ở vùng thuận lợi, các giáo viên chưa làm quen hoặc ít được làm quen với công tác vận động học sinh lên không có kinh nghiệm vận động. Các giáo viên cũng không có biện pháp vận động phù hợp.
II. nội dung của đề tài
Từ việc phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tế đưa ra được biện pháp vận động học đén lớp chuyên cần
Iii. Biện pháp thực hiện đề tài
Từ việc phân tích, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết quả vận động học sinh còn thấp, từ kinh nghiệm của bản thân và sự trao đổi học hỏi của bạn bè đồng nghiệp, các cán bộ lão thành ở địa phương tham gia công tác vận động học sinh, tôi xin được đưa ra một số phương pháp vận động học sinh nhằm nâng cao tỉ lệ chuyên cần như sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân với công tác giáo dung nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực này. Từ đó hình thành ý thức thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của người dân với công tác giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường sự phối kết hợp giữa chính quyền, nhà trường, các đoàn thể trong công tác vận động học sinh; gắn trách nhiệm vận động học sinh tới từng giáo viên, đảng viên và cán bộ. Trong thực tế công tác, nêu như có sự kết hợp tốt giữa các bên trong công tác vận động học sinh thì sẽ mang lại kết quả tốt trong công việc. Việc phối hợp tốt giữa các bên sẽ giúp các bên nắm rõ tình hình đi học của các học sinh do mình phụ trách, từ đó đưa ra các biện pháp xử lí kịp thời đảm bảo kết quả cao nhất cho hoạt động của mình.
- Sử dụng các phương pháp dạy học mới, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Các giáo viên cần phải giúp học sinh cải thiện trình độ nhận thức, giúp các em thấy được sự tiến bộ của bản thân, có hứng thú trong học tập. 
- Tiến hành các hoạt động vui chơi bổ ích cho học sinh bên cạnh hoạt động dạy học. Trong thực tế, các em học sinh tuổi còn nhỏ thường thích tham gia vào các hoạt động vui chơi. Nếu chúng ta tổ chức được các hoạt động vui chơi bổ ích sẽ thu hút được đông đảo các em tham gia và lôi cuốn được những học sinh chưa ra lớp hoặc mới ra lớp. Các em sẽ nhận thấy trong hoạt động học tập ở nhà trường cũng có những hoạt động vui chơi bổ ích và lành mạnh. Qua các hoạt động vui chơi giải trí, các em sẽ bớt đi những mặc cảm về nhận thức và hoàn cảnh. Các em cũng gắn bó và thân thiện với nhau hơn.
- Thường xuyên có sự phối hợp, trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Có như vậy phụ huynh học sinh và giáo viên mới có sự nắm bắt rõ tình hình học tập của các em từ đó có biện pháp xử lí hiệu quả tình trạng học sinh ghỉ học không lí do.
- Tiến hành vận động những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa ra học bán trú, vận động cán bộ giáo viên tiến hành ủng hộ các em một số nhu cầu về vật chất.
- Tiến hành chọn lựa các giáo viên có kinh nghiệm và nhiệt tình cao làm công tác vận động học sinh. Trong thực tế đã chứng minh, để công tác vận động có kết quả cao, bên cạnh những yếu tố đã kể trên, người giáo viên phải cần có nhiệt tình và kinh nghiệm thì mới đem lại kết quả vận động cao.
- Tiến hành mở các lớp tập huấn ngắn ngày (có thể mời các cán bộ làm công tác vận động có kinh nghiêm và kết quả tốt, các giáo viên có khả năng vận động học sinh tham gia) trang bị phương pháp vận động học sinh thích hợp cho cán bộ, giáo viên tham gia công tác vận động học sinh. Tiến hành mở những lớp bồi dưỡng kiến thức về tiếng địa phương ngắn ngày cho các cán bộ, giáo viên tham gia vận động học sinh.
- Tiến hành thành lập các nhóm học sinh tham gia vào công tác vận động học sinh. Trong thực tế, việc học sinh tham gia vào hoạt động vận động học sinh đã đem lại hiệu quả khá tốt. Nhiều học sinh khi giáo viên và cán bộ, phụ huynh không thể vận động được thì các em học sinh đã vận động thành công.
- Tăng cường giáo dục ý thức cho học sinh ý thức trong việc đi học và thực hiện các nội quy của nhà trường, quyền và nghĩa vụ của người học sinh.
- Người giáo viên tham gia công tác vận động học sinh cần làm tốt vai trò tham mưu cho nhà trường, chính quyền những biện pháp, cách thức vận động cho phù hợp, có biện pháp cụ thể giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
iV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Trong quá trình vận động học sinh ở thôn Quyết Thắng xã Lâm Xuyên, sau khi áp dụng một số biện pháp trong phương pháp vận động học sinh trên, việc vận động học sinh của thôn đã đạt được một số kết quả rất khả quan. Cụ thể:
- Tỉ lệ học sinh đến lớp đạt 100%; tỉ lệ chuyên cần thường xuyên đạt trên 95%.
- Các cán bộ, giáo viên nhiệt tình tham gia công tác vận động học sinh, không còn tình trạng đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm của các thành viên trong tổ vận động học sinh của thôn. Các cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh đã có sự kết hợp chặt chẽ trong công tác theo dõi tình hình học tập của học sinh.
- Nhận thức của phụ huynh, học sinh về quyền lợi, nghĩa vụ, tác dụng của học tập được nâng cao. Đa số đã nhận thức đúng quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích của việc học tập đối với bản thân.
- ý thức thực hiện các nội quy, quy chế của nhà trường, các quyền và nghĩa vụ của người học sinh được nâng cao rõ rệt.
Từ những kết quả đạt được trên, tôi nhận thấy. Việc áp dụng triệt để các biện pháp trên vào hoạt động vận động học sinh ở trong phạm vi trường THCS nói chung, xã Lâm Xuyên nói riêng thì tỉ lệ học sinh ra lớp và tỉ lệ chuyên cần sẽ được nâng cao một cách rõ rệt.
2. Đề xuất kiến nghị
Để công tác vận động học sinh đến lớp, tăng cao tỉ lệ chuyên cần đạt kết quả cao trong thời gian tới, tôi có một số đề xuất kiến nghị như sau:
- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể, nhà trường đến công tác vận động học sinh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động học sinh dến lớp, nâng cao tỉ lệ chuyên cần.
- Tiến hành nâng cao trách nhiệm của chính quyền, nhà trường, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên, giáo viên trong công tác vận động học sinh.
- Tiến hành mở các lớp tập huấn về công tác tuyên truyền vận động học sinh cho các cán bộ, giáo viên tham gia công tác vận động.
- Quan tâm giúp đỡ các gia đình khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho con em họ có thể đến trường.
 - Quan tâm nâng cấp cơ sở hạ tầng cho nhà trường tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, học tập.
Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiện của tôi về “Phương pháp vận động học sinh đến lớp nhằm nâng cao tỉ lệ chuyên cần và chất lượng học tập”. Trong quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến, tôi không tránh khỏi các sai lầm, thiếu sót, rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
 Lâm Xuyên, ngày 23/ 04/ 2011
 Người viết đề tài
 Vũ Thị Thanh
 Xỏc nhận của tổ chuyờn mụn
 Tổ trưởng
 Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Xỏc nhận của hội đồng khoa học
 Chủ tịch – Hiệu trưởng
 Nguyễn Thị Đa
Mục lục
Phần
Mục
Trang
Phần I: Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2
Phần II: Nội dung sáng kiến
I. Vai trò của phương pháp vận động học sinh ra lớp đối với công tác giáo dục
2
II. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tỉ lệ học sinh ra lớp và chuyên cần thấp
3
III. Phương pháp vận động học sinh ra lớp, nâng cao tỉ lệ chuyên cần
6
Phần III: Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
8
II. Kiến nghị
8

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN PP van dong HS.doc